Ngoài những lợi thế trên, Hà Nội cũng có không ít hạn chế và yếu
kém. Đây là những khó khăn, thách thức mà Hà Nội đang đối diện khi thu hút vốn
ĐTTTNN.
Về vị trí địa lý, vị thế cũng là một bất lợi cho Hà Nội trong thu hút vốn ĐTTTNN. Hà Nội nằm sâu trong nội địa, vì vậy, khi xuất khẩu hàng hoá, các doanh nghiệp phải chịu chi phí vận chuyển đến cảng Hải Phòng, các dự án thƣờng
38
lựa chọn ở các tỉnh giáp Hà Nội mà không đầu tƣ vào trung tâm. Vị thế của Hà Nội thuận tiện cho phát triển dịch vụ hơn.
Về trình độ phát triển của nền kinh tế, một lý do thƣờng đƣợc đƣa ra để giải thích cho những điểm yếu kém trong sự phát triển của Hà Nội đó là lý do lịch sử. Khu vực phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đã nhiều năm theo hệ thống kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thiếu kinh nghiệm về kinh tế thị trƣờng và ứng xử với các nhà ĐTNN. Cán bộ vẫn ngồi chờ việc đến, suy nghĩ theo kiểu kế hoạch hóa tập trung và kỳ vọng vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc. Theo cách suy nghĩ này, những vấn đề nhƣ năng lực hạn chế của bộ máy hành chính và cơ cấu tổ chức xã hội, suy nghĩ chậm đổi mới đã cản trở sự phát triển của Hà Nội. Nhƣng ảnh hƣởng này đã giảm dần theo thời gian.
Về đội ngũ lao động, sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, lao động của Hà Nội tuy dồi dào song Thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 mới đạt 35%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%. Chất lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành. Cơ cấu và chất lƣợng nguồn lao động chƣa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hơn nữa, chi phí lao động của Hà Nội cao hơn so với các vùng khác. Theo Nghị định 107/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2010 về Quy định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân ngƣời nƣớc
ngoài tại Việt Nam, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng mức 1.350.000
đồng/tháng – 1.550.000 đồng/tháng, trong khi đó mức lƣơng tối thiểu ở các vùng khác là 1.100.000 đồng/tháng – 1.170.000 đồng/tháng. Chi phí nhân công cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá. Vì vậy, về chi phí lao động, Hà Nội không có lợi thế khi so sánh với các địa phƣơng khác.
Về cơ sở hạ tầng, hệ thống đƣờng xá vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu hệ thống đƣờng vành đai. Một thực tế hiện nay ở Hà Nội, đƣờng xá tuy đƣợc đầu tƣ nâng cấp, tu sửa thƣờng xuyên nhƣng rất chật hẹp và nhanh xuống cấp. Đƣờng xá hẹp
39
gây nhiều phiền hà: thƣờng xuyên tắc đƣờng, các phƣơng tiện giao thông cỡ lớn ít đƣợc tham gia giao thông trong nội thành, vì vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp (với cùng một lƣợng hàng phải vận chuyển nhiều lần sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm). Thực trạng đƣờng xá giao thông cũng cho thấy sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành của Thành phố không tốt: một con đƣờng vừa hoàn thành lại đào lên để lắp đặt các hệ thống cung cấp điện, nƣớc, điện thoại, thoát nƣớc…, không những mất mỹ quan mà còn gây khó khăn cho các phƣơng tiện tham gia giao thông. Thành phố thiếu hệ thống đƣờng vành đai, vì vậy để vận chuyển hoàng hoá từ các KCN, từ các doanh nghiệp đi tiêu thụ hay ra cảng biển Hải Phòng, cảng hàng không Nội Bài đều phải đi qua Thành phố (nội thành), trong khi đó, các phƣơng tiện cỡ lớn (xe chở container) chỉ đƣợc tham gia giao thông trong khoảng thời gian nhất định, do đó gây khó khăn trong việc tập kết hàng hoá và vận chuyển tới nơi tiêu thụ.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng
chƣa hoàn hảo, có nhiều dự án các chủ đầu tƣ phải tự đầu tƣ để xây dựng cơ sở hạ tầng đến nơi đặt dự án, làm tăng chi phí triển khai dự án, giảm lợi nhuận của cả đời dự án. Việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ cũng còn nhiều tồn tại. Mạng lƣới cấp điện, cấp nƣớc, vệ sinh môi trƣờng... chƣa đáp ứng yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Về chính sách – pháp luật, hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều mâu thuẫn và chƣa phù hợp với các cam kết quốc tế đã tham gia. Yêu cầu sửa đổi đã đƣợc đặt ra cách đây nhiều năm song nhiệm vụ này tiến hành rất chậm so với tiến độ đặt ra. Hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tƣ còn thiếu đồng bộ, thiếu phối hợp thống nhất giữa các bộ luật liên quan đến đầu tƣ và kinh doanh, làm khó cho doanh nghiệp và ngay cả các nhà quản lý ở cấp địa phƣơng trong quá trình thực hiện, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp. Kiểu tranh cãi con gà và quả trứng, thực thi việc gì trƣớc, theo luật này hay luật kia… hay xảy ra. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung, chƣa có thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể. Chính đây là nguyên nhân làm
40
chậm quá trình phát triển, đầu tƣ của doanh nghiệp. Nhiều nhà ĐTNN đã tỏ ra “khó chịu” với kiểu trải thảm đỏ khi mời, nhƣng khi khách tìm đến thì chủ nhà dửng dƣng.
Tóm lại, Hà Nội có nhiều lợi thế nhƣng cũng không ít bất lợi khi thu
hút ĐTTTNN. Để mở rộng thu hút ĐTTTNN vào địa phƣơng trong thời gian tới, UBND Thành phố, các Sở, Ban, Ngành cần phân tích kỹ lƣỡng những lợi thế và bất lợi của Hà Nội để từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm khai thác triệt để lợi thế, giảm thiều những hạn chế còn tồn tại.