1.3.1.1. Xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Trung Quốc
Trong năm 2005, Trung Quốc đã thu nhập được 72 tỷ USD từ xuất khẩu các thiết bị viễn thông và công nghệ liên quan đến lĩnh vực này, con số này cao hơn gấp đôi so với 32 tỷ USD trị giá xuất khẩu đạt được hai năm trước đó. Trong nước, các công ty điện thoại của Trung Quốc chi tiêu hơn 20 tỷ USD mỗi năm cho các cơ sở hạ tầng điện thoại di động và cố định. Khi Chính phủ nước này chuẩn bị cấp giấy phép vận hành các mạng lưới điện thoại di động 3G (Thế hệ thứ ba), chắc chắn sẽ có thêm một đợt đầu tư nữa, ước tính khoảng từ 30-40 tỷ USD trong giai đoạn là ba năm.
38
Liệu đây có phải là một cao trào đối với ngành chế tạo thiết bị viễn thông của Trung Quốc không? Điều này dường như hoàn toàn đúng đối với Hãng Huawei Technologies, ngọn cờ đầu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp này. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này được dự đoán sẽ có thu nhập tăng trưởng 30% lên 7,8 tỷ USD trong năm nay. Và sau khi đã được chứng kiến gần như toàn bộ doanh số bán hàng nước ngoài của mình là ở các nước đang phát triển, năm nay công ty đã công bố về một loạt các hợp đồng của mình ký kết với các nhà vận hành ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Xuất khẩu của công ty thiết bị viễn thông lớn thứ hai của Trung Quốc ZTE Corp. cũng đang tăng lên, đạt 130% trong nửa đầu của năm 2006, chiếm đến 30% trong tổng thu nhập 1,27 tỷ USD trong cùng thời kỳ. Cũng giống như Huawei, công ty này đang gây nên một sự kinh ngạc trên toàn thế giới khi bán các thiết bị với mức giá thấp hơn nhiều so với giá mời chào của các hãng chế tạo thiết bị lớn khác trên thế giới.
Liệu có phải với sự thành công của hai công ty này, thế giới đang mất dần thị phần về tay họ? Trung Quốc đang chiếm được những thị phần rất lớn và ngày càng tăng trong lĩnh vực thiết bị viễn thông thế giới? Nhưng không, trong hầu hết các bộ phận của ngành công nghiệp này, từ cơ sở hạ tầng điện thoại cố định và di động đến các thiết bị cầm tay, các công ty của Trung Quốc còn xa mới có thể chiếm được vị trí thống trị, nhưng họ đang gây ra một mối đe doạ ngày càng tăng đối với các hãng khổng lồ của thế giới.
Xét đến thị trường trong nước, nhờ có sự tăng trưởng mạnh và liên tục về số người thuê bao điện thoại di động (tăng hơn 33 triệu trong nửa đầu của năm 2006 lên đến 426 triệu), nên đã có những khoản tiền lớn đang được đổ vào cơ sở hạ tầng điện thoại di động. Các bộ phận khác của thị trường, đáng chú ý là các thiết bị băng thông rộng cũng đang tăng trưởng nhanh. Kết quả là, tổng đầu tư vốn trong ngành viễn thông trong nửa đầu năm 2006 đã đạt 85 tỷ Rmb (10,7 tỷ USD), cao hơn 9% so với nửa đầu năm 2005. Cung ứng cho thị trường này là một danh sách dài các nhà sản xuất. Huawei dẫn đầu danh sách, nhưng không vượt xa hơn Hãng Ericsson
39
của Thuỵ Điển là mấy. Trên phạm vi toàn cầu, Ericsson chủ yếu đã từ bỏ thị trường máy di động cầm tay vào năm 2001 khi hãng này chuyển nhượng những lợi ích của mình trong lĩnh vực này vào một liên doanh với Hãng Sony của Nhật Bản. Điều này có thể làm hạ thấp vị thế của họ, nhưng họ đang tập trung vào một lĩnh vực khác: công ty này đang liên tục là nhà cung cấp hàng đầu thiết bị GSM cho Trung Quốc, đây là phần xương sống trong hầu hết các mạng điện thoại di động ở nước này. Và Ericsson sẽ duy trì vị trí này: trong nửa đầu năm 2006, công ty đã ký kết một hợp đồng trị giá 550 triệu USD với China Mobile để lắp đặt và nâng cấp các cơ sở hạ tầng trên phạm vi của hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc.
Vị trí thứ ba hiện nay của ZTE là rất ấn tượng. Nhưng thành tích trong nước của hãng đã bị sa sút vào năm 2005, điều này được che dấu bằng một sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán ở nước ngoài. Và họ còn phải đối mặt với một mối đe doạ rằng một loạt các công ty khổng lồ của nước ngoài đang đuổi đằng sau: Alcatel (thông qua Liên doanh Alcatel Shanghai Bell), Motorola, Nokia và Siemens. Các vụ sát nhập Nokia và Siemens, và có thể là Alcatel với Lucent, sẽ làm thay đổi hơn nữa cán cân thăng bằng theo hướng phương hại tới các công ty của Trung Quốc.
Thị phần tổng thể của Huawei cũng có thể quy cho thực tế rằng họ bán hàng trong quá nhiều lĩnh vực khác nhau, các thiết bị cố định và di động, từ máy cầm tay đến các thiết bị định tuyến - Router. Tuy nhiên, sự dàn trải rộng này không nhất thiết phải là một nguồn gốc cho sự tăng trưởng dài hạn. Như một nhà phân tích trong ngành công nghiệp đã nhận xét, Huawei không dẫn đầu trong bất cứ lĩnh vực nào mà hãng nay đang cạnh tranh. Thực sự là có ý kiến cho rằng tất cả các sản phẩm của họ là để dành cho các thị trường đã được triển khai bởi các hãng khác, là nơi mà hãng này có thể phát triển một sự thay đổi rập khuôn với các chi phí thấp hơn đáng kể. Nhiều nhà quan sát bình luận về số lượng lớn các nhà nghiên cứu và kỹ sư của hãng, chiếm 48% trong tổng số 40.000 nhân viên của hãng, nhưng họ
40
được phân tán theo một số lượng lớn các chủng loại sản phẩm, thay vì tập trung vào một vài lĩnh vực chuyên môn hoá.
Chính vì vậy mà trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình, Huawei phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh lớn và được cho là có độ tập trung cao hơn, nhiều trong số này có thể vượt lên ngang hàng hoặc tăng trưởng mạnh hơn. Ví dụ như trong lĩnh vực router, hãng Cisco Systems của Mỹ thông báo rằng thu nhập tại Trung Quốc của họ đã tăng 38% trong năm tài khoá đến giữa năm 2006, trong khi thu nhập toàn cầu của hãng này trong quí ba đã tăng 21% lên 8 tỷ USD và thu nhập ròng tăng 15% lên 1,9 tỷ USD. Cả hai con số trên đều cao hơn gấp bốn lần so với các thành tích của Huawei. Câu chuyện cũng tương tự trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng điện thoại di động then chốt: Huawei và các công ty khác của Trung Quốc chỉ chiếm được khoảng 10% số hợp đồng được ký kết tại Trung Quốc. Ericsson, Nokia, Alcatel, Siemens và Motorola, tất cả đều đã đạt thành tích cao trong giai đoạn ngành công nghiệp điện thoại di động của Trung Quốc tăng trưởng mạnh vào thập kỷ trước.
Ngay cả trong thị trường không thuộc về cơ sở hạ tầng di động, có trị giá khoảng 10 tỷ USD mỗi năm và chiếm gần một nửa tổng số đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, Siemens và Alcatel cũng đang thực hiện rất tốt. Hãng Alcatel, thông qua Alcatel Shanghai Bell (một liên doanh trong đó Alcatel chiếm hơn 50% cổ phần) đã chiếm hơn 40% thị trường thiết bị băng thông rộng đang bùng nổ của Trung Quốc. Trong khi đó, Siemens năm 2004 đã có thể chiếm được một thị phần lớn và nắm quyền kiểm soát bộ phận thiết bị chủ yếu của mình ở Trung Quốc và đã bơm vào đây các khoản đầu tư và công nghệ mới.
Cách tiếp cận của Huawei và ZTE tập trung vào một phạm vi rộng các sản phẩm khi xâm nhập vào một thị trường mới cũng giải thích cho một số vấn đề mà Trung Quốc gặp phải khi giới thiệu công nghệ thế hệ 3G. Họ muốn sử dụng tiêu chuẩn TD-SCDMA được phát triển trong nước của mình, nhưng do những chậm trễ trong việc công bố chấp nhận cấp các giấy
41
phép, việc sản xuất các thiết bị cần thiết để triển khai công nghệ này cũng là một vấn đề tế nhị. Ngay cả khi các giấy phép 3G được chấp nhận, điều đó cũng không nói lên rằng các công ty trong nước sẽ phát triển mạnh. Có thể Chính phủ Trung Quốc còn đang chờ đợi để các công ty trong nước kịp triển khai các thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn 3G riêng của họ, nhưng Siemens (thông qua một liên doanh với Huawei) và Alcatel Shanghai Bell đều đã nắm được cơ hội tham gia vào các mạng lưới thử nghiệm khác nhau hiện đang được tiến hành thử nghiệm bởi China Mobile, China Unicom và China Telecom.
Trước vị trí hiện nay của Huawei, như một hãng chế tạo thiết bị nổi trội của Trung Quốc, điều khó có thể tránh khỏi là hãng này sẽ đòi hỏi một phần đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh 3G khi công nghệ này được tung ra. Nhưng ZTE và Hãng Datang, một công ty có trụ sở tại Bắc Kinh cũng đang tham gia vào các thử nghiệm và chắc chắn sẽ tham gia vào thị trường 3G, xem ra lại cực kỳ dễ bị nguy hiểm. Họ có thể có một khoản lợi nhuận ngắn hạn khi Chính phủ phải dựa vào các nhà vận hành viễn thông để chuyển một phần đầu tư của mình sang các công ty trong nước. Tuy nhiên, vấn đề ưu tiên chính của các nhà vận hành này là duy trì và làm tăng thêm số người thuê bao to lớn của mình bằng cách đảm bảo các hệ thống cung cấp ổn định các dịch vụ như họ đã hứa hẹn. Và với các nhà chế tạo nước ngoài có thể cung cấp các hệ thống đã được sử dụng ở các nơi khác trên thế giới, các nhà vận hành viễn thông Trung Quốc sẽ có thể may mắn hơn khi hợp tác với họ... và cũng không ở bên ngoài.
Vai trò của các công ty nước ngoài trong ngành chế tạo thiết bị viễn thông Trung Quốc thể hiện ở chỗ họ đóng vai trò nổi trội trong xuất khẩu các sản phẩm này của Trung Quốc. Mặc dù Huawei và ZTE có ảnh hưởng to lớn trên toàn thế giới bằng những bảng chào giá rẻ đến mức kinh ngạc của mình về lắp đặt các thiết bị (thông thường là thấp hơn 30% so với giá của các công ty châu Âu và Mỹ), tỷ trọng của họ trong xuất khẩu thiết bị viễn thông của Trung Quốc còn rất nhỏ. Ví dụ như trong năm 2005,
42
Huawei thông báo xuất khẩu ra nước ngoài được một lượng hàng trị giá 2 tỷ USD và đã được coi là nhà xuất khẩu tư nhân lớn nhất Trung Quốc trong năm. Nhưng đó mới chỉ là một phần trong tổng số trị giá 72 tỷ USD hàng xuất khẩu thiết bị viễn thông và công nghệ máy tính (một phạm trù không bao gồm máy tính cá nhân - Trung Quốc xuất khẩu thêm được 105 tỷ USD trị giá PC trong năm 2005, tăng từ 34 tỷ USD năm 2003).
Sự tăng vọt về xuất khẩu các thiết bị viễn thông và các sản phẩm liên quan của Trung Quốc bị chi phối chủ yếu bởi các công ty nước ngoài hơn là bởi các công ty của Trung Quốc. Trong năm 2005, tổng trị giá xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc đạt 218 tỷ USD, trong đó thiết bị viễn thông và các sản phẩm liên quan chiếm một phần ba. Theo số liệu của Bộ Thương mại, phần lớn (88%) số này thuộc về các hãng do nước ngoài đầu tư. Và 67% thuộc về các hãng có sở hữu hoàn toàn của nước ngoài. Các liên doanh vốn đóng vai trò quan trọng trong những năm 1990, nay chỉ chiếm có 19% lượng xuất khẩu công nghệ cao của Trung Quốc, nhưng vẫn còn cao hơn 50% so với đóng góp của các loại công ty khác nhau của Trung Quốc.
Nói theo cách khác, trong câu chuyện về ngành công nghiệp thiết bị viễn thông của Trung Quốc chỉ có sự đóng góp một phần từ sự nổi lên của các công ty Huawei và ZTE, đặc biệt là khi tính theo trị giá. Trong khi bộ đôi này có thể đang thực hiện được một sự tiến bộ mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, nhưng cuộc sống trong nước đối với họ vẫn không hề dễ chịu. Câu chuyện chính ở đây vẫn là sự chuyển dịch của các bộ phận sản xuất thiết bị viễn thông của thế giới sang Trung Quốc, cũng với những lý do chi phí thấp rất quen thuộc như trong các lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng, đồ chơi và lĩnh vực hàng công nghiệp nhẹ của thế giới đã từng xảy ra trước đây.
1.3.1.2. Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, Đẩy mạnh tự do hóa dịch vụ viễn thông.
Biện pháp hướng tới tự do hóa hóa dịch vụ viễn thông nói chung là một nhân tố quan trọng cho Trung Quốc - hiện đã áp dụng một số biện
43
pháp để bãi bỏ các quy định trên thị trường và giúp thị trường mở cửa hơn nữa cho các nhà kinh doanh nước ngoài tham gia.
Thứ hai, Cải tổ cơ cấu ngành viễn thông.
Việc cơ cấu lại ngành này nhằm tạo ra sức cạnh tranh hơn nữa cho các tập đoàn viễn thông của Trung Quốc, đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự lựa chọn của khách hàng, với việc hình thành ba tập đoàn lớn có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan tới cả điện thoại cố định và di động. Trước đây, các công ty có xu hướng chỉ tập trung vào một trong hai lĩnh vực, hoặc di động hoặc cố định, nhưng xu thế này đã không tạo ra hiệu quả trong một thị trường viễn thông lớn nhất trên thế giới này.
Thứ ba, Tăng vai trò của các tập đoàn viễn thông.
Bất kỳ một quốc gia nào để điều tiết nền kinh tế vĩ mô nhà nước cần nắm giữ và chi phối các lực lượng kinh tế chủ đạo ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn. Ở nhiều quốc gia việc xây dựng các tập đoàn kinh tế được coi là một chiến lược nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển khác. Các nước này đã dựa trên sự phát triển của các tập đoàn kinh tế là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu. Họ hướng các tập đoàn kinh tế vào ngành, lĩnh vực then chốt và nền tảng làm nòng cốt và có đủ tiềm lực để mở cửa vươn ra bên ngoài.
Thứ tư, Thu hút đầu tư nước ngoài.
Báo cáo mới nhất của Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) vừa công bố cho thấy Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới trong 6 tháng đầu năm 2012.
Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) nhận định: dù cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong năm nay, quốc gia này vẫn là một địa chỉ hấp dẫn đối với giới đầu tư nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc đang có những biện pháp nhằm ổn định FDI đồng thời nâng cao chất lượng dòng vốn này.
44