Hiệu quả của chính sách thu hút FDI phụ thuộc vào năng lực, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng nâng cao phẩm chất, trách nhiệm và năng lực chuyên môn của bộ máy quản lý Nhà nƣớc của Hà Nội về ĐTNN. UBND Thành phố Hà Nội cần tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo, có đề án dài hạn đào tạo và sử dụng các cán bộ quản lý mà trƣớc hết là nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho môi trƣờng ĐTTTNN của Hà Nội. Tích cực cho cán bộ địa phƣơng có cơ hội đƣợc tiếp cận, trao đổi với cán bộ quản lý Trung ƣơng, các địa phƣơng khác và các chuyên gia, các nhà quản lý nƣớc ngoài. Đặt ra những yêu cầu cao hơn trong công tác tuyển dụng cán bộ để lựa chọn đƣợc cán bộ giỏi, dần tiếp cận với tiêu chuẩn nhân lực quốc tế. Đặc biệt chú trọng thu hút các doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ để đi tắt đón đầu sự phát triển về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời xây
90
dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật trung, cao cấp và công nhân lành nghề đạt chuẩn quốc tế phục vụ nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
3.3.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp
3.3.2.1. Các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ và lao động lượng cán bộ và lao động
Công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần thực hiện qua các giải pháp sau: Mời kỹ sƣ, mời chuyên gia nƣớc ngoài đào tạo nghiệp vụ cho những nhân viên đã tuyển dụng; cử nhân viên Việt Nam sang đào tạo ngắn hạn tại các doanh nghiệp, công ty mẹ ở nƣớc ngoài (trong đó phải đào tạo về ngoại ngữ cho nhân viên trƣớc khi cử sang nƣớc ngoài).
Đào tạo nâng cao chất lƣợng lao động cần phải đƣợc coi là nhiệm vụ hàng đầu cho các doanh nghiệp bởi lẽ để có thể thực hiện các dự án phát triển phần mềm lớn cần phải có những cán bộ quản lý dự án, quản lý chất lƣợng, quản lý chi phí có khả năng. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay còn thiếu những cán bộ quản lý dự án nhƣ vậy. Kinh nghiệm thành công của thành phố Edinburgh (Scotland) đã cho thấy sở hữu lao động trình độ cao là sức hút mạnh nhất FDI, các nhà đầu tự phải tự tìm đến.
3.3.2.2. Chủ động tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư
Các doanh nghiệp có thể chủ động xúc tiến, kêu gọi sự hợp tác, liên kết của nhà ĐTNN thông qua các giải pháp sau:
- Xây dựng trang web riêng cho doanh nghiệp của mình, trong đó có trình bày các ý tƣởng về dự án, dự báo kết quả trong tƣơng lai, các thế mạnh của công ty nhƣ khả năng am hiểu thị trƣờng, công nghệ, nguồn nhân lực… để kêu gọi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là cách quản cáo hiệu quả nhất.
- Tham gia các cuộc triển lãm, hội trợ quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm mà doanh nghiệm sản xuất ra cũng nhu môi trƣờng đầu tƣ và những ƣu đãi trong thu hút đầu tƣ của Hà Nội.
91
- Trực tiếp gặp gỡ và kêu gọi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia góp vốn vào dự án mà doanh nghiệp đang dự kiến tiến thành thông qua các chuyến đi xúc tiến, chuyến công tác nƣớc ngoài.
- Các doanh nghiệp trong nƣớc cần chủ động đầu tƣ máy móc, công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động tạo nên những sản phẩm có chất lƣợng tốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ
Thu hút ĐTNN là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Hà Nội có rất nhiều ƣu thế, vì vậy điều cấp bách là giúp Hà Nội tăng trƣởng và phát triển đúng với tiềm năng của mình.
Thứ nhất, về mặt chính sách, cần có chính sách tạo môi trƣờng FDI phù hợp hơn với từng ngành cụ thể, nhất là với các doanh nghiệp ĐTNN có tiềm năng mang lại giá trị gia tăng cao, không nên có chính sách cào bằng với tất cả các loại hình doanh nghiệp FDI nhƣ hiện nay.
Thứ hai, bên cạnh các chính sách ƣu đãi, Nhà nƣớc cũng cần tăng cƣờng các công tác quản lý:
Về phân cấp quản lý, cần hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chế độ phân cấp quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN, bao gồm việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, quản lý hoạt động ĐTNN và phân cấp quản lý một số lĩnh vực (môi trƣờng, đất đai, xây dựng, khoáng sản, công nghệ, thƣơng mại, giáo dục đào tạo, y tế) theo hƣớng phân cấp nhƣng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả, gắn với việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát.
Về công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, cần ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ và theo dõi, kiểm tra, giám sát (suất đầu tƣ tối thiểu đối với các dự án sử dụng nhiều đất; tiêu chuẩn về khoa học, công nghệ, môi trƣờng; tiêu chuẩn, điều kiện khai thác tài nguyên khoáng sản). Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tƣ và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án ĐTNN có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, các dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh bất động sản, sử dụng nhiều năng lƣợng, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi
92
trƣờng…; rà soát và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai; kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ trong việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ và thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động ĐTNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Về quản lý tài chính, Bộ Tài chính cần ban hành các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ĐTNN. Đồng thời bảo đảm sự quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhất là cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Một loạt những thay đổi trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế đã đƣợc trình Quốc hội vào ngày 31/5/2012 là quy định mới về thỏa thuận giá trƣớc, đặc biệt là giữa các bên có quan hệ liên kết. Các doanh nghiệp khi vào Việt Nam kinh doanh phải có giá nguyên vật liệu đầu vào, đầu ra, nguyên tắc xác định giá trƣớc để cùng cơ quan thuế bàn cách tính một cách rõ ràng.
Về quản lý tín dụng, cần nâng cao hiệu quả công tác tín dụng, quản lý dòng vốn ĐTNN (chuyển vốn vào, vay, trả nợ nƣớc ngoài, vay các tổ chức tín dụng trong nƣớc của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN).
Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Chính phủ cần nâng cao các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tƣ, tạo sự an toàn cho họ khi họ đầu tƣ vào Việt Nam. Theo cam kết tại các Hiệp định song phƣơng với Hoa Kỳ, Thụy Sỹ và yêu cầu của WTO, Việt Nam đã gia nhập Công ƣớc Giơ-ne-vơ, Công ƣớc Brúc-xen và tuân thủ các quy định của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ). Việc thi hành đòi hỏi những chi phí đáng kể từ ngân sách Chính phủ cho việc xây dựng hệ thống pháp luật, chi phí thƣờng xuyên cho việc đảm bảo tuân thủ hệ thống này cần đƣợc đầu tƣ nhiều hơn.
Các giải pháp trên cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả, bắt đầu từ khâu quy hoạch luôn gắn với mục tiêu đã đề ra. Quá trình triển khai đƣợc tiến hành từ những công việc cụ thể, có sự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
93
thƣờng xuyên, trong đó con ngƣời là nhân tố quyết định sự thành công của mỗi giải pháp.
Trong bối cảnh thu hút nguồn vốn FDI quý I/2012 thấp hơn so với dự kiến, Hà Nội xác định nhiệm vụ 9 tháng còn lại rất nặng nề. Vì vậy, Thành phố sẽ chú trọng và tăng cƣờng công tác quản lý dự án FDI theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của công tác hậu kiểm, quản lý Nhà nƣớc về FDI. Việc thu hút các dự án FDI sẽ không đặt nặng về lƣợng vốn đầu tƣ đăng ký mà tập trung vào thúc đẩy giải ngân vốn FDI đã đƣợc cấp phép; khuyến khích phát triển theo quy hoạch, ƣu tiên thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tạo điều kiện tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp trong nƣớc. Ngoài ra, thu hút vốn FDI sẽ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, dịch vụ có lợi thế, có hàm lƣợng tri thức cao. Danh mục kêu gọi đầu tƣ năm 2012 ƣu tiên của Hà Nội bao gồm 1 dự án đầu tƣ trong lĩnh vực bệnh viện chất lƣợng cao; 1 dự án xây dựng trƣờng đại học chất lƣợng cao; 1 - 2 trƣờng dạy nghề chất lƣợng cao; 1 KCN và danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ giai đoạn 2013 – 2015 [59]; "Chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ Thành phố giai đoạn 2012 - 2015 và định hƣớng tới 2020" cũng bắt
94 KẾT LUẬN
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu hƣớng chủ đạo trong thời đại ngày nay và có tác động rất lớn đến kinh tế địa phƣơng, vừa tạo cho địa phƣơng nhiều cơ hội để phát triển thƣơng mại, thu hút đầu tƣ đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới, trong đó cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Giáo sƣ Jomo Kwame Sundaram, trợ lý Tổng thƣ ký Liên hợp quốc về phát triển kinh tế đã phát biểu rằng “Dòng vốn FDI đem lại lợi ích phát triển cho địa phƣơng nhƣng không phải là chìa khoá vàng, điều quan trọng hơn là cách thức sử dụng hiệu quả“. Chúng ta cần có những tái nhận thức toàn diện và đầy đủ hơn về tính hai mặt của dòng vốn FDI, không tẩy chay, kỳ thị nhƣng cũng không quá “mê tín” FDI.
Các chỉ báo cung cấp cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài những thông tin hữu ích để có quyết định đầu tƣ đúng đắn. Qua những phân tích các chỉ báo trên, ta thấy mặc dù Hà Nội đã và đang đạt đƣợc một số thành công trong thu hút vốn đầu tƣ FDI trên địa bàn, song để Thủ đô phát triển xứng tầm với vị thế của mình trong giai đoạn phát triển mới, Hà Nội cần phải làm nhiều hơn nữa để hấp thụ hết những tác động tích cực của nguồn vốn FDI. Ổn định chính trị và chi phí lao động đang là lợi thế hiện tại của Hà Nội, song thiết nghĩ cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nhất là môi trƣờng thể chế điều hành và cơ sở hạ tầng là mới giải pháp bền vững, lâu dài để thu hút đầu tƣ FDI. Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ khu vực và thế giới, năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trƣởng. Quan điểm này đã đƣợc thể hiện rất rõ trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu“ và phải “Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch” [9]. Chúng ta kỳ vọng vào những thay đổi của chính chúng ta trong việc cải thiện môi trƣờng để gia tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho Hà Nội.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (2010), Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Báo Kinh tế và đô thị, Doanh nghiệp Áo tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Hà Nội
(Ngày 29/5/2012).
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Tháng 12/2008), Báo cáo về tình hình thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài 3 năm 2006 – 2008 và một số giải pháp cơ bản cho các năm 2009 và 2010, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Tháng 1/2011), Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội đến 20/5/2010, Hà Nội.
5. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010
(Tháng 5/2011), Nxb Thống kê Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Cung, Phạm Anh Tuấn, Bùi Văn, David Dapice (2004), Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn?, Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Harvard University.
7. Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2003), Cơ chế chính sách đặc thù phát triển thủ đô Hà Nội - Một số định hướng cơ bản, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
8. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, Nxb Lao động, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001),X (2006), XI (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Trƣơng Quang Hải (2010), “Atlas Thăng Long Hà Nội”, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
11. Trần Hào Hùng (2006), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
96
thôn, Bản tổng hợp khuyến nghị chính sách, Chƣơng trình hỗ trợ Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
12. Phạm Thị Huyền (2006), Môi trường kinh doanh Hà Nội trong đánh giá các nhà đầu tư nước ngoài, Báo cáo nghiên cứu.
13. Nghị định 107/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2010 về Quy định mức lƣơng tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam.
14. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15. Ngô Thị Ngọc Huyền, Võ Thị Thanh Thu, (2008), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb Thống kê, Hà Nội.
16. Nguyễn Giang Sơn (2003), Các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Luận (2008), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
18. Phạm Bình Minh (2010), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Trần Văn Minh (2011), “Định hƣớng và giải pháp phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”, Tạp chí phát triển KT - XH Đà Nẵng, (15), tr.2-7.
20. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
21. VCCI, Báo cáo nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2006 - 2011.
22. Võ Thị Thuý Anh (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng, (49), tr.115– 123.
97
Tiếng Anh
23. Magnus Blostrom, Ari Kokko (1997), The impact of foreign investment on host countries: A review of the Empirical evidence, World Bank Policy Research.
24. Kenichi Ohno, Nguyen Van Thuong (2006), Business Environment and Policies of Hanoi, Publishing House of Social Labour, Hanoi.
25. JETRO (2007), The 17th Comparative Survey of Investment-Related Cost in