Tình hình xuất khẩu dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO (Trang 77)

Trong ngành viễn thông hoạt động xuất khẩu dịch vụ thường được áp

dụng theo phương thức 1: cung ứng dịch vụ qua biên giới. Trong đó hầu

hết là xuất khẩu dịch vụ viễn thông. Trong ngành viễn thông có một nghịch lý là những nước có ngành viễn thông phát triển thường rơi vào vị trí là nước nhập khẩu dịch vụ viễn thông. Đó là do ngành viễn thông phát triển sẽ khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ viễn thông quốc tế nhiều hơn và như vậy tiền thuê mạng đường trục và các dịch vụ liên quan từ các nước khác sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, cước viễn thông sẽ giảm tương đối so với các quốc gia khác như vậy chi phí phải trả để sử dụng mạng đường trục của các nước khác lớn hơn doanh thu từ khách tiêu dùng trong nước và nhập siêu dịch vụ viễn thông tất yếu phải xảy ra.

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ viễn thông 2007-2011

Kim ngạch xuất - nhập khẩu

các dịch vụ viễn thông Thực hiện qua các năm (Triệu USD)

2007 2008 2009 2010 2011 Xuất khẩu Dịch vụ viễn thông 110 80 124 121 127

Nhập khẩu Dịch vụ viễn thông 47 54 59 64 61

(Số liệu do tác giả tự tính toán trên cơ sở số liệu của VNPT)

Cho đến trước năm 2005, mức cước trung bình của Việt Nam chiều gọi đi quốc tế là 2,2USD/phút, cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

71

Trong thời gian gần đây, giá cước viễn thông của Việt Nam mặc dù đã giảm nhiều nhưng vẫn bị coi là cao so với các nước trong khu vực. Theo quyết định mới nhất của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, mức cước trung bình gọi đi quốc tế của Việt Nam hiện nay là khoảng 3.700đồng/phút.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông thì trong năm 2008 thời gian gọi đi và đến quốc tế là 460,99 triệu phút. Điều này có nghĩa là chưa xác định một cách rõ ràng thời gian quốc tế gọi đến Việt Nam và người Việt Nam gọi đi quốc tế. Tuy nhiên, ta có thể ước lượng theo một tỷ lệ nhất định dựa trên thức tế tại Việt Nam như sau: do giá cước của Việt Nam rất cao so với thế giới nên số lượng người gọi từ Việt Nam đi quốc tế phải thấp hơn số lượng người gọi từ quốc tế đến Việt Nam. Mặc dù tính từ năm 2005 - 2008 Việt Nam vẫn xuất siêu dịch vụ viễn thông, nhưng tính riêng cho từng loại hình xuất khẩu và nhập khẩu thì kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông giảm, trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu dịch vụ này lại tăng. Điều này cũng đúng như nghịch lý đã nêu trên.

Theo một số chuyên gia trong ngành BCVT, tỷ lệ giữa người Việt Nam gọi đi và người nước ngoài gọi đến có thể là 30/70. Như vậy, cứ 100 phút gọi quốc tế đi và đến Việt Nam thì có 70 phút là gọi từ nước ngoài tới Việt Nam. Thêm vào đó, giữa các hãng viễn thông cũng có tỷ lệ ăn chia nhất định trong việc khai thác dịch vụ viễn thông quốc tế theo quy tắc của ITU (trên cơ sở 50/50). Mức tỷ lệ này giữa các nước là tương đối đồng nhất do đó có thể sử dụng để ước lượng giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam hay bất kỳ nước nào khác. Trong khi đó, việc xác định giá trị xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào giá trị mà phía Việt Nam nhận được khi cho nước ngoài sử dụng mạng đường trục của mình để cung ứng dịch vụ. Thêm vào đó, giá cước của các nước khi gọi đến Việt Nam cũng khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Do đó, ta có thể áp dụng mức cước trung bình từ quốc tế gọi đến Việt Nam.

72

Tuy vậy, trong thực tế, ngành viễn thông của Việt Nam đã xuất siêu dịch vụ viễn thông liên tục trong 4 năm gần đây thể hiện một dấu hiệu đáng mừng cho ngành dịch vụ của Việt Nam nói chung và viễn thông nói riêng bởi các ngành dịch vụ khác như giao thông vận tải, tài chính ta thường nhập siêu với giá trị khá lớn. Qua bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét là nếu ta giảm cước quốc tế thì giá trị nhập khẩu dịch vụ có thể giảm nhưng cùng lúc đó tỷ lệ người Việt Nam gọi đi nước ngoài cũng gia tăng. Có thể coi giá cước gọi quốc tế và số người gọi đi quốc tế luôn tỷ lệ nghịch với nhau. Và điều này có ảnh hưởng rất quan trọng tới giá trị nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam. Tuy nhiên, mức giá cước gọi quốc tế chỉ có thể giảm đến mức độ nhất định do còn phải tính toán để bù đắp các chi phí tổ chức sản xuất các dịch vụ viễn thông.

Đối với phương thức 3 (hiện diện thương mại), trong mấy năm gần đây,

do chính sách của Chính phủ khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, một số các doanh nghiệp Viễn thông của Việt Nam đã tích cực đầu tư ra nước ngoài, thành lập các công ty cung ứng dịch vụ viễn thông cho nước sở tại. Năm 1987, Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) hợp tác với Australia để thiết lập dịch vụ điện thoại quốc tế, sau đó là liên kết kinh doanh với Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc để thiết lập hệ thống điện thoại nội hạt.

Tháng 3 năm 2010, VNPT Global, đơn vị thành viên của VNPT vừa chính thức công bố quan hệ hợp tác hai bên thông qua việc ST Telemedia mua 10% cổ phần của VNPT Global. Công ty VNPT Global đi vào hoạt động từ năm 2008 với ba cổ đông sáng lập là những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Thông tin Di động (VMS/MobiFone), Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost). Cho đến nay, VNPT Global đã thành lập 5 công ty con hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại: Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapo, Cộng hoà Sec. VNPT Global cũng đã thành lập 3 POP tại Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapo để kết nối tuyến cáp biển AAG của VNPT, góp phần vươn rộng mạng lưới viễn thông của Tập đoàn VNPT ra toàn thế giới.

73

Công ty đang tích cực mở rộng mạng lưới viễn thông của VNPT trên phạm vi toàn cầu bao gồm các POP đa dịch vụ, dự án di động có hạ tầng (MNO) và mạng di động ảo (MVNO)… nhằm cung ứng các loại hình dịch vụ viễn thông như: dịch vụ thoại, dịch vụ dữ liệu, dịch vụ giá trị gia tăng cho các khách hàng mục tiêu như các doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, các công ty nước ngoài có mối quan hệ kinh doanh với Việt Nam. Bên cạnh đó, tại Phnôm Pênh (Campuchia), Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn thông (Sacom), một thành viên của VNPT cũng đã ký hợp đồng góp 49% vốn (tương đương 7,99 triệu USD) vào Công ty Pacific Communications (PCP - Campuchia). Sacom và PCP sẽ cùng nhau hợp tác xây dựng mạng truyền thông, khai thác dịch vụ viễn thông tại Campuchia gồm các dịch vụ viễn thông quốc tế, Internet, dịch vụ cố định và các dịch vụ gia tăng. Trước mắt, Sacom và PCP sẽ hợp tác lắp đặt 2 đường truyền dẫn quốc tế, dung lượng 2,5 Gbps, nối Việt Nam (từ An Giang và Tây Ninh) với Campuchia để xây dựng thành đường trục quốc gia về viễn thông quốc tế cho Campuchia.

Trường hợp của Viettel, khi chuẩn bị cung cấp dịch vụ di động, Viettel vẫn nằm trong tư duy “phải hợp tác với nước ngoài”. Nhưng đúng thời điểm đó, viễn thông thế giới suy thoái, các nhà đầu tư không mặn mà lắm với việc mở rộng kinh doanh, nên đều khéo léo từ chối. Khi lòng tự trọng của những người lính trỗi dậy, các lãnh đạo của Viettel quyết định: phải tự làm.

Chính trong quá trình tự làm đó, các nhà lãnh đạo của Viettel đã phát hiện một vài điều rất quan trọng. Đó là Việt Nam chưa đủ trình độ để tạo ra công nghệ, nhưng người Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ trước khi bắt buộc phải mua công nghệ đó. Đó là thiếu tiền có thể đi vay, nhưng không thể đi vay cách nghĩ, cách làm.

Thế là, mạng viễn thông Viettel được thiết lập theo cách chưa từng có ở Việt Nam: hoàn toàn do người Việt Nam thiết kế, xây dựng, vận hành ngay từ đầu và phủ sóng khắp các tỉnh, thành phố ngay tại thời điểm khai trương. Cùng với đó là một khái niệm viễn thông dành cho mọi người, mọi nhà.

74

So với thế giới, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chậm hơn nhiều, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, lại có thể nói, viễn thông Việt Nam ra nước ngoài khá sớm. Từ giữa năm 2006, khi thị trường trong nước mới bước vào thời kỳ bùng nổ, chỗ đứng thương trường chưa phải đã thật vững vàng, thì những bước đi đầu tiên cho sự nghiệp đầu tư viễn thông ra nước ngoài đã được thực hiện. Và đó lại là doanh nghiệp có cách làm viễn thông không giống ai.

Khi đó, rất ít người tin rằng, Viettel sẽ thành công ở nước ngoài. Môi trường khác, thị trường cạnh tranh khốc liệt trong khi thu nhập người dân còn rất thấp, những khó khăn về nguồn nhân lực… là những thách thức rất lớn. Ở Campuchia, mối nghi hoặc còn lớn hơn, bởi trước Viettel, đã có tới 7 nhà cung cấp dịch vụ, trong đó có đến 6 nhà cung cấp của các ông lớn của khu vực và thế giới đầu tư trực tiếp hàng chục năm, nhưng viễn thông Campuchia vẫn phát triển rất chậm. Còn Viettel, dù phát triển nhanh, nhưng so với những nhà đầu tư đi trước, thì không thể so sánh về công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm thương trường…

Nhưng Viettel lại có những sức mạnh mà các “ông lớn” không có. Một trong số đó chính là một khái niệm viễn thông mới, được đúc rút thành triết lý 4Any (mọi lúc, mọi nơi, cho mọi người, với giá rẻ), được Viettel mang nguyên sang thị trường Campuchia. Một mạng lưới vững chắc phủ khắp các tỉnh, thành phố được dựng lên trước ngày khai trương chính thức. Các gói dịch vụ được chia nhỏ phù hợp với từng đối tượng người tiêu dùng, với giá cước thấp hơn các nhà cung cấp khác tới gần 30%.

Tập đoàn Viettel được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại Campuchia. Tổng vốn đầu tư là 1.060.366 USD, để thiết lập và khai thác mạng viễn thông sử dụng công nghệ VoIP cung ứng dịch vụ điện thoại đường dài đi và đến trong phạm vi thị trường Campuchia và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

Đến tháng 6 năm 2010, chỉ sau hơn 1 năm chính thức cung cấp dịch vụ, không chỉ người dân và Chính phủ Campuchia, mà cả cộng đồng quốc tế cũng chính thức ghi nhận sự thành công của khái niệm viễn thông mà Viettel

75

mang tới, khi Frost&Sullivan vinh danh Metfone (thương hiệu của Viettel tại Campuchia) là “Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất của năm” ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bức tranh viễn thông Campuchia đã thay đổi với tốc độ phi mã, khi chỉ sau 1 năm, đã tăng mật độ di động từ 15% lên 40%, điện thoại cố định từ 1% lên 6%, Internet băng rộng từ 0,5% lên 2%…

Trong năm 2010, Viettel đã thực hiện ít nhất 3 thương vụ mua bán tại nước ngoài. Hồi đầu năm, Viettel đã bỏ khoảng 300 triệu USD để sở hữu trên 60% thị phần của mạng di động Teletalk tại nước Bangladesh. Tiếp đó, Viettel chi thêm 59 triệu USD để mua lại 70% cổ phần của Công ty Viễn thông Teleco tại Cộng hòa Haiti, đơn vị sở hữu mạng di động Teleco. Đồng thời, hãng cũng thắng thầu trị giá 28,2 triệu USD tại thị trường Mozambique. Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Hoàng Anh Xuân, năm 2009, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nhiều hãng viễn thông thế giới phải bán cổ phần của mình với giá giảm tới 4 lần. Đây chính là lý do khiến hãng nhận thấy cơ hội đến và đẩy nhanh chiến lược đầu tư ra nước ngoài. Dù vậy, vị lãnh đạo này cũng nhìn nhận những thác thức đối với họ không hề nhỏ vì phải đương đầu với rất nhiều tập đoàn, tổng công ty đa quốc gia khác. Viettel hiện có thị phần khá khiêm tốn trên thế giới, chỉ khoảng 0,02%. Hãng đang đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ chiếm khoảng 0,32%, tương đương 3,2 tỷ USD, vùng phủ dân số là 500 triệu dân ở khoảng 10-20 nước.

Sau Viettel đến lượt MobiFone tính chuyện "xuất khẩu" dịch vụ di động ra nước ngoài. Đây là xu hướng tất yếu trong bối cảnh thị trường viễn thông Việt Nam đang tiệm cận ngưỡng bão hòa.

Theo Chủ tịch MobiFone - Lê Ngọc Minh, trong thời gian ngắn nữa, hãng sẽ tiến hành đầu tư ra thị trường nước ngoài, thông qua việc liên kết, liên doanh với đối tác ngoại. Để thực hiện tham vọng này, MobiFone đã triển khai kế hoạch tổng thể như đào tạo nhân lực, duy trì tốc độ phát triển 25-30% một năm.

Trước đó, Viettel cũng bày tỏ tham vọng lọt top 10 thế giới trong việc đầu tư nước ngoài về viễn thông. Sau một thời gian "làm mưa làm gió" trên

76

thị trường viễn thông Lào, Campuchia, Viettel đang đặt mục tiêu sẽ chiếm thị phần lớn tại Haiti, Mozambique và Peru.

Vậy là, viễn thông Việt Nam đã đi qua một bước chuyển rất dài, từ là đối tượng tiếp nhận sang người đi đầu tư. Không chỉ đơn thuần là đầu tư nước ngoài, xuất khẩu dịch vụ viễn thông, Việt Nam đã “xuất khẩu” một khái niệm của riêng mình.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)