Một số dụng cụ đo tiên tiến

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 62)

8.4.1. Máy đo 3D

Máy đo 3D hay còn gọi là máy đo toạ độ (Coordinate Measuring Machine, viết tắt là CMM) hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một đầu dò để xác định tọa độ các điểm trển một bề mặt của vật thể. CMM thường thiết kế với 4 phần chính: thân máy, đầu do, hệ thống điều khiển hoặc máy tính, phần mềm đo. Máy CMM có nhiều chủng loại khác nhau về kích cỡ, thiết kế và công nghệ đo. Máy có thể chỉ có hệ điều khiển cơ (Manual), hoặc có hệ điều khiển số CNC/PC.

Các máy CMM thường được sử dụng để đo lường về kích thước, đo kiểm mẫu, lược đồ góc, hướng hoặc chiều sâu, đo chép mẫu hoặc tạo hình.

Các tính năng chung của máy CMM là có hệ thống bảo vệ chống va đập, khả năng lập trình offline, thiết kế ngược, phần mềm SPC và bù nhiệt độ. Các thông số cơ bản được quan tâm của máy là các hành trình đo theo trục X,Y,Z; độ phân giải và trọng lượng vật đo của máy.

Về kết cấu, máy CMM gồm nhiều loại: tay gấp (artigulated arm), kiểu cầu (bridge), kiểu chìa đỡ (cantilever), kiểu giàn (gantry) hay trục ngang (horizonal arm).

- Kiểu tay gấp thường là loại máy nhỏ cầm tay, cho phép đầu dò xoay đặt theo nhiều hướng khác nhau.

- Máy kiểu cầu là loại có trục đo được lắp thẳng đứng với một dầm ngang đặt trên 2 ụ đỡ. Máy đo kiểu cầu (theo trục X) giúp mở rộng phạm vi của vật thểđo.

- Với máy đo kiểu chìa đỡ, trục đo được đỡ bởi một kết cấu đỡ.

- Máy kiểu giàn có kết cấu khung treo trên các ụđỡđể có thể mở rộng pham vị trên các vật được đo. Các máy đo kiểu giàn có cấu trúc tương tự như thiết kế kiểu cầu.

8.4.2. Máy scan 3D

Công nghệ Scan laser là một trong ứng dụng của công nghệ đo không tiếp xúc. Trong quá trình đo máy sử dụng chùm ánh sáng Laser chiếu vào bề mặt của chi tiết cần đo, chùm tia sáng được phản xạ lại từ bề mặt chi tiết được cảm ứng đo thu lại đưa vào bộ phận biến đổi của máy đo và với sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm điều khiển đo cho ra kết quả của chi tiết đo dưới dạng đám mây điểm.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất máy Scan Laser như: Faro Arm, Metris, Konika… Mỗi hãng có phần mềm Scan khác nhau, đưa ra độ chính xác khác nhau và sử dụng tia sáng Laser có bước sóng khác nhau như Konika sử dụng ánh sáng Laser cấp I còn Faro Arm lại sử dụng ánh sáng Laser cấp II … Nhưng về nguyên lí cơ bản đều giống nhau.

C)TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Ninh Đức Tốn (2004), Giáo trình dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường, Nxb Giáo dục. 2. Ninh Đức Tốn, Đỗ Trọng Hùng (2000), Bài tập dung sai lắp ghép, Nxb Đại học Bách Khoa Hà Nội.

D) CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG

1. Trình bày cách đọc trị sốđo trên thước cặp 1/10, 1/20, 1/50.

2. Phân tích công dụng, cấu tạo và cách sử dụng của panme đo ngoài, panme đo trong và panme đo sâu.

3. Trình bày cách đọc trị số trên panme, cho ví dụ.

63

5. Trình bày công dụng, cấu tạo của calip trục và calip hàm.

6. Tại sao calip được dùng trong sản xuất hàng loạt, trong sản xuất đơn chiếc nếu sử dụng calip để kiểm tra thì có ưu nhược điểm gì?

7. Chủđề thảo luận:

Chủđề 1: Tìm hiểu các chi tiết, thiết bị thực tếđược đo bằng các dụng cụđo thước cặp, panme, đồng hồ so, căn mẫu.

64

CHƯƠNG 9

Phương pháp đo các thông số hình học trong chế tạo máy cơ khí

Số tiết: 04 (Lý thuyết: 04 tiết; bài tập, thảo luận: 0 tiết)

A) MỤC TIÊU:

- Biết được các phương pháp đo các thông số hình học trong chế tạo máy cơ khí.

- Vận dụng bài học vào vệc lựa chọn các phương pháp đo trong thực tế sản xuất và kiểm tra.

B) NỘI DUNG:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 62)