Xu thế hội nhập Kinh Tế Quốc Tế và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phƣơng Tiện VTC

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu gắn với xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Hội nhập kinh tế mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thông nói chung và Tổng Công Ty VTC nói riêng.

Trước đây, cạnh tranh chỉ được nhìn nhận dưới giác độ tiêu cực : cạnh tranh gắn với đổ vỡ, cạnh tranh là tiêu diệt lẫn nhau, là cá lớn nuốt cá bé… Nhận thức không đầy đủ về cạnh tranh đã dẫn tới không thừa nhận cạnh tranh, tạo ra sự độc quyền, nuôi dưỡng độc quyền trong nền kinh tế.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh là động lực cho phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh (năng lực tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, trình độ tay nghề…), nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Theo một chuyên gia nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, thì „„cạnh tranh tạo động lực tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế‟‟ [30, tr.82]. Ngoài ra, cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì được sử dụng hàng hóa rẻ hơn, chất

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp với đủ loại quy mô từ cực lớn, lớn, vừa, và nhỏ vẫn cùng tồn tại và phát triển. Mỗi loại quy mô đều tìm thấy chỗ đứng của mình. Các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ vẫn tìm thấy „khe, ngách‟ để tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp loại này vươn lên thành các doanh nghiệp loại lớn. Như vậy, cạnh tranh không phải chỉ có tranh giành, mà cạnh tranh luôn đi với hợp tác, cạnh tranh trong sự hợp tác và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Với xu hướng hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện một khâu trong dây truyền sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khác, trở thành đại lý, gia công hay thực hiện hợp đồng một số khâu trong dây truyền.

Để đảm bảo cho cạnh tranh luôn được duy trì và phát triển và phát huy được mặt tích cực của nó thì phải tạo lập môi trường trường cạnh tranh lành mạnh, tức là cạnh tranh phải đúng luật. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập khung pháp luật để duy trì và khuyến khích cũng như kiểm soát cạnh tranh.

Cạnh tranh và độc quyền là hai mặt của quá trình phát triển. Các doanh nghiệp luôn hướng tới độc quyền nhằm mục đích định loạt thị trường và thu lợi nhuận siêu ngạch. Độc quyền chỉ mang lợi ích trước mắt công nghệ doanh nghiệp độc quyền. Về lâu dài, doanh nghiệp độc quyền sẽ mất động lực phát triển, dẫn tới suy thoái. Độc quyền làm tổn hại nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do vậy, việc tạo lập và duy trì môi trường trường cạnh tranh, chống độc quyền là vấn đề then chốt và có ý nghĩa quan trọng đỗi với phát triển kinh doanh tế đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được lợi ích kinh tế thông qua việc tranh đua để dành những điều kiện sản xuất hoặc

tiêu thụ hàng hóa. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết thể hiện khả năng của doanh nghiệp về quản lý, tiếp thị, trình độ, công nghệ …Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh không đơn thuần chỉ là số cộng các năng lực đó, mà còn là sự phù hợp của năng lực bên trong với nhu cầu thị trường và điều kiện bên ngoài.

Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng cao năng lực bên trong doanh nghiệp thì cần tạo lập môi trường bên ngoài doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và quan trọng hơn là tạo động lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho áp lực cạnh tranh tăng lên rất lớn. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng hóa từ bên ngoài, với các nhà đầu tư từ bên ngoài trên thị trường nội địa va cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đó, nếu sức cạnh tranh thấp, doanh nghiệp sẽ bị thôn tính, sát nhập và thậm chí bị phá sản.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý, tiếp thị, nâng cao trình độ công nghệ, tay nghề của công nhân… Tất cả các yếu tố này không thể có được trong một sớm, một chiều mà phải đầu tư lâu dài, thậm chí tốn nhiều công sức và tiền của. Ngoài ra, việc nâng cao năng lực cạnh tranh không phải thực hiện một lần là xong mà đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Khi đạt được mức độ nhất định về chất lượng, hiệu quả, mẫu mã, trình độ quản lý, công nghệ … nếu doanh nghiệp hài lòng, tự mãn với kết quả đó thì cũng đồng nghĩa với việc bị loại ra khỏi cuộc chơi trong tương lai gần.

Từ các nhận định trên, Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để phù hợp trong điều kiện mới. Là một hiện tượng tất yếu trong tiến trình phát

kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, tuân thủ những quy định, các “luật chơi” chung” [40].

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những yêu cầu gay gắt phải nâng cao năng lực cạnh tranh của đối Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phương Tiện VTC .

Tổng Công Ty VTC cần nhanh chóng, khẩn trương phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Với lộ trình mở cửa và thực hiện đầy đủ các cam kết WTO đối với từng ngành, lĩnh vực của cả nước từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, song không ít những khó khăn thách thức phải đối mặt đối với Tổng Công Ty VTC khi chưa có nhiều sự chuẩn bị cần thiết.

Tổng Công Ty VTC cần nhanh chóng nắm bắt thông tin về thị trường, nhu cầu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh khi Việt Nam bắt đầu thực hiện những cam kết và nguyên tắc của WTO. Trên cơ sở đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty VTC để có thể đứng vững và kinh doanh thành công trong điều kiện hội nhập kinh tế.

Tiếp theo, nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty VTC là quá trình thường xuyên, liên tục, đòi hỏi các công ty con trong Tổng Công Ty VTC liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, luôn phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới công nghệ, chú trọng nghiên cứu và phát triển (R&D) tại doanh nghiệp.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty VTC đáp ứng yêu cầu vững chắc, dựa trên chiến lược cạnh tranh cần phù hợp. Trong đó, chiến lược cạnh tranh cần phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, có tầm nhìn xa và bao quát nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, cần có bước đi vững chắc trong việc khai thác các tiềm năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, huy động tổng hợp các nguồn lực, kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty VTC trong lĩnh vực kinh doanh truyền thông và nội dung số.

Ngoài ra, Tổng Công Ty VTC cần phải tích cực tận dụng cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại: tích cực nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm công nghệ phù hợp, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cương liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh cũng như nghiên cứu, triển khai. Đồng thời, nhanh chóng vượt qua những khó khăn, thách thức trước sự gia tăng cạnh tranh của các đối thủ truyền thông từ bên ngoài, các doanh nghiệp, tập đoàn truyền thông các nước khác.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty VTC, đòi hỏi trước hết từ sự nỗ lực của các công ty con trong doanh nghiệp, từ Tổng Công Ty VTC, đồng thời cần có sự hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ Công Thương và từ Chính Phủ. Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ có sự nỗ lực của Tổng Công Ty VTC thôi là không đủ, điều này cần có sự hỗ trợ trong việc tạo lập môi trường, điều kiện kinh doanh thuận lợi, an toàn từ phía Nhà nước. Cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ phía chính quyền, đặc biệt là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ngành viễn thông, tiếp tục đổi mới thể chế, chính sách, tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh viễn thông nói chung, Tổng Công Ty VTC nói riêng.

3.2 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC

3.2.1 Mục tiêu chiến lƣợc:

Ban lãnh đạo Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC đã xác định: Xây dựng Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trở thành

về kinh tế, có sức lan tỏa trong nước và quốc tế; Trong lĩnh vực hội tụ đa phương tiện: phát thanh – truyền hình – viễn thông – công nghệ thông tin. Phấn đấu trong năm 2011 đạt doanh số 1 tỷ USD.

Để thực hiện được mục tiêu lớn lao đó, Tập thể lãnh đạo Tổng công ty

VTC đã đề ra một số mục tiêu thực hiện:

a) Tập trung, xây dựng Đài truyền hình kỹ thuật số VTC để trở thành Đài

quốc gia vững vàng về chính trị, đa dạng, hấp dẫn về nội dung, chuyên nghiệp trong tác nghiệp, có công nghệ hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng. Xứng tầm với vai trò là đơn vị nòng cốt của Tập đoàn truyền thông đa phương tiện VTC.

Mở rộng kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng phát thanh, truyền hình, trên nền viễn thông, Internet với các loại hình dịch vụ nội dung trên SMS, dịch vụ Game Online, dịch vụ truyền hình trên điện thoại di động, dịch vụ thương mại và thanh toán điện tử... .

b) Ưu tiên tập trung đầu tư, phát triển nhiều loại hình báo chí, cùng với

đó là các sản phẩm, dịch vụ nội dung số, dịch vụ giá trị gia tăng theo đúng xu thế hội tụ công nghệ cao, trên mạng Truyền hình số, mạng viễn thông và công nghệ thông tin. Đây là xu thế phát triển tất yếu của các Tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới.

c) Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển những công nghệ mới hiện đại, tối ưu

các hệ thống kỹ thuật để cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng, độc đáo theo hướng tích hợp và hội tụ công nghệ cao, mở rộng thị trường, mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế theo hướng toàn cầu hóa dịch vụ.

Phát triển mạnh hệ thống hạ tầng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh, truyền hình di động, truyền hình cáp, hệ thống mạng viễn thông, các đường trục, mạng truy nhập..v.v.. giúp VTC có được hạ thầng truyền dẫn cho các dịch vụ truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam.

d) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao: Đây là

nguồn lực quan trọng nhất của tổng công ty VTC để có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong thời gian tới.

3.2.2 Mục tiêu điển hình

Phát triển các nguồn lực

-Tổng công ty VTC đang xây dựng cơ chế thu hút nhân tài, đưa cán bộ trẻ đi đào tạo trong nước và quốc tế.

-Xây dựng kế hoạch nâng cấp “Trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học VTC” trở thành “Học viện Truyền thông Đa phương tiện VTC” vừa là nơi nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ thông tin truyền thông, vừa là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tập đoàn và hệ thống thông tin truyền thông trong cả nước.

Phát triển mô hình tập đoàn

Tổng công ty VTC đang xin phép Chính Phủ để phát triển lên thành mô hình tập truyền thông. Để những mục tiêu trên thành hiện thực, lãnh đạo tổng công ty VTC xác định cần phải làm những điều sau: tái cơ cấu tổ chức theo hướng xây dựng Tổng công ty VTC trở thành Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện với 5 khối (gồm: Khối Kinh doanh Dịch vụ Nội dung số; Khối Kinh doanh Dịch vụ Viễn thông; Khối Kinh doanh Dịch vụ Truyền hình; Khối Báo chí; Khối Sự nghiệp và Đào tạo).

Ba khối kinh doanh sẽ thành 3 Tổng Công ty với hàng chục công ty con có chức năng nhiệm vụ khác nhau, tạo sức mạnh tổng hợp, cạnh tranh với các đối tác trong và ngoài nước.

Riêng về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ truyền hình kỹ thuật số, Tổng Công ty sẽ đầu tư thêm bộ phát đáp lên vệ tinh AsiaSat5 để tăng chương trình truyền hình qua vệ tinh của VTC lên 80-100 chương trình, trong đó có 20- 30 chương trình HD, Việt hóa các chương trình đã mua bản quyền, tăng cường đầu tư để mua bản quyền, độc quyền một số kênh đặc sắc nhằm tạo bản sắc riêng của VTC.

Khối kinh doanh dịch vụ Viễn thông nhân rộng triển khai dịch vụ IPTV tại các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Đẩy mạnh bán hàng, tăng lượng thuê bao tại các tỉnh đang triển khai.

Đồng thời, hoàn thiện xây dựng mạng đường trục Bắc–Nam, hệ thống vòng “Rinh” tại TP HCM, Hà Nội và các thành phố lớn.

Thiết lập hạ tầng và triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông ảo. Đặc biệt, năm 2010, Tổng Công ty VTC tập trung triển khai mạnh mẽ công tác Tổ chức cán bộ, với kế hoạch trước mắt và chiến lược lâu dài theo định hướng phát triển về chất và lượng, để Tổng Công ty phát triển thành “Tập đoàn Truyền thông đa phương tiện”.

Tổng công ty, xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng khối, đổi mới mô hình của Tổng Công ty theo chủ trương thành lập “Tập đoàn

Truyền thông Đa phƣơng tiện VTC” [35, tr.12].

Mô hình “Tập đoàn Truyền thông Đa phƣơng tiện VTC” là một tập

đoàn kinh tế truyền thông được tạo lập trên nền hội tụ công nghệ cao của các lĩnh vực phát thanh truyền hình - công nghệ thông tin và viễn thông.

tế Nhà nước chi phối, chủ đạo, nó sẽ đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng phát triển ngành kinh tế truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước; và góp phần thúc đẩy đưa nước ta phát triển nhanh trở thành nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mô hình tập đoàn VTC sẽ tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng thu hút, tích lũy các nguồn lực tài chính của các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong nước và gọi vốn đầu tư ngoài nước; nhằm tập trung đầu tư phát triển các ngành kinh doanh chính của VTC về truyền hình, viễn thông, công nghệ thông tin. Đồng thời Tập đoàn VTC có đủ điều kiện về nhân lực, vật lực, tài chính để đóng vai trò là tập đoàn chủ lực, chi phối, định hướng phát triển cho các doanh nghiệp truyền thông khác trong cả nước theo đúng đường lối của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Việc hình thành tập đoàn truyền thông VTC có đủ tiềm lực và năng lực sẽ giúp Chính phủ đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý điều tiết của Nhà nước thống nhất trên lĩnh vực truyền thông, tư tưởng văn hóa và an sinh xã hội. Hệ thống truyền thông, truyền hình VTC hướng tới phục vụ số đông quyền lợi của nhân dân lao động….

3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC

Trong điều kiện kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của VTC, trước hết

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)