9.3.1. Phương pháp đo độ không tròn
- Đo độ méo theo phương pháp đo 2 tiếp điểm: Có thểđo trên 2 đường kính vuông góc, 3 đường kính cách nhau 60° hoặc trên 4 đường kính cách nhau 45o hoặc nhiều hơn nữa. Khi số đường kính đo càng nhiều kết quả càng chính xác.
Độ méo được tính theo công thức:
max min
M
d d
2 −
∆ = , Với dmax, dmin là trị sốđo lớn nhất và nhỏ nhất trong các sốđo.
- Đo độ méo theo phương pháp đo 3 tiếp điểm
Hình 9.4.Đo độ méo
9.3.2. Phương pháp đo độ không trụ
Độ không trụ là sai số tổng hợp. Phương pháp phổ thông để kiểm tra độ không trụ là đo các sai lệch thành phần gồm độ côn, độ phình thắt và độ cong trục.
+ Phương pháp đo độ côn: Độ côn trong các chi tiết cơ khí được cho theo sai lệch đường kính đo trên tiết diện quy định gọi là độ côn tuyệt đối.
+ Phương pháp đo độ biến thiên đường kính dọc trục: Chi tiết có đường kính thay đổi theo phương trục sẽ làm cho đường sinh chi tiết không thẳng.
+ Phương pháp đo độ cong trục 9.3.3. Phương pháp đo độ không thẳng
Đểđo độ không thẳng của dường thẳng thực trên đoạn AB người ta đặt chi tiết lên gá điều chỉnh như hình 9.5. Trước hết, điều chỉnh cho AB // MC bằng cách điều chỉnh cho xA = xB, sau đó dịch đồng hồ từ A đến B. Độ không thẳng của đường thực: ∆th = xmax - xmin.
66
Hình 9.5. Phương pháp đo độ không thẳng
9.3.4. Phương pháp đo độ không phẳng
Việc đo độ không phẳng được thực hiện tùy theo đặc điểm của bề mặt đo. Nếu bề mặt cần đo có vết gia công có quy luật người ta chỉ cần rà đầu đo theo 2 hoặc 3 tuyến rà. Nếu bề mặt gia công có vết rối hoặc không có quy luật thì số tuyến rà phải tăng lên. Độ không phẳng của bề mặt được tính bằng sai lệch lớn nhất giữa các giá trịđo khi rà trên các tuyến.