2.3.1.1. Về quy mô và cơ cấu xuất khẩu
Mặc dù xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong thời gian đã có sự khởi sắc. Tuy nhiên, qua phân tích ở trên cho thấy: dịch vụ viễn thông của Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu còn yếu, doanh thu của xuất khẩu chưa nhiều. Cụ thể:
Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập
quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ viễn thông phát triển, nhờ vậy khu vực dịch vụ viễn thông đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế… Nhưng đến nay kim ngạch xuất khẩu dịch vụ viễn thông mới chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể trong toàn ngành dịch vụ.
Thứ hai, quy mô xuất khẩu dịch vụ viễn thông nói chung còn rất nhỏ
khi xét trên các góc độ khác nhau. .
Thứ ba, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu dịch vụ viễn thông còn một số bất
hợp lý và chuyển dịch chậm.
81
Như đã phân tích xuất khẩu dịch vụ thông tin (chủ yếu là xuất khẩu dịch vụ viễn thông) của Việt Nam trong những năm gần đây đã cao hơn kim ngạch nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân của xuất siêu dịch vụ viễn thông là do chúng ta đã sớm xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Đồng thời Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch
phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010 và Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Trên cơ sở chiến lược phát triển
bưu chính viễn thông, ngành BCVT đã chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội ngũ...) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và khu vực.
Đối với lĩnh vực Viễn thông: Thực hiện việc cân đối lại giá cước dịch vụ viễn thông và Internet trên cơ sở giá thành và quan hệ cung cầu trên thị trường. Từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, ngành Viễn thông đã tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác trong các dự án hợp tác quốc tế hiện có. Tích cực tìm kiếm cơ hội và triển khai các hình thức hợp tác mới phù hợp pháp luật đầu tư và các cam kết quốc tế của Việt Nam. Tích cực tìm kiếm thị trường đầu tư kinh doanh ra nước ngoài phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế.
Đồng thời, với chính sách chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng, mạng viễn thông Việt Nam hiện nay đã được số hoá 100% với trình độ công nghệ ngang bằng với các nước trong khu vực, đảm bảo cung cấp các dịch vụ truyền thống như điện thoại, fax và cung cấp các dịch vụ mới như điện thoại di động, truyền số liệu và hình ảnh, internets... với chất lượng cao.
82
Tuy nhiên, trên thị trường dịch vụ viễn thông hiện tại, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam gần như vẫn nắm thế chủ lực trong khai thác dịch vụ viễn thông cơ bản và phần lớn các dịch vụ giá trị gia tăng. Hợp tác với nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông mới dừng ở hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Giá trị xuất khẩu dịch vụ viễn thông chủ yếu là dịch vụ điện thoại và Fax đi Quốc tế và phần thu bằng ngoại tệ trong nước.
Về chính sách giá cước, thời gian qua hệ thống giá cước viễn thông
của Việt Nam vẫn còn nhiều bất hợp lý và mất cân đối, giá cước các dịch vụ chưa rõ ràng, chưa hạch toán riêng rẽ, độc lập, bóc tách phân bổ chi phí cho từng loại dịch vụ. Hiện giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế và giá cước điện thoại di động của Việt Nam mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao hơn của các nước Đông Nam Á từ 25 - 35%. Cước điện thoại quốc tế từ Việt Nam đi Nhật gấp 7 lần từ Singapore đi Nhật, 6 lần từ Malaixia, 4 lần từ Giacácta, 3 lần từ Băngkok 2 lần từ Trung Quốc. Do vậy sức cạnh tranh của dịch vụ viễn thông kém, các dịch vụ gọi điện thoại và Fax chiều từ Việt Nam đi quốc tế tăng chậm ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ.
Bên cạnh đó, Nhà nước, cho phép nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường để tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh. Có thể thời gian đầu khi giảm giá cước, nhất là giá dịch vụ quốc tế, doanh thu ngoại tệ có thể theo đó giảm đi, nhưng sẽ thu hút dần lượng khách hàng tăng lên để tăng doanh thu. Hầu hết các dịch vụ giá trị gia tăng và có doanh thu cao đều nằm ở dịch vụ viễn thông, muốn giảm giá cước dịch vụ thì phải tính giá thành dịch vụ trên cơ sở các chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ hợp lý (chi phí gián tiếp và trực tiếp) đặc biệt với các dịch vụ như điện thoại di động và dịch vụ điện thoại, fax chiều đi Quốc tế cần phải ưu tiên tính toán giá cước theo chiều giảm để khuyến khích xuất khẩu.