Thực trạng kết cấu hạ tầng đối với doanh nghiệp kinh doanh Viễn

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học.

-Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

-Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.

-Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

-Tổng công ty truyền thông VTC hoạt động phải dựa vào quy định của luật viễn thông ban hành, và chịu sự quản lý của Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

2.2.3.2 Thực trạng kết cấu hạ tầng đối với doanh nghiệp kinh doanh Viễn Thông Viễn Thông

Hạ tầng ngành viễn thông Việt Nam nói chung chủ yếu phát triển tự phát theo mỗi doanh nghiệp, và không có sự đồng nhất.

Chính điều đó dẫn đến việc lãng phí nguồn vốn đầu tư lớn và mất mỹ quan đô thị, vì thế cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước quản lý để hạ tầng ngành viễn thông nước ta phát triển.

Giải pháp tốt nhất là các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật để nâng cao hiểu quả đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai.

Đối với Tổng Công ty truyền thông đa phƣơng tiện VTC.

Ngày 4.4.2011, Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) và Công ty Điện toán - Truyền số liệu (VDC) ký kết hợp tác cùng nhau trên

Hai bên cam kết cùng nhau hợp tác trong lĩnh vực thanh toán online, chia sẻ nội dung truyền hình và các ứng dụng Internet và thống nhất hợp tác đầu tư cơ sở hạ tầng kinh doanh các dịch vụ trên, khi một bên có nhu cầu và một bên có khả năng cung cấp và đáp ứng trên cơ sở đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh.

Theo đó,VTC và VDC cùng nhau tổ chức triển khai các nội dung hợp tác đến các đơn vị thành viên của cả 2 công ty, phối hợp làm việc cùng nhau đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ của mỗi bên cũng như sản phẩm và dịch vụ hợp tác của cả 2 bên trong tương lai gần.

Hợp tác trên được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của từng công ty phù hợp với xu hướng phát triển hiện tại của các ngành kinh doanh khai thác sử dụng Internet.

2.2.3.3 Đánh giá chung về môi trƣờng kinh doanh tổng thể của Việt Nam Với sự phát triển của Tổng Công ty VTC

Theo báo cáo “Đánh giá môi trường kinh doanh năm 2010”[10] của Ngân hàng Thế giới, với chủ đề: Cải cách qua thời kỳ khó khăn, Ngân Hàng Thế Giới (WB) đã đánh giá cao động thái hỗ trợ doanh nghiệp của Việt Nam như cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%; loại bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai. Ngoài ra, gia tăng cạnh tranh trong ngành công nghiệp hậu cần và việc áp dụng thủ tục hải quan mới - nằm trong khuôn khổ chương trình cải cách thành viên WTO cũng góp phần giảm bớt chậm trễ trong hoạt động thương mại quốc tế với 2 cải cách, bao gồm thương mại quốc tế và nộp thuế, thời gian nhập khẩu và xuất khẩu giảm 2 ngày.

Bảng 2.2 Xếp hạng môi trường kinh doanh Việt Nam

Chỉ tiêu xếp hạng Năm 2009 Năm 2010

Tăng/giảm

thứ hạng

Mức độ thuận lợi kinh doanh 91 93 -2 Thành lập doanh nghiệp 109 116 -7 Cấp giấy phép xây dựng 67 69 -2 Tuyển dụng và sa thải lao động 100 103 -3 Đăng ký tài sản 37 40 -3 Vay vốn tín dụng 27 30 -3 Bảo vệ nhà đầu tư 171 172 -1 Nộp thuế 140 147 -7 Thương mại quốc tế 73 74 -1 Thực thi hợp đồng 39 32 7 Giải thể doanh nghiệp 126 127 -1

(Nguồn WB – 2010) Từ bảng xếp hạng cho thấy, trong 10 chỉ số về mức độ dễ dàng trong kinh doanh của Việt Nam, chỉ có 2 chỉ tiêu trên mức trung bình là giải quyết giấy phép (xếp thứ 18 với 14 thủ tục, 143 ngày, chi phí bằng 64,1% thu nhập bình quân đầu người) và đăng ký tài sản (xếp thứ 39 với 5 thủ tục, 67 ngày và chi phí bằng 1,2% thu nhập bình quân đầu người). Trong số còn lại, hầu hết các chỉ tiêu được xếp dưới mức trung bình, trong đó có 5 chỉ tiêu được đánh giá rất thấp là bảo vệ nhà đầu tư (xếp thứ 143), sử dụng lao động (122), đóng thuế (107), tiếp cận tín dụng (106), thực hiện hợp đồng (102).

Mặc dù Việt Nam được xếp thứ 3 trong 12 nền kinh tế đi đầu trong cải cách nhưng trong tổng thể thì vẫn còn kém hơn so với các nước trong khu vực như Trung Quốc (thứ 91). Theo cách đánh giá này, môi trường kinh doanh của Việt Nam còn rất khó khăn.

Để có bức tranh khách quan hơn về môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp Việt Nam, có thể tham khảo kết quả điều tra thực tế của nhóm nghiên cứu VCCI và Quỹ châu Á như hình 2.1 dưới đây.

Các số liệu trên hình 2.1 cho thấy, một số yếu tố môi trường kinh doanh của Việt Nam thuận lợi hơn cả là: thông tin liên lạc (1161/1500 điểm), vấn đề môi trường (1078), cơ sở hạ tầng (1039), quy chế đầu tư (1025), quản lý xuất – nhập khẩu (1010),… và các yếu tố ít thuận lợi hơn như: tỷ giá (912), khả năng tiếp cận nguồn vốn (912), thủ tục hải quan (931), thanh tra – kiểm tra (987).

Biểu đồ 2.1 Đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh của Việt Nam

1025 1019 1010 912 931 996 912 1039 1161 987 1078 797 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Trong đó : 1) Quy chế đầu tư 2) Pháp luật về kinh doanh 3) Quản lý XNK

4) Khả năng tiếp cận vốn 5) Thủ tục hải quan 6) Thuế

7) Tỷ giá hối đoái 8) Cơ sở hạ tầng 9) Thông tin liên lạc 10) Thanh tra, kiểm tra 11) Vấn đề môi trường

12) Hàng rào nước nhập khẩu

(Nguồn: VCCI và Quỹ châu Á 2006) Từ những đánh giá trên cũng như kết quả nghiên cứu khác cho thấy, môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam còn nhiều khó khăn, trở ngại. Trước yêu cầu phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và truyền thông của đất nước như hiện nay, việc Tổng công ty VTC phát triển lên thành “Tập đoàn Truyền thông Đa phƣơng tiện VTC” là sự phát triển tất yếu, phù hợp với điều kiện nền kinh tế phát triển của đất nước.

Do vậy để Tổng công ty VTC đứng vững và cạnh tranh được trong điều kiện hiện nay, bên cạnh sự vươn lên từ chính bản thân Tổng công Ty VTC và các đơn vị trực thuộc, ngoài ra đòi hỏi phải tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa từ phía Nhà Nước, Chính Phủ, Bộ Thông Tin Truyền Thông... để hỗ trợ Tổng Công Ty VTC phát triển trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

2.3 MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƢỢC CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC SO VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Do Tổng Công Ty VTC hoạt động trong lĩnh vực: phát thanh, truyền hình, truyền thông, có thuận lợi về “độc quyền” và “hậu thuẫn” lớn từ các bộ ban ngành. Nên trong lĩnh vực truyền thông, hầu như VTC nắm vị trí số một, đặc biệt về công nghệ số truyền hình, truyền hình „„trả tiền‟‟.

Có nhiều đối thủ cạnh tranh của Tổng Công Ty VTC,đầu tư vào lĩnh vực truyền hình có thể mạnh về kinh tế, nhưng trên lĩnh vực công nghệ của Tổng công ty VTC luôn vượt xa và đứng đầu trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam

Một số thành tích nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh:

Đài truyền hình kỹ thuật số VTC là đài truyền hình có số kênh lớn nhất Việt Nam (hơn 100 kênh), đi đầu trong công nghệ sản xuất truyền hình cao HD.

Ngoài ra, mobile TV - truyền hình di động và iPTV - truyền hình tương tác là các kênh truyền hình đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam.

Tổng công ty đi đầu so với các đối thủ tại Việt Nam trong lĩnh vực truyền hình tương tác IPTV (truyền hình qua giao thức Internet) tại Mỹ và châu Âu.

Đây là các sản phẩm “gần như” độc quyền tại Việt Nam, chưa cung cấp sản phẩm cho các đối tác cạnh tranh trong nước.

Nên trong hai lĩnh vực này VTC không có đối thủ cạnh tranh.

Tổng Công ty VTC đã mua một phần vệ tinh Vinasat-1, mua nhiều bộ phát đáp của vệ tinh Asiat-5. Tổng công ty VTC đang cung cấp tới hơn 100 kênh truyền hình, với 5 gói dịch vụ khác nhau, trở thành đài truyền hình cung cấp số lượng kênh lớn nhất Việt Nam (chiếm khoảng 80% thuê bao

truyền hình „theo nhu cầu‟‟ tại Việt Nam ). Cung cấp truyền hình KTS mặt đất, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp. Dịch vụ truyền hình kỹ thuật số VTC qua vệ tinh (HD, SD).

Năm 2010, công nghiệp nội dung số của VTC tăng trưởng 200% so với năm 2009 cả về doanh thu, lợi nhuận.

Một số công nghệ: truyền hình số đa phương tiện, truyền hình di động trên điện thoại, truyền hình Internet, truyền hình có độ nét cao HDTV,DVB-S2. Đây là công nghệ mà Việt Nam là nước ứng dụng đầu tiên trên thế giới.

Dịch vụ nội dung số của VTC luôn dẫn đầu về doanh thu, nội dung phong phú và là sân chơi giải trí lành mạnh cho mọi người, đặc biệt là lớp trẻ. Cổng thanh toán điện tử paygate đã trở thành kênh thanh toán có uy tín trong việc kết nối doanh nghiệp với ngân hàng. Củng cố và nâng cấp các sản phẩm hiện có, đưa nhiều sản dịch vụ mới vào hoạt động như: Dịch vụ công nghệ thông tin, các sản phẩm về giáo dục, mạng xã hội, xổ số điện tử, thể loại giải trí âm nhạc…

Hiện nay đã có trên ba mươi triệu khách hàng sử dụng dịch vụ do VTC cung cấp. Đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh nội dung số và tiền ảo Vcoi.

Lĩnh vực game online, VTC và Vinagame là hai doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game trực tuyến lớn nhất Việt Nam, nhưng VTC có sự “hậu thuẫn” từ một số ban ngành, hiện nay đã phát triển mạnh mẽ một số game

như: Audition, Vương quốc xe hơi, Cao Bồi Không Gian, Linh Vương, Fifaonline….và liên kết với công một số công ty game Hàn Quốc phát triển thêm một số game thuần Việt như: Điện Biên Phủ, Đường mòn Hồ Chí Minh…..Năm 2011,VTC game chắc chắn sẽ là nhà cung cấp game trực tuyến lớn nhất Việt Nam và vượt xa Vinagame của VNPT.

VCoin với hơn 20 triệu người sử dụng, là đồng tiền ảo đầu tiên dành cho lĩnh vực game online.

Lĩnh vực dịch vụ viễn thông: Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) và Công ty Điện toán - Truyền số liệu (VDC) ký hợp tác cùng nhau tận dụng và phát huy các dịch vụ hiện có của cả hai bên trên các lĩnh vực triển khai cung cấp các dịch vụ truyền hình, phối hợp trong lĩnh vực thanh toán online, chia sẻ nội dung truyền hình và các ứng dụng trên Internet.

Báo điện tử: vị trí Top 3 báo Điện tử được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam Trong đó:

Báo thể thao 24h

Thương hiệu và vị trí được khẳng định trong làng báo thể thao Việt Nam.Một trong những từ báo điện tử được công nhận trên thế giới.

Báo VTC News

Giữ vị trí số 1 các báo được trực tuyến đọc nhiều nhất trên Baomoi.com. .

Chƣơng 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRUYỀN

THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VTC TRONG XU THẾ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1 Xu thế hội nhập Kinh Tế Quốc Tế và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phƣơng Tiện lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Truyền Thông Đa Phƣơng Tiện VTC

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triển tất yếu gắn với xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Hội nhập kinh tế mở ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh truyền thông nói chung và Tổng Công Ty VTC nói riêng.

Trước đây, cạnh tranh chỉ được nhìn nhận dưới giác độ tiêu cực : cạnh tranh gắn với đổ vỡ, cạnh tranh là tiêu diệt lẫn nhau, là cá lớn nuốt cá bé… Nhận thức không đầy đủ về cạnh tranh đã dẫn tới không thừa nhận cạnh tranh, tạo ra sự độc quyền, nuôi dưỡng độc quyền trong nền kinh tế.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh là động lực cho phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh (năng lực tổ chức quản lý, trình độ công nghệ, trình độ tay nghề…), nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực. Theo một chuyên gia nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, thì „„cạnh tranh tạo động lực tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế‟‟ [30, tr.82]. Ngoài ra, cạnh tranh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì được sử dụng hàng hóa rẻ hơn, chất

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp với đủ loại quy mô từ cực lớn, lớn, vừa, và nhỏ vẫn cùng tồn tại và phát triển. Mỗi loại quy mô đều tìm thấy chỗ đứng của mình. Các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ vẫn tìm thấy „khe, ngách‟ để tồn tại và phát triển, nhiều doanh nghiệp loại này vươn lên thành các doanh nghiệp loại lớn. Như vậy, cạnh tranh không phải chỉ có tranh giành, mà cạnh tranh luôn đi với hợp tác, cạnh tranh trong sự hợp tác và bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Với xu hướng hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện một khâu trong dây truyền sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp khác, trở thành đại lý, gia công hay thực hiện hợp đồng một số khâu trong dây truyền.

Để đảm bảo cho cạnh tranh luôn được duy trì và phát triển và phát huy được mặt tích cực của nó thì phải tạo lập môi trường trường cạnh tranh lành mạnh, tức là cạnh tranh phải đúng luật. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập khung pháp luật để duy trì và khuyến khích cũng như kiểm soát cạnh tranh.

Cạnh tranh và độc quyền là hai mặt của quá trình phát triển. Các doanh nghiệp luôn hướng tới độc quyền nhằm mục đích định loạt thị trường và thu lợi nhuận siêu ngạch. Độc quyền chỉ mang lợi ích trước mắt công nghệ doanh nghiệp độc quyền. Về lâu dài, doanh nghiệp độc quyền sẽ mất động lực phát triển, dẫn tới suy thoái. Độc quyền làm tổn hại nền kinh tế và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do vậy, việc tạo lập và duy trì môi trường trường cạnh tranh, chống độc quyền là vấn đề then chốt và có ý nghĩa quan trọng đỗi với phát triển kinh doanh tế đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được lợi ích kinh tế thông qua việc tranh đua để dành những điều kiện sản xuất hoặc

tiêu thụ hàng hóa. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết thể hiện khả năng của doanh nghiệp về quản lý, tiếp thị, trình độ, công nghệ …Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh không đơn thuần chỉ là số cộng các năng lực đó, mà còn là sự phù hợp của năng lực bên trong với nhu cầu thị trường và điều kiện bên ngoài.

Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng cao năng lực bên trong doanh nghiệp thì cần tạo lập môi trường bên ngoài doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và quan trọng hơn là tạo động lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho áp lực cạnh tranh tăng lên rất lớn. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng hóa từ bên ngoài, với các nhà đầu tư từ bên ngoài trên thị trường nội địa va cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)