Việc làm và đào tạo nhân công

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 52)

45

Với lợi thế về nguồn lao động có chất lƣợng cao hơn so với các địa phƣơng khác, hiệu ứng chuyển giao công nghệ trên từ các doanh nghiệp ĐTTTNN ở Hà Nội có sức lan toả hiệu quả. Thông qua các lớp đào tạo, tự học hỏi và do sự di chuyển lao động từ doanh nghiệp ĐTTTNN sang các khu vực khác, doanh nghiệp FDI Hà Nội đã góp phần nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng cho ngƣời lao động Hà Nội. Hiện nay, các doanh nghiệp ĐTTTNN đang sử dụng trên 200.000 lao động. Tuy vậy, hoạt động ĐTTTNN cũng làm mất đi nhiều việc làm của dân cƣ và tạo thêm áp lực xã hội cho Hà Nội. Liên quan đến vấn đề này là các sân golf, khu nghỉ dƣỡng – du lịch. Điển hình là 10 sân golf đã đình chỉ xây dựng năm 2009 ở Hà Nội, trong đó có 3 sân golf ở Ba Vì do Hàn Quốc đầu tƣ từng đƣợc quy hoạch ở những khu vựccó nhiều đất nông nghiệp trồng lúa, đông dân cƣ, gây ảnh hƣởng đến việc làm, cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, thậm chí các sân golf còn có thể tạo ra hiệu ứng xã hội không tốt khi đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình của nông dân vì đất đai bị trƣng dụng, khi những ngƣời nông dân chứng kiến một tầng lớp dân cƣ sang trọng đến chơi và nghỉ dƣỡng ngay trên mảnh đất trồng lúa trƣớc đây của họ. Để thấy rõ hơn điều này, chúng ta nhìn bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Diện tích trồng lúa phân theo huyện, xã của Hà Nội

(Trước và sau khi Hà Nội được mở rộng)

Đơn vị: Ha

Địa phương 2007 2008 Giảm

Sóc Sơn 17.077 16.695 382 Đông Anh 13.083 12.958 125 Gia Lâm 6.392 6.338 54 Từ Liêm 2.064 1.641 423 Thanh Trì 2.918 2.875 43 Mê Linh 10.079 9.833 246 Sơn Tây 3.442 3.387 55 Ba Vì 14.060 13.645 415 Phúc Thọ 8.689 8.662 27

46 Hoài Đức 5.940 5.715 225 Quốc Oai 10.158 10.136 22 Thạch Thất 9.729 9.416 313 Thanh Oai 14.021 13.979 42 Thƣờng Tín 12.307 12.003 304 Phú Xuyên 16.898 16.672 226 Ứng Hoà 21.570 21.488 82 Các Quận 4.836 3.760 1.076

Nông trƣờng quốc doanh 779 613 166

[Nguồn: Cục thống kê Hà Nội]

Cùng với quá trình đô thị hoá, sự có mặt của các dự án, các khu công nghiệp FDI là nguyên nhân trực tiếp tác động dẫn đến sự suy giảm diện tích đất nông nghiệp, diện tích trồng lúa của các huyện, xã trên địa bàn Hà Nội.

Với mong muốn thu hút hoạt động ĐTTTNN góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng nên Hà Nội đã có những chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với các dự án đầu tƣ, đặc biệt là những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, qua Bảng 2.5 ta cũng thấy đƣợc phần nào cơ cấu FDI theo địa bàn. Vốn nƣớc ngoài vẫn tập trung vào các địa bàn trung tâm, gần trung tâm – những nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi về điều kiện sản xuất, về kết cấu hạ tầng và môi trƣờng kinh tế xã hội - trƣớc hết là các Quận, tiếp theo là Từ Liêm, Ba Vì… Phần lớn đó là những huyện, xã có đƣờng quốc lộ chạy qua, cơ sở vật chất phát triển hơn các huyện khác nên hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn. Ví dụ nhƣ huyện Thƣờng Tín gần trung tâm Hà Nội, giao thông thuận tiện, lại có nguồn nƣớc đạt tiêu chuẩn đã đƣợc chọn là địa điểm sản xuất của Nhà máy Bia Hà Tây (dự án liên doanh với Công ty 100% vốn nƣớc ngoài Coca-Cola) với tổng vốn đầu tƣ 190 triệu USD, sản phẩm của nhà máy đã đƣợc hãng bia Heineken đánh giá là nhà máy đứng thứ 3/115 nhà máy tại 65 nƣớc về độ ổn định trong sản xuất và chất lƣợng, mức độ hiện đại của dây chuyền sản xuất.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đã xảy ra các vụ tranh chấp giữa chủ và thợ về tiền công không tăng tƣơng ứng với cƣờng độ lao động và chỉ số tăng giá, điều kiện

47

lao động không tốt, an toàn lao động không bảo đảm, tăng giờ làm vƣợt quá quy định của luật pháp, cá biệt là cách ứng xử của một số chủ doanh nghiệp FDI thiếu tôn trọng ngƣời lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2011, thống kê cho thấy trên địa bàn Hà Nội có tới 36 cuộc đình công, chủ yếu trong các KCN, khu chế xuất, ngƣời lao động không đòi tăng phụ cấp nhƣ trƣớc kia mà chủ yếu là đòi tăng lƣơng tối thiểu.

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 52)