Mặc dù tình hình quốc tế trong thời gian gần đây diễn biến rất phức tạp, kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, bất trắc. Tuy vậy, vẫn nổi lên xu thế chủ đạo là hoà bình, hợp tác và phát triển.
Cùng với những thuận lợi từ bên ngoài, thu hút FDI của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời gian tới đứng trƣớc những thuận lợi căn bản từ bên trong, nổi bật là:
Thứ nhất, sự ổn định chính trị - xã hội được giữ vững trên cơ sở nền kinh tế đạt được thế và lực mới..
Cùng với quá trình đổi mới đất nƣớc, sức mạnh kinh tế của các nƣớc và Hà Nội đã đƣợc nâng cao, từng bƣớc tiếp cận công nghệ kỹ thuật hiện đại, năng lực sản xuất ở hầu hết các ngành đều tăng lên, cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nƣớc...đang từng bƣớc phát triển khá góp phần tạo ra năng suất và chất lƣợng mới trong các ngành, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ và thị trƣờng vốn, tiền tệ đang đƣợc đồng bộ hoá và phát huy vai trò trong quản lý kinh tế và trong đời sống xã hội.
Thứ hai, tiềm năng phát triển của đất nước và Thủ đô còn khá dồi dào. Tiềm năng phát triển của Hà Nội còn nhiều và có sức hấp dẫn với các dòng FDI nhƣ: đất đai, các danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá thế giới. Dân số đông vừa tạo ra thị trƣờng tiêu thụ lớn vừa là lực lƣợng lao động dồi dào, mặt bằng tiền lƣơng thấp hơn các thành phố trong khu vực, tỉ lệ lao động chờ việc cao.
82
Thứ ba, Hà Nội đã có nhiều cải thiện hơn về môi trường đầu tư.
Hà Nội đã và đang nỗ lực cải thiện môi trƣờng ĐTTTNN ngày càng phù hợp hơn và có sức cạnh tranh hơn với môi trƣờng đầu tƣ của khu vực và thế giới. Từ nhận thực đến hành động, thu hút FDI ngày càng thiết yếu và đƣợc tạo điều kiện thuận lợi. Đồng thời, những kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế là những bài học kinh nghiệm quý giá để Hà Nội học hỏi, điều chỉnh và hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ.