Kinh nghiệm quốc tế từ thành phố Edinburgh

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 37)

Edinburgh là thủ đô của Scotland. Trong số các thành phố lớn, Edinburgh đƣợc đánh giá là thành phố có chiến lƣợc FDI số 1 của Châu Âu, thứ 6 về nguồn nhân lực, thứ 8 về chất lƣợng cuộc sống, thứ 10 về tiềm lực kinh tế và môi trƣờng kinh doanh thân thiện. Ngày 13/2/2012, Edinburgh đã đƣợc nhận giải thƣởng Thành phố FDI của tƣơng lai năm 2012-2013. Phân tích SWOT của thành phố đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- Sthengths (Điểm mạnh): thƣơng hiệu tích cực - thị trƣờng tài chính lớn thứ hai sau London, là một thành phố đẹp, tập trung nhiều trƣờng đại học có uy tín, có tiềm năng khoa học công nghệ, quản lý tài chính chuyên nghiệp, có lợi thế chi phí đầu tƣ hơn London, chính quyền thành phố luôn am hiểu và ƣu tiên đối với FDI.

- Weaknesses (Điểm yếu): nâng cao nhận thức quốc tế còn chậm, thƣơng hiệu tài chính đã bị ảnh hƣởng bởi một số sự kiện gần đây, cạnh tranh với Glasgow, những bất lợi và thiếu linh hoạt của hệ thống thuế.

- Opportunities (Cơ hội): “Flight to safety” (Chuyến bay đến nơi an toàn) trong suốt thời gian nền kinh tế bất ổn; nằm ngoài khu vực đồng euro đƣợc nhìn nhận nhƣ là một lợi thế; FDI đến từ Canada và Mỹ vẫn tiếp tục tăng.

- Threats (Nguy cơ): Tình hình chính trị không chắc chắn, nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính khác, thất nghiệp do tác động từ các vấn đề khu vực của Châu Âu. Trong chiến lƣợc FDI, Edinburgh trọng tâm vào nguồn nhân lực, coi đó là yếu tố thu hút, giúp thành phố chủ động tiếp cận với FDI. Nguồn nhân lực của thành phố thành thạo khoa học công nghệ, đƣợc giáo dục, trang bị đầy đủ kiến thức kinh doanh. Lao động đƣợc đào tạo chất lƣợng cao, có kỹ năng để tham gia cạnh tranh với thị trƣờng lao động nƣớc Anh và Châu Âu cũng nhƣ bất kỳ thị trƣờng lao động nói tiếng Anh. Những nhà tƣ vấn, luật sƣ, kế toán, môi giới, chuyên gia công nghệ thông tin chuyên nghiệp đã tạo nên nền tảng lao động và kinh doanh cho thành phố. Có tới 45,3% dân số có bằng cấp chuyên nghiệp. Chi phí lao động thấp hơn nƣớc Anh và khu vực đông nam Châu Âu.

30

1.3.2. Kinh nghiệm trong nước từ tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh nằm giáp Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30 km, là cửa ngõ phía đông bắc của Thủ đô, thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc Bộ. Hiện nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất miền bắc cũng nhƣ cả nƣớc. Năm 2011, trong bối cảnh kinh tế trong nƣớc rất khó khăn, Bắc Ninh vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế lên đến 16,2% cao nhất cả nƣớc. Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Bắc Ninh đứng ở vị trí thứ 2 (sau Lào Cai) năm 2011, là tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ về môi trƣờng kinh doanh.và cũng là năm thứ 3 liên tiếp Bắc Ninh có mặt trong top 10 vị trí cao nhất về chỉ số PCI cả nƣớc. Có đƣợc thành công này là do những nỗ lực của chính quyền tỉnh Bắc Ninh mà trực tiếp là đồng chí Chủ tịch UBND luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề cải thiện môi trƣờng kinh doanh nhằm mục tiêu duy trì và nâng cao chỉ số PCI .

Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện các doanh nghiệp tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ cũng nhƣ hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp có quyết định đầu tƣ tại tỉnh. Do đó, đầu năm đến nay, mặc dù trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu, nhƣng với nhiều giải pháp tích cực trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho hơn 30 dự án, trong đó có 20 dự án vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; điều chỉnh tăng vốn 16 dự án, tổng vốn thu hút đầu tƣ đạt khoảng 300 triệu USD. Nhƣ vậy, lũy kế đến nay, Bắc Ninh đã thu hút đƣợc 322 doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, với tổng vốn đầu tƣ 3,9 tỷ USD. Các thƣơng hiệu lớn trên thế giới đã đầu tƣ tại đây nhƣ: Samsung, Canon... Năm 2011, dù khó khăn nhƣng Bắc Ninh vẫn thu hút đƣợc 5 triệu USD vốn FDI.

Sau khi VCCI công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, Bắc Ninh đã mời các chuyên gia tƣ vấn có kinh nghiệm của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam về làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ mà trực tiếp là bộ phận chuyên nghiên cứu PCI để giúp cho tỉnh chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế trong việc cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Đồng thời đóng góp nhiều giải pháp tích cực để nâng cao năng lực chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Kinh nghiệm của Bắc Ninh

31

là tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm: Đề cao tính năng động tiên phong của lãnh đạo trong thực hiện các biện pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa của PCI trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong công tác đào tạo lao động, kết nối nhu cầu lao động cho doanh nghiệp để đào tạo lao động; tạo đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao tính minh bạch trong chỉ số PCI; nâng cao các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tƣ, đất đai; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp…

Tỉnh Bắc Ninh đã đề ra phƣơng châm hành động là “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, theo đó hoạt động tổ chức đối thoại, gặp gỡ nhằm tháo gỡ khó khăn các doanh nghiệp là rất quan trọng. Đồng thời, yêu cầu các ngành chức năng tiếp tục thực hiện các giải pháp tích cực nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế. Phát huy những chỉ số thành phần tốt và rất tốt đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao những chỉ số còn hạn chế, gắn trách nhiệm ngƣời đứng đầu trong việc thực hiện từng chỉ số theo từng ngành, lĩnh vực quản lý. Vấn đề minh bạch thủ tục rất đƣợc coi trọng. Năm 2009, tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định 165 quy định trình tự thủ tục về đầu tƣ ngoài khu công nghiệp. Đây đƣợc coi là chìa khóa thành công, tạo ra bƣớc đột phá về tính minh bạch trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Bắc Ninh. Theo đó, văn bản này quy định chi tiết 4 bƣớc cần phải thực hiện của nhà đầu tƣ, so với quy định chung của Chính phủ thì trình tự thủ tục đầu tƣ tại Bắc Ninh rút ngắn một nửa. Thời gian tổng cộng để nhà đầu tƣ đi đến đích (tiếp cận đất đai) chỉ hơn 100 ngày, riêng đăng ký kinh doanh để khai sinh doanh nghiệp chỉ mất 5 ngày. Do tất cả thủ tục ở từng khâu đều quy định thời gian cụ thể nên các Sở, ngành đều phải trả lời trƣớc thời hạn quy định.

Mỗi năm, Bắc Ninh chọn một vấn đề để cải thiện PCI. Bắc Ninh nhận thấy điểm yếu của PCI 2011 là nguồn lao động, việc tiếp cận lao động của doanh nghiệp còn khó khăn, lao động chất lƣợng cao đang thiếu thốn. Vì vậy, năm 2012, Bắc Ninh sẽ tập trung cải thiện vấn đề này, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu.

32

Chương 2

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN

HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2001 - 2011

2.1. Khái quát chung về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội

2.1.1. Tổng quan diễn biến vốn FDI trên địa bàn Hà Nội

Luật ĐTNN Việt Nam đƣợc ban hành lần đầu tiên vào cuối năm 1987. Tuy nhiên, vốn ĐTNN đƣợc vào Hà Nội bắt đầu từ năm 1989 với 4 dự án hoạt động thăm dò, sau đó tăng rất nhanh và đạt mức kỷ lục năm 1997 với số vốn thực hiện cao nhất 712 triệu USD, sau đó giảm dần đến năm 2000. Từ sau năm 2000, lƣợng vốn FDI vào Hà Nội bắt đầu tăng chậm trở lại. Từ đây, có thể chia quá trình thu hút vốn ĐTTTNN ở Hà Nội từ năm 2001 đến nay thành 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Từ năm 2001 đến năm 2005. Đây là thời kỳ phục hồi sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997.

Từ năm 2001 đến năm 2004, số vốn ĐTTTNN vào Hà Nội chỉ giao động quanh điểm đáy 100 – 300 triệu USD vốn đăng ký. Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2001 có tác động lớn đến sự tăng trƣởng của cả vốn đăng ký và thực hiện. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và đầu tƣ Hà Nội. Giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội có 322 dự án FDI, chiếm tỷ trọng 9% cả nƣớc với tổng số vốn đăng ký 2.696 triệu USD, chiếm 27,8% cả nƣớc. Riêng năm 2005, vốn đăng ký đạt cao nhất 1.592 triệu USD, tổng vốn FDI thực hiện là 1.030 triệu USD.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến nay. Vốn ĐTTTNN chủ yếu ở giai đoạn này. FDI thời kỳ 2006 - 2010 chiếm đến hơn 74% tổng vốn đăng ký của cả giai đoạn từ 2000 – nay. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO năm 2007

33

cũng đã tạo nền tảng cho sự tăng trƣởng và gia tăng nhanh chóng của FDI vào Hà Nội. Riêng trong năm 2008, vốn FDI đăng ký vào Hà Nội đạt tới 5.091 triệu USD chiếm đến hơn 50% trong giai đoạn 2006 – 2010 (10.100 triệu USD).

Sự kiện Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội khiến giới đầu tƣ cả trong và ngoài nƣớc quan tâm. Riêng tổng vốn đầu tƣ đăng ký của các dự án có vốn ĐTNN trong 5 tháng đầu năm 2008 đã tăng hơn 21% so với cả năm 2007. Hầu hết các dự án kể từ thời điểm bắt đầu có thông tin Hà Tây sắp thuộc Hà Nội đều liên quan đến lĩnh vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn này. Do đó, sẽ không có gì lạ khi Hà Tây thuộc về Hà Nội thì những dự án đầu tƣ liên quan đến bất động sản vẫn tiếp tục tăng. Năm 2008, quy mô mỗi dự án nƣớc ngoài cũng đƣợc tăng lên đáng kể, đạt 59,5 triệu USD, trong khi năm 2007, con số này là 5,4 triệu USD [37] (tăng hơn 10 lần). Tính đến tháng 6 năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phƣơng thu hút nhiều vốn FDI nhất với 4.107 dự án, hơn 32 tỷ USD vốn đầu tƣ. Trong số 10 địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về thu hút FDI, Hà Nội đứng thứ 3 cả nƣớc với 2.351 dự án đang hoạt động, tổng vốn đầu tƣ gần 24 tỷ USD.

Bảng 2.1: Thu hút FDI phân theo địa phương

(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/06/2012)

Đơn vị: triệu USD

TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn điều lệ

1 TP Hồ Chí Minh 4.107 32.233 11.307 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 280 25.966 7.157 3 Hà Nội 2.351 23.928 8.779 4 Đồng Nai 1.106 19.068 7.569 5 Bình Dƣơng 2.178 16.924 6.172 6 Hà Tĩnh 46 8.534 2.845 7 Thanh Hoá 44 7.125 518 8 Hải Phòng 351 7.014 2.365 9 Phú Yên 56 6.495 1.458 10 Hải Dƣơng 261 5.299 1.580

34

Về tỷ lệ giải ngân: Qua báo cáo, mặc dù vốn FDI đăng ký vào Hà Nội khá nhiều nhƣng giải ngân trung bình chƣa đạt 50% tổng vốn đăng ký. Năm 2009 - 2010, do tình hình suy thoái kinh tế tài chính của các nƣớc trên thế giới nên FDI đăng ký cũng nhƣ giải ngân có sự giảm đột ngột. Bên cạnh đó, Hà Nội đang lập quy hoạch chung giai đoạn này nên nhiều dự án phải tạm dừng. Chỉ trong giai đoạn 2011 đến nay do vốn đăng ký xuống thấp kỷ lục chỉ đạt 0,83 tỷ USD, vì vậy tỷ lệ giải ngân đạt mức cao 112% so với đăng ký. Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc phá sản, vốn giải ngân yếu kém cũng do một phần một số nhà đầu tƣ đăng ký giữ chỗ, năng lực tài chính còn hạn chế, quá trình triển khai dự án dài, nhà đầu tƣ gặp khó khăn về huy động vốn.

Về các đối tác được cấp giấy phép đầu tư: Trong những năm qua, thực hiện phƣơng châm của Đảng và Chính phủ “đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác”, đã có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ vào Hà Nội. Các đối tác lớn đầu tƣ vào Hà Nội bao gồm: Pháp, Anh, Đức, Canađa, Italia, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông…(Xem tham khảo Phụ lục 1). Hiện nay, dẫn đầu là Hàn Quốc với 461 dự án với tổng vốn đầu tƣ là 4,7 tỷ USD, chiếm 22,72% số dự án và 20,5 % tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Singapore có tổng vốn đầu tƣ là 4,36 tỷ USD, chiếm 19% tổng vốn đăng ký [4]. Ngoài ra, phải kể đến Nhật Bản 355 dự án với tổng vốn đầu tƣ 2,37 tỷ USD, Đài Loan 92 dự án với 332,7 triệu USD vốn đầu tƣ, Đức có 44 dự án trị giá 95,6 triệu USD…[40]

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, trong 100% doanh nghiệp vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam thì Hà Nội có 15 doanh nghiệp, trong đó nổi bật là những doanh nghiệp có tổng vốn đầu tƣ rất lớn nhƣ: Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina (Hàn Quốc) kinh doanh khách sạn, bất động sản, dịch vụ nhà hàng với tổng số vốn đầu tƣ 800 triệu USD; Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Phát triển T.H.T (Hàn Quốc) đầu tƣ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây với diện tích 207,66 ha với tổng số vốn đầu tƣ 314 triệu USD; Công ty TNHH Canon Việt Nam (Nhật Bản) sản xuất máy in phun, phụ kiện, bán thành phẩm máy in và thiết bị điện tử với số vốn đầu tƣ 307 triệu USD [1, tr.911], dự án xây dựng công viên Yên Sở của Gamula

35

(Malaysia) với tổng vốn đăng ký là 864 triệu USD. Một số dự án FDI có quy mô lớn đang đƣợc Hà Nội tập trung thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ theo quy định nhƣ: Dự án Công ty cổ phần Viễn thông Việt Nga (Khoảng 357 triệu USD), Dự án Trung tâm Thƣơng mại và nhà ở điều chỉnh tăng vốn khoảng 79 triệu USD; Dự án Trung tâm Metro Cash & Carry Hà Đông (khoảng 24 triệu USD), Công ty TNHH Phụ tùng xe máy ô tô Goshi và công ty TNHH Điện Standley điều chỉnh tăng vốn khoảng 15 triệu USD [47]. Hiện nay, thành phố là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nƣớc ngoài [53], 17 khu công nghiệp (KCN) và cụm công nghiệp, 1 khu công nghệ cao với tổng diện tích 7.526 ha đƣợc Chính phủ cho phép thành lập, tổng vốn đăng ký khoảng 3.560 triệu USD. Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh) có diện tích lớn nhất 220 ha, vốn ĐTNN cao nhất, số lao động đông nhất 44.758 ngƣời và số doanh nghiệp nhiều nhất với 84 doanh nghiệp. Tiếp sau là các KCN Nam Thăng Long (Từ Liêm), Nội Bài (Sóc Sơn), Sài Đồng B (Gia Lâm) và Hà Nội – Đài Tƣ (Long Biên) [10, tr.104]. Những tập đoàn đa quốc gia nhƣ Honda, Canon, Yamaha, Daewoo,…hiện đang giữ vai trò dẫn dắt.

2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hà Nội

2.1.2.1. Lợi thế và cơ hội

Về vị trí địa lý, Hà Nội nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với những thuận lợi về giao thông và phát triển kinh tế. Hà Nội là đầu mối giao thông kinh tế quan trọng thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá tiêu thụ trên thị trƣờng nội địa và xuất nhập khẩu. Hà Nội là khởi điểm cho các đƣờng giao thông huyết mạch của cả nƣớc: Quốc lộ 1 nối liền Bắc – Nam, đi qua các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên; quốc lộ 3 nối liền với Thái Nguyên và các tỉnh phía Tây Bắc. Hàng hoá xuất nhập khẩu đƣợc vận chuyển dễ dàng qua sân bay Nội Bài hoặc vận chuyển ra cảng Hải Phòng qua quốc lộ 5. Ngoài ra, một thuận lợi

Một phần của tài liệu Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thủ đô Hà Nộ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)