Tình hình sản xuất phần mềm của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO (Trang 62)

Khi nền kinh tế đã phát triển theo nền kinh tế thị trường thì phải tuân theo quy luật thị trường, tức là muốn bán được hàng phải có hàng tốt. Muốn hoạt động xuất khẩu phát triển phải có một nền sản xuất lớn mạnh. Hơn nữa, một đặc thù của ngành CNPM trên thế giới cũng như Việt Nam là các doanh nghiệp sản xuất kiêm luôn hoạt động kinh doanh, xuất khẩu chứ không phân ra doanh nghiệp sản xuất riêng, xuất khẩu riêng. Do đó luận văn điểm qua

56

thực trạng sản xuất phần mềm Việt Nam trước khi đi sâu phân tích hoạt động xuất khẩu phần mềm Việt Nam nói chung.

Với chủ trương phát triển công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó ưu tiên công nghiệp phần mềm, rất nhiều biện pháp ưu đãi và khuyến khích đầu tư đã được áp dụng. Quy mô nền sản xuất phần mềm Việt Nam vì thế cũng mở rộng dần qua các năm về cả phương diện doanh số, lao động và số lượng công ty trong ngành.

Năm 2000, doanh số toàn ngành sản xuất phần mềm Việt Nam mới đạt 50 triệu USD thì năm 2010 đã lên 1.064 triệu USD và năm 2011 là 1.179 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng trung bình ngành CNPM giai đoạn này là 33,4%. Đáng nói là tốc độ này cao hơn tốc độ tăng trưởng CNPM nên tỷ trọng doanh thu CNPM trong cơ cấu doanh thu toàn ngành CNTT càng ngày càng tăng. Tuy vậy, so mặt bằng chung của thế giới là 49%, tỷ trọng này vẫn còn thấp.

Theo Sách trắng CNTT và TT 2012, quy mô ngành CNPM Việt Nam

hiện nay:

- Có hơn 1.000 doanh nghiệp phần mềm, tăng gần sáu lần so với năm 2000, với tổng số lao động ngành CNPM đạt gần 79.000 người (phân nửa là ở TP.HCM). Một số doanh nghiệp có trên 1.000 lao động.

- Tổng doanh thu ngành CNPM năm 2011 chỉ đạt 1.170 triệu USD (tăng trưởng khiêm tốn 10%).

- Cả nước hiện có bảy khu CNPM tập trung đang hoạt động với tổng quỹ đất hơn 738.000m2, trong đó có 499 doanh nghiệp CNTT (279 doanh nghiệp trong nước và 220 doanh nghiệp nước ngoài).

Song song với sự gia tăng doanh số là sự gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Hiện cả nước có 3.500 đơn vị đăng ký làm phần mềm và với những chế độ ưu đãi như hiện nay, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động để giữ chỗ. Chẳng hạn như trong 6 tháng đầu năm 2011, riêng tại TP. HCM đã có 350 đơn vị mới đăng ký hoạt động sản xuất - kinh doanh CNTT, trong đó có 180 đơn vị đăng ký sản xuất -

57

dịch vụ phần mềm. Ước tính trong toàn bộ năm 2011, cả nước sẽ có khoảng 650 đơn vị đăng ký mới. Nhưng trong số 3.500 đơn vị hiện nay chỉ có 750 doanh nghiệp thực sự hoạt động. Với đà này, trong số những đơn vị sẽ được thành lập, sẽ chỉ có khoảng 35% đơn vị “sống được”, 25% hoạt động rồi ngưng. Còn 40% sẽ đăng ký nhưng không hoạt động.

Số lượng các công ty sản xuất phần mềm tăng nhưng số lao động trung bình của một công ty hầu như không thay đổi. Trong nhiều năm liền, con số này luôn là 20 người bởi tốc độ tăng quy mô lao động xấp xỉ tốc độ tăng số lượng các công ty. Quy mô hoạt động của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung còn rất nhỏ.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng cao nhưng xuất phát điểm thấp nên quy mô CNPM nước ta vẫn còn rất nhỏ bé, chưa thu hút được đầu tư từ các công ty phần mềm quốc tế lớn. Thị trường phần mềm nội địa Việt Nam còn rất nhỏ bé, manh mún. Thậm chí nhiều khách hàng còn không biết chính xác mình cần gì. Vai trò gợi mở nhu cầu của nhà cung cấp là rất quan trọng nhưng doanh nghiệp phần mềm nước ta lại chưa làm tốt công tác này. Còn những khách hàng lớn, có đủ vốn và kiến thức về phần mềm thì đòi hỏi khá cao. Họ thường hướng đến những doanh nghiệp nước ngoài chứ chưa mấy tin tưởng vào doanh nghiệp trong nước. Với tình hình này, nếu CNPM Việt Nam chỉ hướng vào thị trường trong nước thì sẽ rất khó phát triển. Nhưng rào cản để Việt Nam bước vào thị trường quốc tế cũng khá lớn khi xét đến trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực nước ta. Chính vì vậy mà cho đến giờ vẫn chưa có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Và có lẽ cũng vì thế mà hiện chưa có một cơ quan nào tiến hành thống kê chính thức về hoạt động xuất khẩu phần mềm nước ta. Tất cả số liệu chỉ là ước tính dựa trên hoạt động của một số đơn vị thuộc một hiệp hội nào đó.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO (Trang 62)