Những thách thức

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 90)

- Bối cảnh quốc tế:

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới làm cho nguồn vốn FDI toàn cầu bị thu hẹp lại, dòng vốn FDI vào Châu Á, trong đó có Việt Nam đang bị gián đoạn. Các TNCs đã và đang điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh của để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự điều chỉnh chiến lƣợc của các TNCs tác động đến cả những dự án đã đƣợc cấp phép và các dự án tiềm năng. Nhiều TNCs phải tạm thời phải thu hẹp phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tƣ không có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy, nhiều dự án FDI đã đƣợc cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện, làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trƣớc. Đối với những nhà đầu tƣ tiềm năng, Hà Nội vẫn là thị trƣờng hấp dẫn đối với họ nhƣng chắc chắn phải mất nhiều thời gian hơn để cân nhắc, quyết định tiến hành dự án đầu tƣ; các ngân hàng cũng không dễ đƣa ra quyết định cho vay các dự án lớn trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu.Trong bối cảnh các dòng vốn ĐTNN đang tìm kiếm cơ hội đầu tƣ sau khủng hoảng, sự chậm trễ trong triển khai dự án, các vùng quy hoạch treo sẽ là rào cản rất lớn đối với môi trƣờng kinh doanh của Hà Nội.

- Tình hình trong nƣớc:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã và đang tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc, thể hiện rõ nhất là xu hƣớng ngƣời dân phải tính toán kỹ lƣỡng hơn các khoản chi tiêu khiến thị trƣờng tiêu dùng giảm

83

sút, do vậy nhiều doanh nghiệp vốn đã gặp khó khăn nay lại gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm.

Thứ hai, một số doanh nghiệp đang hoạt động thu hẹp quy mô sản xuất sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong thời gian tới.

Thứ ba, thách thức về quản lý một đô thị sau sáp nhập với diện tích rất lớn, dân số nông nghiệp, nông thôn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao ở một số địa bàn, có sự chênh lệch khá lớn về phát triển giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành cũ của Hà Tây về thu nhập, cơ sở vật chất - kỹ thuật phát triển thiếu đồng bộ. Nguồn nhân lực tuy dồi dào nhƣng thiếu đào tạo để có thể tham gia ngay vào hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại.

Thứ tư, các lợi thế cạnh tranh đã có nhƣ lao động giá rẻ trong ngắn hạn, các điều kiện gia nhập thị trƣờng thuận lợi cũng đang mất dần vai trò là yếu tố quyết định trong thu hút FDI.

3.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội đến năm 2020

Thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã đƣợc thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngày 19/9/2011 Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phƣơng thực hiện Chỉ thị 1617/CT-TTg về việc tăng cƣờng thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhằm thu hút, quản lý FDI giai đoạn 2011 - 2020, hiện nay, các Bộ, ngành, địa phƣơng của Hà Nội đã và đang tích cực triển khai các giải pháp trong chỉ thị này theo hƣớng:

(1) Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả vốn FDI;

(2) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về ĐTNN;

(3) Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nƣớc về ĐTNN. Việc thu hút FDI sẽ không đặt nặng về lƣợng vốn đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân FDI. Thu hút FDI phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020.

(4) Thu hút FDI có chọn lọc, định hƣớng vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trƣờng; lĩnh vực tạo liên kết với các khu vực

84

kinh tế khác và liên kết vùng; công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh; lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực... Hạn chế thu hút FDI trong những lĩnh vực phi sản xuất, làm gia tăng nhập siêu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và đất đai, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng.

3.3. Một số khuyến nghị chính sách và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội

3.3.1. Giải pháp từ phía Hà Nội và các cơ quan quản lý

Vai trò của FDI đối với mỗi địa phƣơng là không thể phủ nhận. Thực tế đã cho thấy có một mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển kinh tế của địa phƣơng với lƣợng vốn FDI thu hút đƣợc. Đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đòi hỏi phải đƣợc cụ thể hoá cho phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. Hơn thế nữa, đối tƣợng thực thi những chính sách này cũng nhƣ ngƣời hƣớng dẫn thực thi chính sách lại diễn ra tại một địa phƣơng cụ thể. Vì thế, để thu hút FDI hiệu quả cần vận dụng sáng tạo các chủ trƣơng, chính sách vào tình hình cụ thể của Hà Nội. Trong bối cảnh có sự suy giảm kinh tế nói chung và FDI nói riêng, việc tăng cƣờng thu hút FDI đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời gian tới cần đƣợc coi trọng hơn, cần khai thác đƣợc tốt nhất lợi thế cạnh tranh của Hà Nội khi so sánh với các thành phố khác trong cả nƣớc cũng nhƣ các thành phố khác trong trong khu vực cũng đang tìm mọi biện pháp để thu hút dòng vốn FDI. Vì vậy, Hà Nội cần tạo ra những đột phá trên cơ sở áp dụng những mức ƣu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật hiện hành chung của cả nƣớc, đồng thời xây dựng và thực hiện các giải pháp đặc thù. Các nhóm giải pháp cần tập trung gồm:

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Năm 2010, Hà Nội lập Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 cho một thành phố 9,1 triệu dân vào năm 2030 và trên 10 triệu dân vào năm 2050. Đảng ta đã chỉ rõ “Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển theo quy hoạch“ [7]. Vì vậy, công tác thẩm tra, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ theo nguyên tắc tuân thủ quy

85

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu. Trong thời gian tới, Hà Nội cần chủ động chủ trì và phối hợp với các cơ quan hữu quan và các địa phƣơng sớm xây dựng định hƣớng quy tụ các dự án FDI vào các KCN, khu chế xuất đƣợc xây dựng phù hợp theo quy hoạch, đáp ứng các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật - xã hội hiện đại với các tiêu chuẩn kiểm soát môi trƣờng nghiêm ngặt. Chú trọng xem xét, đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của dự án, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công nghệ, môi trƣờng sinh thái, phát triển nguồn nhân lực, tác động đến cộng đồng dân cƣ, sự liên kết với doanh nghiệp trong nƣớc, thị trƣờng, đối tác …

Sau đó, cần tuân thủ quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tƣ (về điều kiện cấp phép, lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan). Đồng thời cần có sự tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các Bộ quản lý ngành trong quá trình thẩm tra dự án.

3.3.1.2. Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư

- Xây dựng chính sách ƣu đãi đầu tƣ phù hợp với định hƣớng thu hút ĐTNN giai đoạn 2011 - 2020.

- Tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản thủ tục mở văn phòng đại diện, các chi nhánh của các công ty nƣớc ngoài hoạt động ở Hà Nội.

- Tăng cƣờng các ƣu đãi về tài chính và các điều kiện khác để khuyến khích mạnh mẽ ĐTNN vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ cơ khí, điện tử, năng lƣợng, dịch vụ chất lƣợng cao phù hợp với danh mục các dự án gọi vốn ĐTNN, trong đó xác định rõ sản phẩm, công suất, tiến độ, trình độ công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ, địa bàn thực hiện dự án, các chính sách khuyến khích ƣu đãi… phổ biến rộng rãi các thông tin này trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn Hà Nội cần đƣợc góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp tại Việt Nam thay vì chỉ đƣợc góp vốn bằng tiền Việt Nam có nguồn gốc đầu tƣ tại Việt Nam nhƣ hiện nay.

86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với tăng cƣờng thu hút ĐTNN vào thị trƣờng tài chính trên địa bàn, cần cho phép các ngân hàng nƣớc ngoài mở rộng dịch vụ kinh doanh nội tệ và ngoại tệ, cung ứng tín dụng cho hoạt động kinh tế đối ngoại cho các công ty Việt Nam và công ty nƣớc ngoài. Đây là một giải pháp quan trọng vì các ngân hàng nƣớc ngoài hiểu biết về thị trƣờng thế giới hơn, có nhiều năng lực thẩm định và đề xuất các dự án kinh doanh hiệu quả hơn… Các ngân hàng nƣớc ngoài gia tăng hoạt động sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn hơn, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam sẽ hiệu quả hơn.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đƣợc tiếp cận rộng rãi thị trƣờng vốn, đƣợc vay tín dụng, kể cả trung và dài hạn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, tuỳ thuộc vào hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ của dự án và có thể đảm bảo bằng tài sản của các công ty mẹ ở nƣớc ngoài. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ĐTNN niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động tài chính của doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

- Quan tâm và ƣu tiên đặc biệt đối với các nhà đầu tƣ lớn, dự án lớn, có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn; cả công nghệ nhỏ chƣng chuyển giao công nghệ hiện đại hoặc phát triển các vùng sâu vùng xa hay trong các lĩnh vực đƣợc lựa chọn phát triển.

3.3.1.3. Chuyển giao công nghệ có chọn lọc

Khoa học công nghệ là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất quyết định năng suất lao động. Vì vậy cần khuyến khích toàn diện với mức cao nhất có thể cho các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ hiện đại, hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ sạch ở những vùng thích hợp trong thủ đô. Xây dựng các trung tâm dịch vụ tƣ vấn và thẩm định công nghệ để giúp các nhà quản lý và phía Việt Nam thực hiện việc giám định chất lƣợng và giá cả nghiêm minh, tránh tình trạng nhập khẩu hoặc chuyển giao thiết bị máy móc lạc hậu với giá cao.

3.3.1.4. Đẩy mạnh công tác giải ngân

Việc giải ngân FDI chậm do các dự án không triển khai đúng tiến độ gây lãng phí nguồn lực đất đai. Hà Nội cần tích cực hỗ trợ các nhà đầu tƣ trong việc

87

giải ngân nguồn vốn FDI. Trƣớc mắt, Hà Nội cần tập trung cho công tác giải ngân có hiệu quả nguồn vốn FDI đối với các dự án đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ tại các địa phƣơng. Trƣớc hết, rà soát lại các dự án trên từng địa bàn, rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hỗ trợ cho công tác giải phóng mặt bằng giao đất cho nhà đầu tƣ theo cam kết gắn liền với an ninh xã hội. Đặc biệt là tập trung sự quan tâm cho việc giải ngân các dự án có quy mô lớn, có ảnh hƣởng quan trọng đến kinh tế vùng, đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.3.1.5. Phát triển cơ sở hạ tầng

Hạn chế về cơ sở hạ tầng hạn chế thu hút các dự án FDI hiện tại và tƣơng lai. Theo Chủ tịch JETRO - ông Michitaka Nakatomi, một hệ thống đƣờng bộ phát triển là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Hơn thế nữa, xét từ quan điểm kinh doanh, xây dựng đƣờng bộ hay các hoạt động khác liên quan nhƣ quản lý hệ thống đƣờng cao tốc công nghệ cao (điều khiển giao thông và thu lệ phí) đều là các cơ hội tốt cho doanh nghiệp Nhật Bản [56]. Gần đây, Cộng hòa Áo cũng đã bày tỏ mong muốn có cơ hội đầu tƣ vào lĩnh vực hạ tầng giao thông của Hà Nội. Nhƣ vậy, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ là điều kiện cần để tăng sự hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tƣ triển khai các dự án và kế hoạch đầu tƣ của mình mà còn là cơ hội lớn để thành phố tăng cƣờng thu hút vốn ĐTNN đầu tƣ vào lĩnh vực hạ tầng. Trong khi Trung Quốc và các nƣớc láng giềng đã tuyên bố sẽ tăng chi tiêu Chính phủ vào các dự án hạ tầng thiết yếu nhƣ là một biện pháp để làm tăng khả năng cạnh tranh, cũng nhƣ để duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế mặc dù mức ĐTNN đang giảm, Hà Nội cần có các giải pháp:

- Tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng KCN, phát triển đô thị, phát triển giao thông nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho doanh nghiệp. Sự tham gia của khu vực tƣ nhân, khu vực FDI vào xây dựng, đầu tƣ và quản lý cơ sở hạ tầng là cần thiết. Đồng thời, tập trung, khẩn trƣơng nghiên cứu tìm giải pháp giải quyết các vấn nạn về ùn tắc giao thông, ngập lụt, ô nhiễm… Hệ thống giao thông chính cần sớm hoàn chỉnh trên cơ sở hệ thống các vành đai và các tuyến hƣớng tâm kết hợp các đề xuất về hệ thống giao thông trên cao và việc khôi phục lại hệ thống đƣờng

88

thuỷ và cảng sông tại Hà Nội. Tập trung phát triển hệ thống hạ tầng khung: Giao thông công cộng, đƣờng xá, năng lƣợng, cấp – thoát nƣớc, thông tin liên lạc, quản lý chất thải.

- Ƣu đãi ở mức cao nhất các dự án phát triển hạ tầng xã hội đồng bộ với KCN (nhà ở cho công nhân, trƣờng học, trƣờng dạy nghề, bệnh viện, trung tâm thƣơng mại và các dịch vụ cho đời sống). Xây dựng trƣờng Đại học Quốc tế nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó xây dựng bệnh viện quốc tế, tuyến đƣờng metro, các khu đô thị kế cận các KCN..., cần coi trọng hệ thống dịch vụ chất lƣợng cao nhƣ y tế, giáo dục, giải trí, đặc biệt là các dịch vụ hải quan, tài chính ngân hàng,… có liên quan trực tiếp đến hoạt động FDI là sự chuẩn bị chu đáo, góp phần quan trọng để Hà Nội là điểm đến hấp dẫn đối với doanh nghiệp FDI.

3.3.1.6. Xúc tiến đầu tư toàn diện

Về công tác xúc tiến đầu tƣ, thành phố Hà Nội cần duy trì hiệu quả tổ chức xúc tiến đầu tƣ chuyên trách cấp thành phố trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tƣ tập trung và hiệu quả nhằm nâng cao hình ảnh của Thành phố và chất lƣợng của các hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Cơ quan xúc tiến đầu tƣ cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan khác của thủ đô, các trung tâm xúc tiến đầu tƣ chuyên trách của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các địa phƣơng khác trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ cả trong nƣớc và quốc tế. Đặc biệt cần khai thác nguồn đầu tƣ từ Việt kiều.

Trƣớc mắt, cần kêu gọi đầu tƣ, lập chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ hàng năm cho từng lĩnh vực, địa bàn, đối tác cụ thể. Cần có sự trao đổi thƣờng xuyên về

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 90)