Tình hình cung cấp các dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO (Trang 57)

Trong 10 năm trở lại đây, ngành phần mềm nói chung và ngành viễn thông Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Những khái niệm về viễn thông mới bắt đầu ra đời.

Đến năm 2000, cả nước mới có khoảng 3 triệu thuê bao điện thoại (đạt mật độ 3,5 máy trên 100 dân). Trên các bảng xếp hạng chỉ số liên quan đến phần mềm và viễn thông như chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử hay chỉ số sẵn sàng kết nối NRI, Việt Nam đều đứng ở vị trí cuối bảng hoặc thậm chí như chỉ số xã hội thông, còn chưa được cho vào bảng xếp hạng. Năm 2000, lần đầu tiên có một dịch vụ viễn thông không do VNPT cung cấp. Với dịch vụ điện thoại đường dài VoIP 178 của Viettel, người dân Việt Nam đã có thể lựa chọn sử dụng các dịch vụ viễn thông với cước phí thấp hơn tới 40%.

Sau đó thế độc quyền đã dần được phá bỏ. Nhưng, bỏ độc quyền không đồng nghĩa với việc thị trường chắc chắn phát triển bùng nổ. Bởi trong thời kỳ những năm 2000, có nhiều quan điểm cho rằng viễn thông là công nghệ hiện đại, cao cấp, đương nhiên dịch vụ viễn thông cũng là cao cấp, là dành cho số ít. Nếu các doanh nghiệp đi sau vẫn giữ nguyên quan niệm này thì chắc chắn rằng bức tranh viễn thông ở Việt Nam ngày hôm nay sẽ vẫn đơn điệu.

Ví dụ như trường hợp Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel), mặc dù mới chính thức cung cấp dịch vụ di động vào năm 2004. Nhưng chỉ sau một năm, Viettel đã có một triệu thuê bao. 6 năm sau (2010), đã có tới 40 triệu thuê bao (gấp 10 lần tổng số thuê bao di động toàn quốc vào năm

51

2004) và phủ sóng di động tới 95% diện tích và 98% dân số. Dưới sức ép cạnh tranh, các nhà cung cấp dịch vụ di động còn lại cũng buộc phải đi theo con đường mà khái niệm viễn thông mới đã đưa ra.

Cho đến nay ở Việt Nam viễn thông đã đi vào từng gia đình ở khắp ngõ ngách bản làng, nằm trong bàn tay của mỗi người không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác. Và quan trọng, giá đã rẻ hơn rất nhiều so với 10 năm trước. Một khái niệm mới được kiên trì thực hiện, trên bản đồ viễn thông quốc tế, Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh thứ 2 thế giới. Đến năm 2010, cả nước đã có 114 triệu thuê bao (đạt mật độ 132 máy cho 100 dân), tăng lên 28 lần so với năm 2000.

Cuối năm 2009, đầu năm 2010, các nhà cung cấp lần lượt khai trương dịch vụ di động 3G. Một lần nữa, quan điểm phát triển của các nhà cung cấp lại có những khác biệt cơ bản. Các nhà cung cấp thuộc VNPT cho rằng 3G là một dịch vụ viễn thông cao cấp, giá thành cao nên chỉ tập trung đầu tư cung cấp tại các trung tâm dân cư có mức sống cao. Còn Viettel ngay từ đầu đã cho rằng 3G cũng chỉ là dịch vụ bình dân. Gần đây, lãnh đạo của doanh nghiệp này còn cho biết đến cuối năm 2010, về cơ bản, sóng 3G sẽ phủ rộng tương đương 2G. Kèm theo đó là chương trình quang hóa đến tận các vùng nông thôn.

Trong những năm phát triển vừa rồi, trước sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông, nhiều chính sách quản lý đã được xây dựng để đón đầu và đuổi kịp sự phát triển ấy đã giúp cho ngành viễn thông Việt Nam đã có được một hành lang pháp lý khá đầy đủ.

Trước đây ở Việt Nam người ta thường kêu ca bốn vấn đề về viễn thông. Một là liên quan đến vấn đề cấp phép, độc quyền trên thị trường khi chỉ cấp phép cho 1-2 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Vấn đề thứ hai đó là giá cước. Nói đến Việt Nam trước đây người ta kêu giá cước viễn thông cao. Thứ ba, trước đây nói đến viễn thông là nói đến vấn đề chất lượng: Nghẽn, tắc. Và cuối cùng là vấn đề kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau.

52

Thế nhưng, giờ, những vấn đề đó đều đã được cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp giải quyết tốt trong thời gian vừa qua. Một trong những yếu tố giúp cho thị trường viễn thông Việt dần phát triển có… “trật tự” và đi vào chiều sâu đó là chính sách quản lý trong lĩnh vực đã được ban hành.

Sau nhiều năm ấp ủ và xây dựng, Luật Tần số vô tuyến điện và Luật Viễn thông, hai bộ luật đầu tiên của lĩnh vực viễn thông của Việt Nam đã chính thức được kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII thông qua. Hai Luật cũng đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng, sự ra đời của Luật Viễn thông đã thực sự là hành lang pháp lý, “cây gậy” của nhà quản lý cũng như mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông chứ không còn sự bó hẹp nữa. Trước khi Luật Viễn thông và Luật Tần số được ban hành, hàng loạt các văn bản khác như Đề án quản lý thuê bao trả trước… được triển khai và áp dụng cũng đã đem lại những hiệu quả đáng kể trong công cuộc quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Mặc dù thông tin di động cũng chỉ là một trong số các dịch vụ viễn thông hiện đang được cung cấp, tuy nhiên, việc kéo gần khoảng cách từ một dịch vụ được coi là xa xỉ trở nên bình dân với mọi người dân Việt Nam là một thành tựu rất đáng được ghi nhận của lĩnh vực viễn thông nói chung và thông tin di động Việt trong một thập kỷ vừa qua.

Nếu như đầu những năm 2000 việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động còn xa xỉ đối với phần đông người dân Việt Nam thì tới cuối thập kỷ này, việc sử dụng dịch vụ điện thoại di động đã trở thành nhu cầu thiết yếu với đa số người dân Việt Nam từ thành thị tới nông thôn, miền núi. Dịch vụ điện thoại di động đã thực sự từ xa xỉ thành bình dân.

Tính đến cuối năm 2011, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng là 162,88 triệu, trong đó di động chiếm 91,2%, đạt 189 máy/100 dân.

53

Lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã từng thừa nhận, nếu như mấy năm trước, việc thống kê số lượng thuê bao phát triển hàng năm mang ý nghĩa chứng minh thành tích nỗ lực của doanh nghiệp thì đến nay, những con số đó hầu như không còn có ý nghĩa khi tổng số thuê bao đã gần gấp đôi dân số của nước ta. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn từ sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thông tin di động trong suốt thời gian qua.

Nếu nhắc tới nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý, “kim chỉ nam” dẫn đường của ngành Viễn thông thì không thể không kể tới những thành tựu phát triển về cơ sở, hạ tầng trong 10 năm mà Việt Nam đã đạt được từ nỗ lực của các doanh nghiệp Việt.

Có thể nói, đồng hành với sự phát triển của ngành Viễn thông Việt Nam, đóng góp vào những thành công, thành tựu lớn của ngành, cùng với các doanh nghiệp khác, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn của mình khi luôn để lại những dấu ấn trong mỗi sự kiện lớn của ngành.

3G ra mắt là dấu ấn mới nhất của ngành Viễn thông Việt Nam. Với sự kiện mạng di động đầu tiên VinaPhone thuộc VNPT cung cấp 6 dịch vụ 3G đầu tiên cho người dùng vào tháng 10/2009 và sau đó là MobiFone vào tháng 12/2009 đã chính thức ghi tên Việt Nam vào bản đồ 3G thế giới. Sự kiện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ 3G được kỳ vọng tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông không dây với việc cung cấp dịch vụ thoại và truy nhập dữ liệu tốc độ cao trên di động, đồng thời thúc đẩy sự hội tụ của các thiết bị liên lạc di động với các thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Với người dân, 3G có thể trở thành phương tiện chủ yếu trong việc thực hiện các cuộc gọi hay truy cập Internet để khai thác các nguồn tài nguyên trên đó. 3G còn quan trọng ở chỗ không chỉ cung cấp các dịch vụ giải trí như âm nhạc, điện ảnh, mạng 3G trở thành nền tảng giúp gia tăng tỷ lệ phổ cập Internet (vươn tới những nơi băng rộng cố định khó đến được) và thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền.

54

Ngoài 3G, các doanh nghiệp Việt đang tiếp tục bắt tay triển khai công nghệ mới 4G - LTE. Năm 2010 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thử nghiệm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông băng rộng di động công nghệ LTE (Long Term Evolution) cho 5 doanh nghiệp hạ tầng mạng, VNPT/VDC đã là doanh nghiệp di động tiên phong triển khai. Và đến thời điểm này, hầu hết các doanh nghiệp còn lại cũng đã có những động thái tích cực thực hiện. LTE được đánh giá là một công nghệ mới, đã được một vài doanh nghiệp viễn thông trên thế giới chính thức đưa vào khai thác. Theo dự kiến trong năm 2011 có thể có vài chục mạng khai trương. Việc đề xuất được triển khai thử nghiệm công nghệ LTE của các doanh nghiệp Việt đã chứng tỏ khả năng tiếp cận với công nghệ mới cũng như sẵn sàng triển khai các ứng dụng hiện đại nhất của thế giới cho người dùng viễn thông.

Bên cạnh triển khai dịch vụ công nghệ mới, giai đoạn 2001-2010 cũng đánh dấu những mốc phát triển ấn tượng khác. Đó là nỗ lực của VNPT trong việc hoàn thành 100% số xã có điện thoại vào cuối năm 2005. Nhờ có việc triển khai các trạm VSAT IP, ngày 30/12/2005, xã ĐăkNên (KonPLong - Kon Tum) - xã cuối cùng trên cả nước được phủ sóng viễn thông. Một bước ngoặt cũng không kém phần quan trọng nữa của ngành Viễn thông Việt đó là sự kiện dịch vụ ADSL đầu tiên ở Việt Nam được ra mắt vào năm 2003 mang tên MegaVNN do Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC thuộc VNPT cung cấp.

Hiện giờ, thị trường Internet băng rộng ADSL đã khốc liệt với nhiều nhà cung cấp cùng tham gia ngoài VNPT như FPT, Viettel, Saigon Postel, Netnam, EVN Telecom song có thể nói, VNPT/VDC vẫn đang giữ vững vai trò doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường với trên 70% thị phần có trong tay.

Một sự kiện khác đã ghi tên Việt Nam lên không gian mạng thế giới đó là vệ tinh đầu tiên của Việt Nam mang tên Vinasat đã được phóng lên không gian vào ngày 19/4/2008. Đây là thành quả của hơn 13 năm kể từ ngày dự án quốc gia Vinasat-1 được khởi xướng (năm 1995) và bắt tay vào thực hiện mọi công việc cần thiết để được phóng thành công lên quỹ đạo

55

trái đất: 5h17 phút sáng 19/4/2008. Theo VNPT, chủ đầu tư dự án VINASAT-1, dung lượng của vệ tinh VINASAT-1 tính đến hết năm 2010 đã được sử dụng hết trên 80%. Sau vệ tinh VINASAT-1, VNPT đã tiếp tục được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư dự án VINASAT-2.

Ngày 11/5/2010, tại Hà Nội, VNPT và Công ty Lockheed Martin Commercial Space Systems - Tập đoàn Lockheed Martin (Hoa Kỳ) đã ký kết Hợp đồng gói thầu số 2 “Cung cấp vệ tinh, thiết bị trạm điều khiển và dịch vụ phóng” thuộc Dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-2. Việc thực hiện dự án VINASAT-2 của VNPT nhằm tiếp tục góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển hạ tầng viễn thông, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho mạng viễn thông Việt Nam, đem lại lợi ích chung cho đất nước..

Ngành Viễn thông Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này được thể hiện rất rõ qua một số mục tiêu trong Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông và Internet đến năm 2010 và Định hướng phát triển đến năm 2020: mật độ điện thoại trung bình đạt ít nhất 25 máy/100 dân 91% số hộ có máy điện thoại vào năm 2020. Mạng thông tin quốc gia phải có diện phủ rộng trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, dịch vụ đa dạng, hiện đại và giá rẻ. Mục tiêu này đòi hỏi một khối lượng đầu tư rất lớn không chỉ về vốn, mà còn cả về trình độ kỹ thuật và công nghệ quản lý tiên tiến. Hội nhập quốc tế có thể tạo ra cơ hội giải quyết tốt nhu cầu này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)