Việc xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm cũng giống như xuất khẩu hàng hóa, đôi khi cũng gặp phải nhiều trở ngại. Đó chính là rào cản đang ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu dịch vụ. Do thương mại dịch vụ thường đòi hỏi sự di chuyển tạm thời vị trí của người cung ứng dịch vụ hoặc khách hàng, nên những hạn chế đối với dịch vụ phần lớn xuất phát từ những quy định mang tính phân biệt đối với sự di chuyển này. Rất khó xác định các rào cản đối với thương mại dịch vụ. Phần lớn những rào cản này không xảy ra “ở biên giới,” mà có thể thông qua quản lý các ngành dịch vụ chặt chẽ trong những khuôn khổ luật lệ của từng quốc gia. Mặt khác, các nhà cung ứng nước ngoài có thể cũng phải trả một khoản “phí gia nhập” hoặc vấp phải những hạn chế về thị phần. Các chính sách nhằm hạn chế thương mại dịch vụ có thể bao gồm hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, các quy định cấm, trợ cấp, thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép và mua sắm chính phủ.[24]
Thứ nhất, các rào cản liên quan đến các quy định quốc tế về cung ứng
dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ bao gồm rất nhiều ngành khác nhau, từ dịch vụ chuyên môn, kiến trúc tới viễn thông, vận tải v.v. Đây là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Ngành dịch vụ hiện đóng góp 60% GDP của thế giới (Lovelock và Wirtz, 2007). Ở các nước OECD, tỷ trọng này lên đến 70% (OECD, 2000: 3). GDP của lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 90% GDP của Hồng Kông, 80% GDP của Mỹ, 74% GDP của Nhật Bản, 73% GDP của Pháp, 73% GDP của Anh và 71% GDP của Canađa. Dịch vụ đóng góp trên 50% GDP của các nền kinh tế Mỹ La Tinh như Braxin và Áchentina, trên 60% GDP của các nước công nghiệp hóa mới ở châu Á như Xingapo, Đài Loan và Malaysia. Dịch vụ cũng chiếm tới 48% GDP của Ấn Độ và 40% GDP của Trung Quốc. Trong giai đoạn 1988 - 2003, đóng góp của ngành dịch vụ cho giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế
34
OECD tăng từ 60% lên 68%, còn đóng góp của ngành công nghiệp lại giảm từ 34% xuống còn 29%.
Một trong những ưu tiên hàng đầu của các nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán thương mại dịch vụ tại vòng đàm phán Doha là tăng cường tiếp cận thị trường thông qua phương thức 4. Vòng Doha là vòng đàm phán đầu tiên đàm phán về thương mại dịch vụ trong số 9 vòng đàm phán đa phương kể từ khi ra đời Hiệp định về thương mại và thuế quan (General Agreement on Tariffs and Trade - gọi tắt là GATT) năm 1947. Trước đó, vòng đàm phán Urugoay (là vòng đàm phán đa phương thứ 8-kết thúc năm 1994) đã xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại dịch vụ mà nền tảng của nó là Hiệp định Thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services - gọi tắt là GATS). Các cuộc đàm phán dịch vụ sau đó đều dựa trên các quy định của GATS.
Các Thành viên WTO, đặc biệt là các nước phát triển đặt ra rất nhiều hạn chế đối với di chuyển của các tự nhiên nhân theo Phương thức 4 trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), các hạn chế này có thể là yêu cầu về lương, các thủ tục thị thực phức tạp, “kiểm tra nhu cầu kinh tế”, không công nhận bằng cấp chuyên môn, áp đặt các quy yêu cầu phân biệt đối xử hoặc các yêu cầu cấp phép rườm rà, đóng bảo hiểm xã hội không tương xứng với lợi ích thu được, và yêu cầu đăng ký hoặc yêu cầu phải là thành viên của các tổ chức chuyên môn. Bên cạnh đó, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 vào Hoa Kỳ, các vấn đề an ninh đã nảy sinh và trở thành một thách thức lớn đối với các chính sách nhập cư.
Các nước phát triển lo sợ rằng việc thuê các nước đang phát triển cung ứng một số loại dịch vụ có thể dẫn tới mất việc làm ở nước mình. Điều này đã khiến các chính phủ tại các nước phát triển đưa ra các đạo luật cản trở việc thuê nước ngoài cung ứng dịch vụ. Tới tháng 3 năm 2005, 40 bang của Hoa Kỳ đã đưa ra 112 đạo luật chống lại việc thuê nước ngoài cung ứng dịch vụ. Tại Châu Âu, có những quy định pháp lý đưa ra để bảo vệ công nhân trong những hợp đồng thuê nước ngoài thực hiện, được biết
35
đến dưới cái tên là “Chuyển giao công việc và bảo vệ người lao động”. Tất cả những quy định này có thể biến thành những rào cản trong tương lai đối với cung ứng dịch vụ qua biên giới. Các cuộc đàm phán hiện nay của GATS trong vòng đàm phán thương mại Doha đang tạo cơ hội quý báu để đảm bảo việc mở cửa thị trường.
Ngoài ra, thương mại trong một số ngành dịch vụ có thể bị cấm thực hiện, hoặc chịu nhiều hạn chế về số lượng. Các biện pháp kiểm soát giá cũng được sử dụng nhằm đảm bảo rằng giá cả đưa ra không mang tính thao túng thị trường hay độc quyền. Thuế quan cũng được áp dụng nhằm hạn chế thương mại dịch vụ thông qua những hoạt động di chuyển qua biên giới như phí visa, thuế vào - ra,… hoặc thương mại của những dịch vụ được lồng ghép trong hàng hóa, chẳng hạn như phim ảnh, các chương trình truyền hình,… hoặc đối với những hàng hóa cần có đầu vào để sản xuất dịch vụ, chẳng hạn như máy tính, thiết bị viễn thông,… Các ngành dịch vụ đôi khi cũng được hỗ trợ thông qua những biện pháp trợ cấp, đặc biệt là trong xây dựng, truyền thông và vận tải - chính điều này đã gây khó khăn cho việc thực hiện tự do thương mại.
Thứ hai, các rào cản cơ cấu đối với dịch vụ do sở hữu Nhà nước tạo
ra. Bao gồm: Tư nhân hóa và tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước không
hoạt động trong các thị trường mang tính độc quyền tự nhiên hoặc không trong các lĩnh vực như quốc phòng hoặc dịch vụ công thuần túy. Cần phải tái cơ cấu trước khi tư nhân hóa để tránh các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền hoặc chi phối. Đưa các doanh nghiệp Nhà nước và các đơn vị khác do Nhà nước sở hữu vào diện điều chỉnh của các quy định mua sắm Chính phủ đối với dịch vụ.
Thứ ba, các rào cản pháp lý đối với dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ có
truyền thống được quản lý tương đối chặt chẽ trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Rất nhiều hạn chế về quy định pháp lý hiện nay không còn cơ sở kinh tế nữa ngoài lý do bảo hộ các doanh nghiệp đang hoạt động và các nhóm có lợi ích đặc biệt. Tại Việt Nam, sự phát triển của các ngành dịch vụ
36
cạnh tranh bị hạn chế bởi khuôn khổ thể chế và pháp lý cứng nhắc và nhiều quy định không theo kịp các yêu cầu của một nền kinh tế thị trường hiện đại, tự do và dựa vào các doanh nghiệp. Trong vòng 20-25 năm vừa qua, nhiều nước, kể cả phát triển và đang phát triển, đã tự do hóa đáng kể thị trường dịch vụ của mình và đã cải cách các quy định trong lĩnh vực dịch vụ. Rất nhiều nước đã đơn phương thực hiện quá trình này (ví dụ trong lĩnh vực viễn thông). Nhìn chung, cải cách trong lĩnh vực dịch vụ đã làm tăng cạnh tranh, cung ứng dịch vụ tốt hơn, giảm giá và đem tới nhiều lựa chọn hơn. Các nghiên cứu thực nghiệm về lợi ích hiệu quả thu được từ cải cách pháp lý tại các nước OECD đã cho thấy GDP có thể tăng tới 6%, tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của môi trường pháp lý. Với môi trường ban đầu có nhiều hạn chế hơn, có nhiều lý do để tin rằng lợi ích thu được từ cải cách môi trường pháp lý sẽ còn lớn hơn:
Môi trường kinh doanh. Mặc dù, từ những năm 1990 trở lại đây, Việt
Nam đã có nhiều cải cách về chính sách, tạo điều kiện cho các nhà cung ứng dịch vụ tham gia thị trường. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà đầu tư vẫn gặp phải nhiều rào cản quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh hay tham gia thị trường dịch vụ. Các rào cản đã cản trở sự hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp và ngăn chặn nhà đầu ttư ntước ngoài tham gia thị trường. Việt Nam chỉ đứng thứ 93 trong tổng số 183 nền kinh tế được Ngân hàng Thế giới xếp hạng hàng năm về chỉ số “Dễ dàng kinh doanh”. Xếp hạng này căn cứ trên báo cáo khảo sát hàng năm về những quy định có ảnh hưởng hạn chế hay tăng cường hoạt động kinh doanh. Xét về khía cạnh “dễ dàng cho kinh doanh” trong năm 2009 - một tiêu chí khách quan để đánh giá các quy định về kinh doanh cũng như việc thực thi các quy định này, do Ngân hàng thế giới thông báo - Việt Nam xếp hạng 92 trên tổng số 181 nước. Sự “dễ dàng cho kinh doanh” tại Việt Nam trong năm 2009 được nhìn nhận là thấp hơn năm 2008 (lùi 5 hạng so với năm 2008). Điểm số của Việt Nam đặc biệt thấp đối với các khía cạnh như “bảo vệ nhà đầu tư (xếp hạng 170), đóng thuế (hạng 140) hoặc đóng cửa doanh nghiệp (hạng 124).
37
Quan liêu. Tệ quan liêu trong hệ thống hành chính của Việt Nam đã
giảm năng suất của các nhà cung ứng dịch vụ hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài (và các nhà cung ứng phần mềm Việt Nam) thường phàn nàn về bảo hộ sở hữu trí tuệ không hiệu quả ở Việt Nam. Tệ quan liêu đặc biệt trầm trọng ở lĩnh vực hải quan, không có sự phối hợp đầy đủ và và thiếu nỗ lực để đơn giản hóa các hoạt động kiểm soát.
Tự do của doanh nghiệp. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế Việt
Nam đã giảm dần nhưng đôi khi vẫn bị coi là hạn chế hoạt động kinh doanh. Gói cải cách thuế năm 2009, bao gồm giảm thuế thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp nhìn chung được đánh giá tích cực nhưng một vài thách thức về thể chế chính vẫn hạn chế tự do kinh tế nói chung tại Việt Nam. Nhìn chung, môi trường pháp lý và thể chế vẫn chưa hiệu quả và minh bạch. Đầu tư nước ngoài bị hạn chế bởi quá trình rà soát, tệ quan liêu và sự không minh bạch và hệ thống pháp lý không minh bạch. Điểm số về sự tự do kinh tế của Việt Nam là 51, đưa Việt Nam xếp hạng 145 về chỉ số tự do kinh tế do Tổ chức Heritage tổng hợp. Điểm của Việt Nam tăng 0,6, phản ánh sự tiến bộ rất khiêm tốn. Việt Nam xếp hạng 32 trong số 41 nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thấp hơn mức trung bình của thế giới.[25] 1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông và phần mềm của một số quốc gia trên thế giới
1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Trung Quốc
1.3.1.1. Xuất khẩu dịch vụ viễn thông của Trung Quốc
Trong năm 2005, Trung Quốc đã thu nhập được 72 tỷ USD từ xuất khẩu các thiết bị viễn thông và công nghệ liên quan đến lĩnh vực này, con số này cao hơn gấp đôi so với 32 tỷ USD trị giá xuất khẩu đạt được hai năm trước đó. Trong nước, các công ty điện thoại của Trung Quốc chi tiêu hơn 20 tỷ USD mỗi năm cho các cơ sở hạ tầng điện thoại di động và cố định. Khi Chính phủ nước này chuẩn bị cấp giấy phép vận hành các mạng lưới điện thoại di động 3G (Thế hệ thứ ba), chắc chắn sẽ có thêm một đợt đầu tư nữa, ước tính khoảng từ 30-40 tỷ USD trong giai đoạn là ba năm.
38
Liệu đây có phải là một cao trào đối với ngành chế tạo thiết bị viễn thông của Trung Quốc không? Điều này dường như hoàn toàn đúng đối với Hãng Huawei Technologies, ngọn cờ đầu của Trung Quốc trong ngành công nghiệp này. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến này được dự đoán sẽ có thu nhập tăng trưởng 30% lên 7,8 tỷ USD trong năm nay. Và sau khi đã được chứng kiến gần như toàn bộ doanh số bán hàng nước ngoài của mình là ở các nước đang phát triển, năm nay công ty đã công bố về một loạt các hợp đồng của mình ký kết với các nhà vận hành ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Xuất khẩu của công ty thiết bị viễn thông lớn thứ hai của Trung Quốc ZTE Corp. cũng đang tăng lên, đạt 130% trong nửa đầu của năm 2006, chiếm đến 30% trong tổng thu nhập 1,27 tỷ USD trong cùng thời kỳ. Cũng giống như Huawei, công ty này đang gây nên một sự kinh ngạc trên toàn thế giới khi bán các thiết bị với mức giá thấp hơn nhiều so với giá mời chào của các hãng chế tạo thiết bị lớn khác trên thế giới.
Liệu có phải với sự thành công của hai công ty này, thế giới đang mất dần thị phần về tay họ? Trung Quốc đang chiếm được những thị phần rất lớn và ngày càng tăng trong lĩnh vực thiết bị viễn thông thế giới? Nhưng không, trong hầu hết các bộ phận của ngành công nghiệp này, từ cơ sở hạ tầng điện thoại cố định và di động đến các thiết bị cầm tay, các công ty của Trung Quốc còn xa mới có thể chiếm được vị trí thống trị, nhưng họ đang gây ra một mối đe doạ ngày càng tăng đối với các hãng khổng lồ của thế giới.
Xét đến thị trường trong nước, nhờ có sự tăng trưởng mạnh và liên tục về số người thuê bao điện thoại di động (tăng hơn 33 triệu trong nửa đầu của năm 2006 lên đến 426 triệu), nên đã có những khoản tiền lớn đang được đổ vào cơ sở hạ tầng điện thoại di động. Các bộ phận khác của thị trường, đáng chú ý là các thiết bị băng thông rộng cũng đang tăng trưởng nhanh. Kết quả là, tổng đầu tư vốn trong ngành viễn thông trong nửa đầu năm 2006 đã đạt 85 tỷ Rmb (10,7 tỷ USD), cao hơn 9% so với nửa đầu năm 2005. Cung ứng cho thị trường này là một danh sách dài các nhà sản xuất. Huawei dẫn đầu danh sách, nhưng không vượt xa hơn Hãng Ericsson
39
của Thuỵ Điển là mấy. Trên phạm vi toàn cầu, Ericsson chủ yếu đã từ bỏ thị trường máy di động cầm tay vào năm 2001 khi hãng này chuyển nhượng những lợi ích của mình trong lĩnh vực này vào một liên doanh với Hãng Sony của Nhật Bản. Điều này có thể làm hạ thấp vị thế của họ, nhưng họ đang tập trung vào một lĩnh vực khác: công ty này đang liên tục là nhà cung cấp hàng đầu thiết bị GSM cho Trung Quốc, đây là phần xương sống trong hầu hết các mạng điện thoại di động ở nước này. Và Ericsson sẽ duy trì vị trí này: trong nửa đầu năm 2006, công ty đã ký kết một hợp đồng trị giá 550 triệu USD với China Mobile để lắp đặt và nâng cấp các cơ sở hạ tầng trên phạm vi của hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc.
Vị trí thứ ba hiện nay của ZTE là rất ấn tượng. Nhưng thành tích trong nước của hãng đã bị sa sút vào năm 2005, điều này được che dấu bằng một sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán ở nước ngoài. Và họ còn phải đối mặt với một mối đe doạ rằng một loạt các công ty khổng lồ của nước ngoài đang đuổi đằng sau: Alcatel (thông qua Liên doanh Alcatel Shanghai Bell), Motorola, Nokia và Siemens. Các vụ sát nhập Nokia và Siemens, và có thể là Alcatel với Lucent, sẽ làm thay đổi hơn nữa cán cân thăng bằng theo hướng phương hại tới các công ty của Trung Quốc.
Thị phần tổng thể của Huawei cũng có thể quy cho thực tế rằng họ bán hàng trong quá nhiều lĩnh vực khác nhau, các thiết bị cố định và di động, từ máy cầm tay đến các thiết bị định tuyến - Router. Tuy nhiên, sự dàn trải rộng này không nhất thiết phải là một nguồn gốc cho sự tăng trưởng dài hạn. Như một nhà phân tích trong ngành công nghiệp đã nhận xét, Huawei