1.3.2.1. Công nghệ sản xuất phầm mềm của Ấn Độ
Nhận thức được tầm quan trọng của thông tin, của tri thức và công nghệ, ngay từ năm 1985, chính phủ Ấn Độ đã giành rất nhiều ưu đãi cho ngành CNPM như bãi bõ các giấy phép liên quan đến công nghiệp phần mềm, cho phép nhập khẩu miễn thuế các sản phẩm phục vụ cho công nghệ phần mềm, kích cầu thị trường CNPM trong nước... Chính vì thế, cả thị trường nội địa lẫn thế giới đều được quan tâm thích đáng.
Với kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2008 là 50 tỷ USD, doanh số bán trong nước đạt 35 tỷ USD (theo Chủ tịch hiệp hội NASSCOM - National Association of Software & Service Companies), sự thành công của Ấn Độ là đích phấn đấu không chỉ của các nước đang phát triển mà của cả một số nước đã phát triển như Đông Âu, Châu Mỹ La Tinh… Thành quả này có được do rất nhiều lý do. Song có lẽ một trong những lý do quan trọng nhất là định hướng đúng đắn từ phía Nhà nước.
Trong nhiều năm liền doanh số ngành CNPM tăng đều đặn. Sự phát triển này được chia làm 4 giai đoạn: 1985 đến 1995, 1996 đến 2000, 2000 đến 2004 và 2005 đến 2007. Giai đoạn 1985 đến 1995 là thời kỳ đầu của công cuộc xây dựng CNPM thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Vì thế, doanh thu hàng năm giai đoạn này không đáng kể. Từ năm 1996, CNPM mới bắt đầu bước vào pha tăng trưởng. Doanh thu hàng năm giai đoạn 1996 - 2000 luôn ở mức trên một tỷ USD.
Bước sang thế kỷ 21, quy mô ngành CNPM vẫn tiếp tục tăng, bất chấp tình hình trì trệ của nền công nghiệp CNTT toàn cầu. Doanh số hàng năm toàn ngành giai đoạn 2001 - 2004 đạt trên 6 tỷ USD. Với đà này, ước tính con số này giai đoạn 2005 - 2007 sẽ là hơn 14 tỷ USD.
Việc quy mô ngành CNPM Ấn Độ mở rộng không chỉ thể hiện ở sự gia tăng doanh số mà còn ở quy mô lao động. Số lượng nhân công làm việc trong ngành tăng đều qua các năm. Do tốc độ tăng doanh số lớn hơn tốc độ tăng nhân công nên năng suất lao động bình quân cũng tăng. Điều này cho
45
thấy ngành CNPM Ấn Độ không chỉ phát triển về mặt số lượng mà cả về chất lượng.
Đáng chú ý là cùng với việc quy mô liên tục tăng, tỷ thị trường nội địa so với xuất khẩu vẫn luôn giữ vững ở mức 70% (trừ giai đoạn 1998 - 1999, tỷ lệ này chỉ là 47% do ảnh hưởng của Y2K). Có thể thấy ngành CNPM Ấn Độ phát triển rất cân đối, ưu tiên xuất khẩu nhưng không quá phụ thuộc vào xuất khẩu. Đây là một thành công mà không phải quốc gia nào cũng đạt được.
1.3.2.2. Xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ a) Quy mô xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ
Chính nhờ đầu tư đúng hướng cho sản xuất phần mềm, Ấn Độ đã giành được vị thế đáng nể trên thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm tăng đều đặn qua các năm. Tính đến hết năm tài chính 2002 - 2003, kim ngạch xuất khẩu phần mềm Ấn Độ đã đạt 9,5 tỷ USD. Ước tính hết năm tài chính 2003 - 2004, con số này sẽ tăng 26% - 28% lên 12 tỷ USD (riêng xuất khẩu phần mềm tăng 17%) bất chấp những bất ổn kinh tế toàn cầu và đồng rupee tăng giá.
b) Thị trường xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ
Trong các thị trường chính của Ấn Độ, Mỹ luôn đứng vị trí số 1. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm nước này sang Mỹ năm tài chính 2002 - 2003 đạt 71%. Đứng ở vị trí thứ hai là thị trường Anh với kim ngạch đạt 14% tổng kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ, tương đương 59% kim ngạch xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Kim ngạch xuất sang các nước châu Âu khác chỉ đạt 9%, trong đó lớn nhất là Đức, rồi đến Bỉ, Hà Lan. Kim ngạch xuất sang các nước còn lại cộng lại chỉ được 6%.
Thành công của hoạt động xuất khẩu phần mềm Ấn Độ là điều không ai có thể phủ nhận. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là không còn cơ hội nào cho các nước khác, cho Việt Nam chóng ta. Cơ hội sẽ vẫn đến với những nước biết đầu tư đúng hướng cho sản xuất phần mềm, hỗ trợ hiệu quả cho xuất khẩu phần mềm. Cụ thể triển vọng phát triển sản xuất phần mềm và
46
xuất khẩu phần mềm của Việt Nam như thế nào? Để có câu trả lời chính xác xin đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu phần mềm nước ta hiện nay.
Nhìn chung, ngành xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ khá phát triển trong những năm vừa qua. Năm 2007-2008, xuất khẩu phần mềm (IT và ITES) của Ấn Độ đạt 31,3 tỷ USD, tăng kỷ lục 32% so với năm trước. Kế hoạch dự kiến năm 2010, xuất khẩu sẽ đạt 60 tỷ USD. Đồng thời, Ấn Độ có Bộ Viễn thông và Công nghệ Tin học, thực hiện quản lý chung của Nhà nước về Tin học, mà trực tiếp là Tổng vụ Công nghệ Tin học (Department of Information Technology - DIT).
c) Về cơ chế, chính sách quản lý xuất khẩu phần của Ấn Độ
Về cơ quan quản lý xuất nhập khẩu phần mềm và dịch vụ: Quản lý xuất nhập khẩu là Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India - RBI). Thống kê và công bố số liêu xuất nhập khẩu là RBI.
Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu phần mềm: Để có thể thực hiện xuất
khẩu phần mềm, Chính phủ Ấn Độ quy định các doanh nghiệp phải tuân theo trình tự sau: Thành lập Công ty theo luật Công ty năm 1956; Đăng ký mở Tài khoản thường xuyên (Permanent Account Number - PAN) tại cơ quan thuế (The Income Tax Department); Đăng ký là Đơn vị sản xuất thuộc Chương trình STPI; Đăng ký mã xuất nhập khẩu (Import Export Code) sau khi nhận được PAN; Đăng ký với Cơ quan Hải quan; Thực hiện sản xuất và xuất khẩu.
Luật điều tiết như Luật Quản lý Ngoại hối năm 1999 (Foreign Exchange Management Act 1999 - FEMA 1999), Thông tư (Circular) số 12 ngày 9/9/2000 và Thông báo số FEMA 23/2000-RB ngày 3/5/2000.Cơ quan chịu trách nhiệm về mặt quản lý cơ chế, chính sách, thống kê xuất nhập khẩu dịch vụ (trong đó có phần mềm): Quản lý xuất nhập khẩu là Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India - RBI). Thống kê và công bố số liêu xuất nhập khẩu là RBI.
47
Bất cứ nhà xuất khẩu hàng hóa hoặc phần mềm dưới dạng hữu hình hoặc thông qua bất cứ hình thức nào, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, ra ngoài lãnh thổ Ấn Độ, ngoại trừ Nepal và Bhutal, phải cung ứng cho các cơ quan quản lý bản kê khai hàng hóa với đầy đủ các chi tiết một cách đúng đắn và trung thực bao gồm trị giá toàn bộ hàng hóa hoặc phần mềm xuất khẩu.
Bản kê khai theo mẫu SOFTEX
Bản kê khai theo mẫu SOFTEX dùng cho xuất khẩu phần mềm và phần mềm audio/video/TV phải được xuất trình 3 bản cho cơ quan quản lý là Bộ Viễn thông và Công nghệ Tin học thuộc Chính phủ Ấn Độ (mà trực tiếp là DIT) đóng tại STPI hoặc FTZ hoặc EPZ hoặc SEZ. Ngay sau khi xác nhận 3 bản của form SOFTEX, quan chức DIT chuyển trực tiếp bản chính thứ nhất cho trụ sở gần nhất của RBI và chuyển bản chính thứ hai cho đơn vị xuất khẩu. Bản chính thứ ba cơ quan này lưu. Quy định về việc thanh toán: Tổng trị giá phần mềm xuất khẩu như được nêu trong form SOFTEX hoặc được chứng thực bởi Quan chức Chính phủ Ấn Độ tại STPI, nhưng sẽ lấy số nào cao hơn, phải được thanh toán về Ấn Độ đúng hạn hoặc trong vòng 180 ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn, nhưng sẽ lấy ngày nào đến trước.
1.3.2.3. Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, những thành công liên tiếp mà ngành phần mềm Ấn Độ đạt
được bắt đầu từ những bước đi đầu tiên, những đầu tư liên tục, mạnh mẽ và
quyết liệt của chính phủ nước này với phương châm đưa “công nghiệp
phần mềm Ấn Độ lên thành kiểu mẫu của sức mạnh và thành công”. Ngay
từ những năm 90 của thế kỷ trước, đi cùng với chủ trương tự do hoá và mở cửa kinh tế, chính phủ Ấn Độ đã có những đầu tư chiến lược để đạt được mục tiêu đưa Ấn Độ trở thành một siêu cường về IT của thế giới. Đưa CNTT lên làm ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung nhanh, mạnh vào lĩnh vực phần mềm, Ấn Độ đã nhanh chóng có được thành công vượt trội. Trong đó, vai trò của chính phủ Ấn Độ rất quan trọng trong việc tạo tiền đề cho CNTT. Ban đầu, thị trường cho CNTT Ấn Độ hầu như không có, nạn ăn
48
cắp bản quyền tràn lan, nhân lực và vốn thiếu. Chính phủ đã cải thiện hệ thống pháp luật, xoá bỏ các rào cản CNTT, bắt buộc doanh nghiệp trong nước mua sản phẩm CNTT của các công ty Ấn Độ sản xuất, đào tạo nhân lực, đề xuất nhiều dự án kích cầu. Chỉ trong vòng 2 năm, từ 1987 đến 1989, các biện pháp hỗ trợ CNTT của chính phủ đã có tác động rõ rệt: phong trào sản xuất phần mềm lan rộng, giá thành phần mềm hạ, trình độ tay nghề nhân viên phần mềm tăng. Chính nhờ R&D, khéo léo tận dụng nhân lực của Ấn kiều và liên kết nghiêu cứu với nước ngoài mà nhiều công ty Ấn Độ đã thu hẹp được khoảng cách trình độ công nghệ với các nước Âu Mỹ và đảm nhận được nhiều hợp đồng gia công với nước ngoài. Với nỗ lực của cả 2 phía, nhà nước và doanh nghiệp, Ấn Độ đã biến tiềm năng thành hiện thực, tìm được chỗ đứng cho mình trong một ngành công nghiệp quan trọng của thế kỷ 21.
Thứ hai, một trong các yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho
ngành phần mềm Ấn Độ chính là nguồn nhân lực. Hệ thống giáo dục với các học viện công nghệ quốc gia được trang bị các trang thiết bị hiện đại nhất, mạng lưới hơn 1000 trường đại học và cao đẳng đào tạo chuyên ngành về CNTT nằm rải rác khắp cả nước, chưa kể các cơ sở đào tạo tư nhân uy tín, các trung tâm đào tạo và đào tạo lại của các doanh nghiệp lớn... tất cả đã tạo cho nguồn nhân lực phần mềm của quốc gia này một nền tảng rất tốt. Cộng thêm thuận lợi sẵn có, tiếng Anh là thứ ngôn ngữ chính thống dùng giảng dạy, các kỹ sư CNTT, kỹ sư phần mềm của Ấn Độ ngay khi ra trường đã có thể làm việc ngay tại môi trường quốc tế với chất lượng đạt chuẩn toàn cầu. Đó là chưa kể khả năng thích ứng cực tốt của các kỹ sư này với mọi môi trường làm việc và những biến đổi nhạy bén của thế giới trong lĩnh vực CNTT. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, những kỹ sư này được hút ra các thị trường ngoài biên giới Ấn Độ như Mỹ, châu Âu và rồi lại trở lại thị trường Ấn Độ để tạo ra các thế hệ kỹ sư phần mềm mới cho đất nước. Tất nhiên, không thể phủ nhận sau những thế hệ kỹ sư được đào tạo từ thời Xô Viết, chất lượng nhân lực của ngành có phần giảm sút, mất cân đối cung cầu,
49
song không vì thế, nguồn nhân lực mất đi vai trò chủ chốt trong nội lực của ngành phần mềm nước này. Và nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản vẫn luôn là một trong những nguồn sức mạnh chủ yếu của Ấn Độ.
Thứ ba, bên cạnh đó,chính sách mở cửa, thông thoáng và những ưu
đãi nhất định của chính phủ Ấn Độ đã phần nào tạo nên sức hút khiến phần lớn những tên tuổi lớn nhất của công nghệ toàn cầu đã phải có mặt ở đây. Với 7 khu công nghệ cao nằm rải rác khắp cả nước đã được xây dựng nên nhờ những nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của các tên tuổi lớn của thế giới như IBM, Digital, Hewlett Packard, Motorola... với những chính sách ưu đãi đặc biệt như: cung ứng đầy đủ cơ sở hạ tầng, miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu trong 5 năm, tối giản các thủ tục hành chính phức tạp và tạo quyền chuyển lợi nhuận về nước... Đó cũng là những hành động thiết thực nhất thể hiện quyết tâm đầu tư quyết liệt của chính phủ Ấn Độ cho CNTT nói chung và phần mềm nói riêng.
Thứ tư, không kém phần quan trọng chính là sự nỗ lực tự thân, rất độc
lập và tự chủ của bản thân chính các công ty sản xuất phần mềm. Nhân tố quan trọng làm nên những biến đổi kỳ diệu ở lĩnh vực phần mềm nước này chính là ở uy tín của Ấn Độ đối với thế giới. Không chỉ là uy tín với các dòng sản phẩm làm ra, uy tín với nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản và quy mô, các doanh nghiệp Ấn Độ nói riêng và ngành phần mềm Ấn Độ nói chung còn tạo ra được một uy tín vô hình trong quan hệ kinh doanh và trên thị trường, khiến những ông lớn của nền công nghệ thế giới khi cần là nghĩ đến Ấn Độ và các sản phẩm của Ấn Độ.
50 CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM