Lắp ghép côn được sử dụng phổ biến là nhờ các tính chất ưu việt của nó như: độ kín, độ bền cao, có thể dễ dàng điều chỉnh khe hở hoặc độ dôi nhờ sự thay đổi vị trí dọc trục của chi tiết, tựđịnh tâm tốt, khả năng tháo lắp nhanh mà không làm hư hỏng bề mặt lắp ghép của các chi tiết. 5.4.1. Góc côn và độ côn
Góc côn α là góc giữa hai đường sinh trong mặt cắt dọc trục của côn, hình 5.10.
Độ côn, C: là tỉ số giữa hiệu đường kính 2 mặt cắt ngang với khoảng cách giữa chúng là L. Đối với côn cụt, thì độ côn là tỉ số của hiệu đường kính đáy lớn và đáy nhỏ với chiều dài côn:
2 2 D d C tg L α − = =
5.4.2. Dung sai kích thước góc
Lắp ghép côn thực hiện theo kích thước góc, vì vậy dung sai kích thước côn cũng chính là dung sai kích thước góc. Dung sai kích thước góc được kí hiệu là AT (Angle Tolerance).
Trị số dung sai được tính bằng hiệu số của góc giới hạn lớn nhất và góc giới hạn nhỏ nhất:
max min
AT =α −α 5.4.3. Cấp chính xác
Tương tự như kích thước dài, dung sai kích thước góc được quy định tùy thuộc cấp chính xác chế tạo kích thước góc. Tiêu chuẩn Việt Nam quy định 17 cấp chính xác chế tạo kích thước góc, ký hiệu là 1, 2, …, 17. Độ chính xác giảm dần từ 1 đến 17.
Trong chế tạo cơ khí, cấp chính xác từ 7 ÷ 12 được sử dụng phổ biến. Cấp 7 và 8 được sử dụng khi chế tạo các chi tiết côn độ chính xác cao, yêu cầu định tâm tốt như đầu định tâm của trục lắp với bánh răng, lỗ côn trong bánh răng độ chính xác cao, chuôi côn của dụng cụ cắt… Cấp chính xác 9 ÷ 12, sử dụng với những chi tiết côn độ chính xác bình thường, ví dụ như côn của khớp nối ma sát, mũi tâm và lỗ tâm, sống trượt góc, rãnh góc trong các bàn trượt,…
41 5.4.4. Lắp ghép côn trơn
Lắp ghép côn trơn cũng có đặc tính tương tự như lắp ghép trụ trơn: lắp có đọ dôi (lắp cố định), lắp có độ hở (lắp động) và lắp ghép trung gian.