Hệ thống lắp ghép trụ trơn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 26)

Để thực hiện các mối ghép của các chi tiết máy, cụm máy và máy với những đặc tính lắp ghép yêu cầu, ta phải quy định hàng loạt các kiểu lắp khác nhau theo các hệ thống lắp ghép.

TCVN quy định các kiểu lắp được thực hiện theo 1 trong 2 quy luật sau: 4.2.1. Hệ thống lỗ cơ bản

Là hệ thống các kiểu lắp mà vị trí miền dung sai của lỗ là cố định luôn luôn ở trên và sát với đường không, muốn có các kiểu lắp khác nhau thì thay đổi vị trí miền dung sai của trục so với đường không. Miền dung sai của lỗ cơ bản ký hiệu là H và có đặc tính EI = 0; ES = ITD. Hình 4.2.Hệ thống lỗ cơ bản 4.2.2. Hệ thống trục cơ bản Là hệ thống các kiểu lắp mà vị trí miền dung sai của trục là cố định luôn luôn ở dưới và sát với “đường không”, muốn có các kiểu lắp khác nhau thì thay đổi vị trí miền dung sai của lỗ so với “đường không”.

27

Miền dung sai của lỗ cơ bản ký hiệu là H và có đặc tính es= 0; ei = -ITd.

* Lựa chọn hệ thống lắp ghép: để chọn kiểu lắp tiêu chuẩn khi thiết kế, ngoài đặc tính yêu cầu của lắp ghép người thiết kế còn phải dựa vào tính kinh tế kỹ thuật và tính công nghệ kết cấu để quyết định chọn kiểu lắp trong hệ thống lỗ hay hệ thống trục cơ bản.

4.2.3. Sai lệch cơ bản

Khái niệm sai lệch cơ bản: Sai lệch cơ bản là một trong 2 sai lệch trên hoặc dưới gần với ”đường không” dùng để xác định vị trí của miền dung sai so với “đường không”.

Hình 4.4.Sai lệch cơ bản

Theo TCVN có 28 sai lệch cơ bản đối với lỗ và sai lệch cơ bản đối với trục. Sai lệch cơ bản được ký hiệu bằng 1 hoặc 2 chữ cái la tinh:

Chữ in hoa đối với lỗ: A,B,C,CD,…., ZA, ZB, ZC. Chữ thường đối với trục: a,b,c,cd,… , za, zb,zc.

Vị trí miền dung sai tương ứng với các chữ của sai lệch cơ bản như hình dưới:

Hình 4.5. Miền dung sai

Sự phối hợp giữa kích thước danh nghĩa, sai lệch cơ bản và cấp chính xác tạo nên miền dung sai. Vậy ký hiệu của miền dung sai bao gồm 3 thành phần trên.

28

Ta có với kích thước danh nghĩa là 40 thuộc khoảng 30 ÷ 50 mm và với miền dung sai g7 ta có: es = -9 (µm); ei = -34 (µm);

Ví dụ 2: Cho miền dung sai kích thước lỗ φ130K7 tính các sai lệch trên và sai lêch dưới. Ta có với kích thước danh nghĩa là 130 thuộc khoảng 120÷ 160 mm và với miền dung sai K7 ta có: ES = +12 (µm); ei = -28 (µm);

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 26)