Ghi kí hiệu kích thước, sai lệch và lắp ghép trên bản vẽ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 28)

4.3.1. Các yêu cầu cơ bản đối với việc ghi kích thước

Kích thước của chi tiết và dung sai, kể cả cách ghi chúng trên bản vẽđều ảnh hưởng lớn đến chất lượng chi tiết và quá trình chế tạo chúng. Cho nên việc ghi kích thước phải đạt được các yêu cầu sau:

- Dùng kích thước tiêu chuẩn nếu loại kích thước đó đã được tiêu chuẩn hóa.

- Đảm bảo chất lượng làm việc của chi tiết nói riêng và những yêu cầu khác có liên quan đến bộ phận máy hay máy nói chung.

- Tạo điều kiện dễ dàng nhất cho việc gia công chi tiết nói riêng và máy nói chung. 4.3.2. Những nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước chi tiết

Trước hết phải tìm những yêu cầu của các lắp ghép thông dụng như lắp ghép bề mặt trụ trơn, lắp ghép ổ lăn, then và then hoa… có ở trên bản vẽ lắp của máy được thiết kế. Những lắp ghép này có đặc điểm:

- Yêu cầu của chúng chủ yếu do công dụng bản thân quyết định mà ít chịu ảnh hưởng của yêu cầu chung của máy. Vì vậy khi quyết định kiểu lắp cho các mối ghép ta cần xét tới các yếu tố cục bộ.

- Đặc tính của các lắp ghép thường do một số ít kích thước quyết định, chẳng hạn nhưđặc tính lắp ghép của bề mặt trụ trơn do 2 kích thước d và D quyết định. Mặt khác những lắp ghép này đã được tiêu chuẩn hóa nên dễ chọn.

Với những đặc điểm nhưở trên đây thì bước đầu tiên của ghi kích thước là cần phải quyết định kiểu lắp cho các mối ghép thông dụng theo tiêu chuẩn sẵn có. Khi đã quyết định được kiểu lắp thì độ chính xác của các kích thước chi tiết tham gia lắp ghép cũng được xác định.

4.3.3. Chọn phương pháp ghi kích thước và sai lệch a) Trên thực tế người ta có 3 phương pháp ghi kích thước

- Phương pháp ghi kích thước tọa độ

- Phương pháp ghi kích thước xích kích thước liên tiếp

- Phương pháp ghi kích thước kết hợp b) Ghi kích thước sai lệch và lắp ghép

Trên bản vẽ các sai lệch giới hạn được ghi ký hiệu bằng chữ hoặc bằng số (theo mm) bên cạnh kích thước danh nghĩa. Ký hiệu lắp ghép được ghi dưới dạng phân số bên cạnh kích thước danh nghĩa. Tử số ký hiệu cho lỗ còn mẫu số ký hiệu cho trục.

- Với bản vẽ chi tiết:

• Ghi theo ký hiệu quy ước của miền dung sai: Ví dụ: Lỗ 40 7φ H hoặc trục 40 7φ f có nghĩa là:

DDN = 40 (mm): H7 là miền dung sai của lỗ; H là sai lệch cơ bản, 7 là cấp chính xác. dDN = 40 (mm): f7 là miền dung sai của lỗ, f là sai lệch cơ bản, 7 là cấp chính xác.

• Ghi theo trị số sai lệch giới hạn: Ví dụ: trục 0,025

0,050

40

φ −

29

Lỗ φ40+0,025 có nghĩa là: DDN = 40 (mm), ES = +0,025 (mm), EI = 0 (mm). • Ghi kết hợp hai cách ghi trên

Sai lệch giới hạn được ghi ở trong ngoặc đơn bên phải. Ví dụ: trục ( 0,025)

0,050

40 7f

φ −

− có nghĩa là: dDN = 40 (mm), es = -0,025 (mm), ei = -0,050 (mm).

Hình 4.6. Ghi sai lệch giới hạn trên bản vẽ chi tiết

- Đối với bản vẽ lắp:

Ghi kích thước lắp ghép và sai lệch giới hạn cho bản vẽ lắp cũng có 3 cách tương tự như đối với bản vẽ chi tiết.

• Ghi theo ký hiệu quy ước của miền dung sai

Kích thước danh nghĩa = (Miền dung sai lỗ/ Miền dung sai trục) Ví dụ: Lỗ 60 7

8

H e

φ

DDN = dDN = 60 mm, H7 là miền dung sai của lỗ, H là sai lệch cơ bản của lỗ, 7 là cấp chính xác của lỗ. e8 là miền dung sai của trục, e là sai lệch cơ bản của trục, 8 là cấp chính xác của trục.

• Ghi theo trị số sai lệch giới hạn Ví dụ: 0, 030 60 0, 060 0,106 φ +     −   −    Kích thước danh nghĩa DDN = dDN = 60 mm. Sai lệch giới hạn của lỗ ES = 0,030 mm, EI = 0. Sai lệch giới hạn của trục es = -0,060 mm, ei = -0,106 mm. • Cách ghi kết hợp hai cách trên

Ví dụ: 0, 030 7 60 0, 060 8 0,106 H e φ +     −     −   dDN = DDN = 60 mm; ES = 0,030 mm; EI = 0 mm; es = -0,060 mm; ei = -0,106 mm.

30

Hình 4.7. Ghi sai lệch giới hạn trên bản vẽ chi tiết

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 28)