Công nghiệp phần mềm nói chung và xuất khẩu phần mềm của Việt Nam nói riêng được đánh giá là ngành kinh tế mang hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn, có tiềm năng phát triển và là ngành tạo tiền đề để thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Xuất khẩu phần mềm của Việt Nam trong thời gian qua mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất, song kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm và thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và sự kỳ vọng từ các chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước.
2.2.3.1. Về phương thức xuất khẩu
Xuất khẩu phầm mềm của Việt Nam trong thời gian qua được thực hiện
theo ba phương thức: (i) Cung cấp phần mềm cho các tổ chức cá nhân nước
ngoài. (ii) Thành lập Trung tâm sản xuất phầm mềm ở nước ngoài. (iii) Xuất khẩu lao động phần mềm. Trong đó, phương thức xuất khẩu phần mềm qua biên giới vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trên thực tế cũng có doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc công ty con ở
nước ngoài, nhưng hình thức hoạt động này còn rất khiêm tốn.
Về sản phẩm: hình thức gia công phần mềm cho nước nước ngoài vẫn là chủ yếu.
2.2.3.2. Về quy mô xuất khẩu
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh quan hệ kinh tế với nước ngoài, ngành CNPM trong 10 năm gần đây đã có sự bứt phá ngoạn mục. Nếu như năm 2002 doanh thu phần mềm chỉ ở mức khiêm
77
tốn 100 triệu USD thì sau 8 năm con số này đã tăng tăng gấp hơn 10 lần đạt 1,064 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên lĩnh vực phần mềm tuy không còn giữ được tốc độ tăng trưởng cao như trước, nhưng doanh thu vẫn đạt 1,174 tỷ USD tăng trưởng 10% so với
năm 2010 (Biểu đồ 2.1). Các dịch vụ phần mềm như gia công phần mềm
(ITO), gia công quy trình kinh doanh (BPO), hạ tầng trung tâm dữ liệu, dịch vụ hosting, dịch vụ ứng dụng trên nền điện toán đám mây, các dịch vụ ứng dụng trên điện thoại di động, ngân hàng điện tử, thương mại điện tử,... đang ngày càng phát triển tại thị trường trong nước, cũng như thu hút các hợp đồng gia công cho nước ngoài. Đặc biệt, trong những năm gần đây, dịch vụ cung cấp giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống đã tăng trưởng mạnh dẫn đến quy mô doanh thu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng bình quân trên 35%/ năm.
Biểu đồ 2.1.Tăng trưởng doanh thu phần mềm của Việt Nam 10 năm (2002-2011)
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các nguồn: Sách trắng về công nghệ tin
và truyền thông Việt Nam, Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA), Hiệp hội phần mềm và dịch phần mềm Việt Nam (VINASA)
Hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Việt Nam năm 2002 mới đạt khoảng 20 triệu USD, đến năm 2007, con số này đã đạt 180 triệu
78
USD, tăng 8 lần trong vòng 5 năm. Tốc độ tăng trưởng xuất phần mềm giai đoạn 2002-2007 đạt bình quân 55%/ năm. Tuy nhiên, năm 2008 và 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh thu xuất khẩu phần mềm bị suy giảm mạnh, chỉ đạt 131 triệu USD năm 2008 và 130 triệu USD năm 2009. Đến năm năm 2010, hoạt động xuất khẩu phần mềm có sự hồi phục và tăng trưởng mạnh trở lại với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 355 triệu USD, tăng 5 lần so với năm 2005 và chiếm khoảng 35% tổng doanh
thu phần mềm cả nước (biểu đồ 2.2)
ư 20 30 45 70 110 180 131 130 355 0 100 200 300 400 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu USD Kim ngạch xuất khẩu phần mềm
Biểu đồ 2.2. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của Việt Nam (2002-2010)
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các nguồn: Sách trắng về công nghệ tin
và truyền thông Việt Nam, Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA), Hiệp hội phần mềm và dịch phần mềm Việt Nam (VINASA)
2.2.3.3. Thị trường xuất khẩu phần mềm của Việt Nam
Các thị trường xuất khẩu phần mềm chính của Việt Nam là Nhật Bản và Bắc Mỹ. Thị trường Mỹ tuy lớn nhưng rất khó thâm nhập. Vì thế, rất nhiều doanh nghiệp, trừ những doanh nghiệp có mối quan hệ riêng với những gia đình Việt kiều tại Mỹ, đang quay sang tập trung vào thị trường Tây Âu và Nhật, trong đó ưu tiêu số một là Nhật bởi Việt Nam và Nhật có khá nhiều điểm tương đồng do cùng thuộc châu Á.
2.2.3.4. Nguồn lực công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm
Mặc dù, yêu cầu về lao động đối với ngành CNPM là tương đối cao, nhưng tổng số lao động trong lĩnh vực CNTT đều có sự gia tăng hàng năm
79
và đạt khoảng 300.000 lao động năm 2011, tăng 33% so với năm 2008. Riêng tổng lao động trong ngành phần mềm đạt gần 79.000 lao động năm 2011, tăng khoảng 38% so với năm 2008. Năng suất lao động bình quân toàn ngành phần mềm và dịch vụ cũng đạt khá cao và có mức tăng trưởng khá, năm 2011 đạt 14.855 USD/lao động, nhưng với các doanh nghiệp có thâm niên cung cấp dịch vụ cho nước ngoài thì mức doanh thu đạt trên 20.000USD/người/năm, đặc biệt đối với lĩnh vực tích hợp hệ thống doanh thu đạt trên 30.000USD/người/năm.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về nhân lực ngành phần mềm của Việt Nam
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1. Nhân lực trong ngành CNTT- TT (người) Trong đó: Nhân lực phần mềm 200.000 57.000 226.300 64.000 250.290 71.614 300.000 78.894
2. Năng suất lao động phần mềm (USD/người/ năm)
12.000 13.750 14.816 14.855
3. Mức lương bình quân phần mềm (USD/người/ năm)
3.600 4.093 5.123 5.034
Nguồn: Sách trắng về Công nghệ thông tin và truyền thông năm 2011, 2012
Số lượng và chất lượng doanh nghiệp làm phần mềm của Việt Nam gia tăng đáng kể trong thời gian qua. Nếu như năm 2000 Việt Nam chỉ có khoảng 170 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, thì sau 5 năm con số này đã tăng lên 400 doanh nghiệp vào năm 2005. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2010 có khoảng 1.000 doanh nghiệp đang sản xuất phần mềm. Việt Nam đã có một số doanh nghiệp phần mềm có quy mô trên 1.000 người như FPT Information Systems, TMA, PSV,..., đặc biệt FPT Software đã có trên 3.500 lao động. Đến cuối năm 2010, cả nước đã có 02 doanh nghiệp đạt chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế CMMi cấp 5, và hàng chục công ty có chứng chỉ CMMi cấp 4, CMMi cấp 3 hoặc ISO-9001.
80
Tuy vậy, số công ty có hoạt động xuất khẩu phầm mềm và đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất khẩu phần mềm còn khá ít. Theo thống kê của Hiệp hội phần mềm và dịch phần mềm Việt Nam (VINASA), hiện nay cả nước có khoản 150 công ty có hoạt động xuất khẩu phầm mềm, nhưng doanh thu xuất khẩu chủ yếu tập trung từ các công ty có qui mô khá lớn như: FPT, CSC, GCS, Harvey Nash, Pyramid Consulting VN, TMA. Theo khảo sát của Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA), sáu công ty này chiếm hơn 90% trị giá xuất khẩu phần mềm của cả nước.