- Vận dụng kiến thức vào việc thực hành và sản xuất thực tế.
B) NỘI DUNG: 7.1. Đo lường
Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo. Đó là việc thiết lập quan hệ giữa đại lượng cần đo với một đại lượng có cùng tính chất vật lý được dùng làm đơn vịđo.
Đơn vịđo là yếu tố chuẩn mực dùng để so sánh. Vì thếđộ chính xác của đơn vịđo sẽảnh hưởng đến độ chính xác khi đo.
Độ lớn của đơn vị đo cần được quy định thống nhất mới đảm bảo được việc thống nhất trong giao dịch, mua bán, chế tạo sản phẩm để thay thế, lắp lẫn...
Các đơn vịđo cơ bản và đơn vịđo dẫn suất hợp thành hệ thống đơn vịđược quy định trong bảng đơn vịđo hợp pháp của Nhà nước dựa trên quy định của hệ thống đo lường thế giới SI.
- Đơn vịđo chiều dài
Đơn vịđo chiều dài cơ bản là mét, đơn vị dẫn suất thường dùng là mm và µm. Ngoài ra có thể dùng đơn vị inch: 1 inch = 25,4 mm.
- Đơn vịđo góc
Đơn vịđo góc cơ bản là độ.
7.2. Phương pháp đo - Dụng cụđo: - Dụng cụđo:
Dụng cụđo có thể chia thành 2 nhóm chính:
+ Nhóm mẫu đo: là những vật thểđược hế tạo theo bội số hoặc ước số của đơn vịđo, gồm: góc mẫu, căn mẫu, ke…
+ Nhóm thiết bịđo: bao gồm các dụng cụ đo như thước cặp, panme… và các máy đo như ốp ti mét, máy đo dùng khí nén, máy đo bằng điện…
- Phương pháp đo:
Phương pháp đo là cách thức, thủ thuật để xác định thông số cần đo. Đó là tập hợp mọi cơ sở khoa học và có thếđể thực hiện phép đo. Các nguyên tắc này có thể dựa trên cơ sở mối quan hệ toán học hay mối quan hệ vật lý có liên quan tới đại lượng đo.
Tùy thuộc vào cơ sởđể phân loại phương pháp đo mà người ta có các phương pháp đo khác nhau.
+ Dựa vào quan hệ giữa đầu đo với chi tiết đo: chia ra phương pháp đo tiếp xủc và phương pháp đo không tiếp xúc.
Phương pháp đo tiếp xúc là phương pháp đo giữa đầu đo và bề mặt chi tiết đo tồn tại một áp lực gọi là áp lực đo. Ví dụ nhưđo bằng dụng cụ cơ khí, quang cơ, điện tiếp xúc... áp lực này làm cho vị trí đo ổn định vì thế kết quảđo tiếp xúc rất ổn định.
51
Tuy nhiên, do có áp lực đo mà khi đo tiếp xúc không tránh khỏi sai số do cảc biến dạng có liẻn quan đến áp lực đo gây ra, đặc biệt là khi đo các chi tiết bằng vật liệu mềm, dễ biến dạng hoặc các hệđo kém cứng vững.
Phương pháp đo không tiếp xúc là phương pháp đo không có áp lực đo giữa yếu tốđo và bề mặt chi tiết đo như khi ta đo bằng máy quang học. Vì không có áp lực đo nên khi đo bề mặt chi tiết không bị biến dạng hoặc bị cào xước... Phương pháp này thích hợp với các chi tiết nhỏ, mềm, mỏng, dễ biến dạng, các sản phẩm không cho phép có vết xước.
+ Dựa vào quan hệ giữa các giá trị chỉ thị trên dụng cụđo và giá trị của đại lượng đo: chia ra phương pháp đo tuyệt đối và phương pháp đo so sánh (phương pháp đo tương đối).
Phương pháp đo tuyệt đối: giá trị chỉ thị trên dụng cụ đo là giá trịđo được. Phương pháp do này đơn giản, ít nhầm lẫn, nhưng vì hành trình đo dài nên độ chính xác đo kém.
Phương pháp đo so sánh: giá trị chỉ thị trên dụng cụđo chỉ cho ta sai lệch giữa giá trịđo và giá trị chuẩn dùng khi chỉnh “0” cho dụng cụđo. Kết quảđo phải là tổng của giá trị chuẩn và giá trị chỉ thị :
Q = Qo + ∆x
trong đó: Q: kích thước cần xác định (kết quảđo). Qo: kích thước của mẫu chỉnh “0” ∆x: là giá trị chỉ thị của dụng cụ.
Độ chính xác của phép đo so sánh phụ thuộc chủ yếu vào độ chính xác của mẫu và quá trình chỉnh “0”.
+ Dựa vào quan hệ giữa đại lượng cần đo và đại lượng được đo chia ra phương pháp đo trực tiếp và phương pháp đo gián tiếp
Phương pháp đo trực tiếp là phương pháp đo thẳng vào kích thước cần đo, trị số đo đọc trực tiếp trên phần chỉ thị của dụng cụ đo, ví dụ như khi ta đo đường kính bằng thước cặp và panme… Phương pháp đo trực tiếp có độ chính xác cao nhưng kém hiệu quả.
Phương pháp đo gián tiếp là phương pháp đo trong đó đại lượng được đo không phải là đại lượng cần đo mà nó có quan hệ hàm số với đại lượng cẩn do, ví dụ như ta đo đường kính chi tiếi thông qua việc đo các yếu tố trong cung hay qua chu vi, hoặc đo 2 cạnh góc vuông để suy ra cạnh huyền... Phương pháp đo gián tiếp thông qua mối quan hệ toán học hoặc vật lý giữa các đại lượng cần đo và đại lượng được đo, cần chọn sao cho mối liên hệ đơn giản, các phép đo dễ thực hiện với yêu cầu về trang thiết bịđo ít.
Vì vậy, nắm vững phương pháp sử dụng dụng cụ và lựa chọn được phương pháp đo hợp lý là những yếu tố không kém phần quan trọng quyết định kết quảđo.