Giới thiệu một số loại dụng cụ đo khác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 56)

8.3.1. Đồng hồ so a) Công dụng

Kiểm tra sai lệch hình dáng hình học của chi tiết như: độ côn, độ ôvan, độ tròn, độ trụ… Kiểm tra vị trí tương đối giữa các bề mặt chi tiết: độ song song, độ vuông góc, độđảo…

57

Kiểm tra vị trí tương đối giữa các chi tiết lắp ghép với nhau. Kiểm tra kích thước chi tiết bằng phương pháp so sánh. b) Cấu tạo Hình 8.5. Cấu tạo đồng hồ so 1. Đầu đo 2. Thanh răng 3. Mặt số lớn 4. Kim lớn 5. Kim nhỏ 6. Mặt số nhỏ 7. Ống dẫn hướng 8. Thân 9. Nắp

Đồng hồ so được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển động của thanh răng và bánh răng, trong đó chuyển động lên xuống của thanh đo được truyền qua hệ thống bánh răng làm quy kim đồng hồ trên mặt số. Hệ thống truyền động đồng hồ so được đặt trong thân 8, nắp 9 có thể quay cùng với mặt số lớn đểđiều chỉnh vị trí mặt số khi cần thiết.

c) Cách sử dụng

Khi sử dụng trước hết phải gá đồng hồ lên giá đỡ vạn năng hoặc phụ tùng riêng, sau đó tùy theo từng trường hợp sử dụng mà điều chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với vật cần kiểm tra. Điều chỉnh mặt số lớn cho kim trở về vạch số “0”, di chuyển đồng hồ so cho đầu đo của đồng hồ tiếp xúc suốt trên bề mặt vật cần kiểm tra, vừa di chuyển đồng hồ, vừa theo dõi chuyển động của kim. Kim đồng hồ quay bao nhiêu vạch tức là thanh đo đã di chuyển bấy nhiêu phần trăm mm. Từđó suy ra độ sai của vật cần kiểm tra.

d) Cách bảo quản

Đồng hồ so là loại dụng cụ chính xác cao vì vậy trong quá trình sử dụng cần hết sức nhẹ nhàng, tránh va đập, giữ không để xước, vỡ mặt đồng hồ.

Không nên ấn tay vào đầu đo làm thanh đo di chuyển mạnh.

Đồng hồ so phải luôn gá trên giá, khi sử dụng xong phải đặt đồng hồđúng vị trí trong hộp. Không đểđồng hồ so ở chỗẩm, không có nhiệm vụ tuyệt đối không tháo lắp đồng hồ ra. 8.3.2. Các máy đo chuyển vị

Máy đo chuyển vị là tên chung gọi cho loại thiết bịđo gồm đồng hồ đo chuyển vị chính

xác với đường kính lắp ∅28, lắp trên giá đo có đếđo ổn định, thường thiết kế dưới dạng để bàn.

+ Đồng hồ dây xoắn gọi chung là Microcator, có chỉ thị kim, giá trị chia từ 0,01 ÷ 0,0001 mm, có kết cấu gọn đẹp và độổn định cao.

58

+ Dựa trên nguyên tắc của loại đồng hồ này người ta thiết kế kết hợp với nguyên tắc gương quay, có chỉ thị quang học tạo ra loại đổng hồđo mang tên Opticator, có tỷ số truyền lớn và kích thước nhỏ gọn hơn.

+ Máy đo Abbe 8.3.3. Kính hiển vi đo lường

Kính hiển vi đo lường là loại thiết bịđo kết hợp hai hệ thống: Hệ thống I là hệ hiển vi dùng khuếch đại ảnh chi tiết đo, tạo điều kiện ngắm chuẩn chính xác tọa độđo. Hệ thống II là hệ thống đo lường dùng để xác định tọa độđiểm đo. Tùy theo độ chính xác yêu cầu mà hệ thống đo có thể là thuần cơ khí, hệ hiển vi đọc số quang học hoặc dùng đầu đọc điện tử hiện số.

Kính hiển vi đo lường thường được dùng đểđo các chi tiết nhỏ, dễ biến dạng, các chi tiết có hình dạng phức tạp. Phương pháp đo trên kính hiển vi đo lường là phương pháp đo tọa độ. Thông thường kính hiển vi đo lường được thiết kế hệ đo 2 tọa độ vuông góc và hệ đo góc kiểu độc cực. Nhóm kính hiển vi đo lường gồm kính hiển vi dụng cụ loại nhỏ, kính hiển vi dụng cụ loại lớn và kính hiển vi dụng cụ vạn năng.

Hình 8.6. Kính hiển vi dụng cụ loại vạn năng

Kính hiển vi dụng cụ vạn năng thế hệ mới có màn hình để quan sát ảnh chi tiết ngắm chuẩn dễ dàng hơn. Ngoài ra việc đọc tọa độđược thực hiện bằng đầu đọc điện tử hiện số. Với thiết bị có đầu đọc điện tử người ta có thể nối ghép với máy tính để xử lý các phép đo phức tạp.

8.3.4. Máy chiếu hình

Máy đo này thưòng được dùng để đo các chi tiết nhỏ, khó đo, các biên dạng phức tạp theo phương pháp tọa độ hoặc so sánh tổng hợp chi tiết có biên dạng định trước với bản vẽ chi tiết mẫu có cùng độ khuếch đại. Phương pháp đo này đăc biẻt thích hợp với các sản phẩm dễ biến dạng, dễ vỡ, khó đo.

59

Hình 8.7. Sơđồ quang học của máy chiếu hình

8.3.5. Máy đo tọa độ

Máy đo tọa độ là tên gọi chung cho loại thiết bịđo vạn năng có thể thực hiện việc đo các thông số hình học theo phương pháp tọa độ. Thông số cần đo được tính từ các tọa độ điểm đo. Tùy theo thông số cần đo và cách lấy tọa độđiểm đo mà việc tính toán có mức độ phức tạp khác nhau. Bởi vậy để dễ dàng cho việc tính toán kết quảđo máy đo tọa độ thường kèm theo máy tính có phần mềm thiết kế trước cho từng loại thông số cần đo. Ngoài ra tùy theo mức độ hiện đại của máy nó có thể được dẫn động đầu đo bằng tay hay tự động. Với các máy loại có dẫn động tự động có thể lắp một chương trình dùng điều chỉnh điểm đo lập lại cho các chi tiết cùng loại.

Hình 8.8. Máy đo tọa độ

8.3.6. Căn mẫu a) Công dụng

Căn mẫu dùng để kiểm tra chiều dài với độ chính xác cao, dùng để truyền kích thước từđộ dài tiêu chuẩn tới vật gia công và dùng để kiểm tra dụng cụđo khác.

60 Căn mẫu là hình hộp chữ nhật 2 mặt đo phẳng, song song với nhau và được mài rất chính xác. Chiều dài vuông góc hạ từ 1 điểm bất kỳ của bề mặt đo của căn mẫu tới bề mặt đo đối diện với nó gọi là kích thước làm việc của căn mẫu.

Hình 8.9. Căn mẫu

Căn mẫu thường được cấu tạo thành bộ 19 miếng, 38 miếng, 83 miếng. Bộ 83 miếng được dùng thông dụng nhất.

Kích thước danh nghĩa của căn mẫu dày tới 5,5mm thì ghi ở mặt đo, dày > 5,5 mm ghi ở mặt bên.

c) Cách sử dụng và bảo quản

Căn mẫu có đặc điểm các bề mặt đo được gia công tinh, cẩn thận và có sự bám dính với nhau. Nếu đẩy miếng căn nọ theo miếng căn kia lực bám dính của 2 miếng là khá lớn và chỉ có thể tách chúng ra bằng cách đẩy miếng nọ theo miếng kia nhưng tối đa chỉđược 4 miếng và chọn miếng có phần thập phân nhỏ nhất trởđi.

Trước khi ghép căn mẫu phải rửa sạch lớp mỡ trên căn bằng xăng trắng sau đó lau sạch. Khi ghép dùng tay ấn cho 2 mặt đo của 2 miếng căn dính vào nhau rồi đẩy cho mặt này miết lên mặt kia, các miếng căn sẽ dính thành 1 khối. Khi muốn tách rời ta đẩy 2 mặt đo trượt khỏi nhau, không tách chúng theo phương vuông góc với mặt ghép vì như vậy phải dùng một lực lớn và dễ tuột tay làm văng những miếng căn ra.

Căn mẫu là dụng cụđo có độ chính xác cao nên việc sử dụng và bảo quản phải chu đáo:

- Khi sử dụng không sờ tay vào mặt đo của căn mẫu.

- Không trượt mặt đo của căn mẫu lên mặt bên của miếng căn khác.

- Khi ghép nên cầm căn gần với miếng vải lót đểđề phòng căn bị rơi xuống đất hoặc mặt bàn.

- Các miếng căn ghép không được để lâu vì như vậy các mặt đo mau han gỉ.

- Khi sử dụng xong phải tháo căn ra và dùng xăng rửa sạch, lau khô, bôi trơn, đặt vào hộp đúng vị trí.

- Để hộp căn mẫu ở nơi nhiệt độ ít thay đổi và không để nắng rọi vào, tránh những nơi ẩm hoặc có hóa chất.

8.3.7. Calip

Trong sản xuất hàng khối, khi nhà máy cần kiểm tra hàng ngày các chi tiết theo cùng một kích thước người ta sử dụng rộng rãi các dụng cụđo có kết cấu cứng vững. Đó là các Calip giới hạn. Calíp không dùng để xác định kích thước mà chỉ dùng để xác định kích thước thực có nằm trong giới hạn dung sai hay không. Sử dụng Calip làm thời gian đo giảm đi và tăng chất lượng đo kiểm.

Người ta chia Calip ra thành :

- Calip công tác: để kiểm tra chi tiết khi gia công.

- Calip nghiệm thu: để kiểm tra thành phẩm.

61

Theo phạm vi sử dụng người ta chia thành calip trơn, calip côn, calip ren, calip then hoa… Trong mỗi loại khi kiểm tra mặt trong người ta dùng calip trục, khi kiểm tra mặt ngoài sử dụng calip hàm.

a) Calip trục

- Công dụng: Kiểm tra kích thước giới hạn của lỗ, của rãnh khi sản xuất hàng loạt và hàng khối. - Cấu tạo: Calip trục gồm thân 1 và hai đầu đo 2, 3.

Đầu dài 2 là đầu Q có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của lỗ kiểm tra. Đầu ngắn 3 là đầu KQ có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của lỗ cần kiểm tra.

Hình 8.10. Calip trục

b) Calip hàm

- Công dụng: Kiểm tra kích thước giới hạn của trục khi sản xuất hàng loạt và hàng khối.

- Cấu tạo: Cũng giống như calip trục calip hàm cũng có thân và hai hàm đo, trong đó có một hàm qua Q có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn lớn nhất của trục kiểm tra. Hàm không qua KQ có kích thước danh nghĩa được chế tạo theo kích thước giới hạn nhỏ nhất của trục cần kiểm tra.

c) Cách sử dụng và bảo quản

Khi kiểm tra đưa nhẹ các đầu đo của calip vào chi tiết, nếu chi tiết qua đầu Q và không qua đầu KQ thì đạt yêu cầu. Các trường hợp còn lại đều không đạt yêu cầu.

Nếu như chi tiết có kích thước trục lớn hơn kích thước trục cho phép còn kích thước lỗ nhỏ hơn kích thước lỗ cho phép thì gọi là phế phẩm có thể sửa chữa được.

Nếu như chi tiết có kích thước trục nhỏ hơn kích thước trục cho phép còn kích thước lỗ lớn hơn kích thước lỗ cho phép thì gọi là phế phẩm không thể sửa chữa được.

Khi kiểm tra cần lau sạch calip, khi đưa calip vào chi tiết cần giữ cho tâm calip trùng với tâm của chi tiết kiểm tra.

Nghiêm cấm dùng lực đẩy calip hàm vào trục và calip trục vào lỗ. Cấm kiểm tra chi tiết khi đang quay trên máy.

Sử dụng nhẹ nhàng, tránh va chạm làm xước và biến dạng các đầu đo.

62

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 56)