Mối ghép ren

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 41)

Trên hình 5.10 là mặt cắt dọc theo trục ren để thể hiện prôfin ren của mối ghép. Chi tiết bao có ren trong là đai ốc, chi tiết bị bao có ren ngoài là bu lông.

Hình 5.10. Mặt cắt dọc theo trục ren

Các thông số:

d – đường kính ngoài của ren ngoài (bu lông). D – đường kính ngoài của ren trong (đai ốc). d2 – đường kính trung bình của ren ngoài. D2 – đường kính trung bình của ren trong. d1 – đường kính trong của ren ngoài. D1 – đường kính trong của ren trong. P – bước ren.

α – góc prôfin ren (α = 60° với ren hệ mét, α = 55° với ren hệ Anh). H – chiều cao của prôfin gốc.

H1 – chiều cao làm việc của prôfin ren. 5.5.1. Dung sai lắp ghép ren hệ mét

Lắp ghép ren cũng có đặc tính như lắp ghép trụ trơn. Nó bao gồm: lắp ghép có độ hở, lắp ghép có độ dôi và lắp ghép trung gian.

Đối với ren kẹp chặt và ren truyền động thì sử dụng chủ yếu lắp ghép có khe hở. Sai lệch cơ bản các kích thước d, d2, D2, D1được quy định theo TCVN (Bảng 4.2, Kỹ thuật đo, tập I, Nxb Giáo dục). Sai lệch trên của đường kính d1 cần phù hợp với sai lệch cơ bản của đường kính d2. Sai lệch dưới của đường kính D cần phải phù hợp với sai lệch cơ bản của đường kính D2.

Lắp ghép có độ dôi được sử dụng đối với những mối ghép cố định cần xiết chặt tương tự như lắp ghép trung gian nhưng không có thành phần phụ để xiết chặt. Sai lệch cơ bản của kích thước ren, miền dung sai và lắp ghép ren theo tiêu chuẩn TCVN 2250 – 93 (Bảng 4.6 Kỹ thuật đo, tập I, Nxb Giáo dục).

5.5.2. Dung sai lắp ghép ren hình thang

Mối ghép ren hình thang được sử dụng để truyền chuyển động tịnh tiến, ví dụ: vít me, vít bàn dao trong máy công cụ, vít nâng của máy và máy ép… Ren hình thang có hai loại: ren hình thang một đầu mối và ren hình thang nhiều đầu mối.

42

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN DUNG SAI VÀ ĐO LƯỜNG (DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ) (Trang 41)