Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính… trong doanh nghiệp. Trước hết, năng lực tài chính gắn với vốn - là một yếu tố sản xuất cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh… có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ… Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức. Đồng thời, điều quan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và những người cho vay vốn.

1.2.1.5 Năng lực marketing của doanh nghiệp: là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing, trình độ nguồn nhân lực marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)