Hiệu ứng chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 50)

Việt Nam hiện vẫn đƣợc xếp vào "vùng trũng" về công nghệ. Qua hợp tác với nƣớc ngoài thời gian qua, Hà Nội đã tiếp nhận đƣợc một số công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong nhiều ngành kinh tế quan trọng nhƣ viễn thông, điện tử, sản xuất ô tô,

43

hoá chất, xây dựng khách sạn quốc tế, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm. Một số công nghệ viễn thông, sản xuất thiết bị điện tử, dịch vụ khách sạn đã vƣơn lên ở mức tiên tiến so với các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới. Một số công nghệ sản xuất mới do các doanh nghiệp FDI đi đầu đã có sức lan tỏa cho các doanh nghiệp khác, điển hình nhƣ công nghệ sản xuất sơn tĩnh điện của Công ty Chinhai, sản xuất tấm lợp kim loại của Austnam, sản xuất cửa nhựa lõi thép của Eurowindow, sản xuất khung nhà thép tiền chế của Zamil…

Các doanh nghiệp ĐTTTNN ở Hà Nội hầu nhƣ không có công nghệ lạc hậu với tỷ trọng công nghệ hiện đại chiếm đến 85% và thiết bị mới chiếm 78%. Trong quá trình hợp tác với các doanh nghiệp vốn FDI đa quốc gia, nhiều doanh nghiệp công nghiệp Hà Nội đã đổi mới công nghệ, từng bƣớc đảm nhận từng phần trong chu trình công nghệ để trở thành nhà cung cấp tin cậy cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp FDI. Kết quả này đƣợc thấy rõ trong ngành công nghiệp xe máy Hà Nội với sự xuất hiện các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyên làm vệ tinh cho doanh nghiệp FDI nhƣ Công ty Cổ phần Kim khí Thăng Long, Dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Nhựa Hà Nội, Xích líp Đông Anh, Sơn Tổng hợp…

Bảng 2.3: Trình độ công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp FDI Hà Nội

(Tỷ trọng % tính theo giá trị)

TT Chỉ tiêu Tỷ trọng %

I Về công nghệ 100

1 Công nghệ hiện đại 85

2 Công nghệ trung bình 15

3 Công nghệ lạc hậu -

44

4 Thiết bị mới 78

5 Thiết bị đã qua sử dụng (từ 70% trở lên) 17

6 Thiết bị cũ 5

7 Thiết bị lạc hậu -

[Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội]

Tuy nhiên, bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp FDI có quy mô vừa và nhỏ, thâm nhập thị trƣờng Việt Nam theo một chiến lƣợc kinh doanh đa dạng hóa do công ty mẹ chi phối với mục đích chuyển một phần năng lực sản xuất thừa ra nƣớc ngoài để phân tán rủi ro. Nhiều công ty con thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 thƣờng thực hiện những công đoạn sau cùng của chuỗi giá trị sản phẩm, công đoạn không đòi hỏi công nghệ cao, kỹ năng cao và các doanh nghiệp phụ trợ tại địa phƣơng. Do đó, họ không có động lực chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hiệu ứng tràn của dòng vốn FDI. Không ít công nghệ lạc hậu, bị thải loại đã du nhập vào qua con đƣờng FDI.

Theo quy định của Luật Đầu tƣ, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, các cơ quan có thẩm quyền khi cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ phải xin ý kiến của Bộ, ngành liên quan trƣớc khi cấp phép nhƣng trong thực tế thì hầu hết công đoạn này bị bỏ qua. Mặt khác, hiện chỉ có những dự án thuộc danh mục đầu tƣ có điều kiện mới phải hỏi ý kiến, còn lại thì chỉ cần lập hồ sơ xin đăng ký đầu tƣ, đây đƣợc cho là lỗ hổng trong việc quản lý công nghệ, trong đó có công nghệ ở các dự án FDI. Hiện nay, kiểm soát việc nhập khẩu máy móc, thiết bị phải theo quy định của Luật Thƣơng mại, do Bộ Công thƣơng quản lý mà không phải Bộ Khoa học công nghệ. Vì vậy đòi hỏi khi thu hút các dự án FDI quy mô nhỏ, với công nghệ thấp, sử dụng lao động rẻ, nếu không có những xem xét thận trọng thì hai mục tiêu là nhận chuyển giao công nghệ và tạo liên kết giữa doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài thông qua doanh nghiệp FDI đều không đạt đƣợc.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 50)