Trong vùng nội thủy

Một phần của tài liệu Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 30)

Theo khoản 1, Điều 8 của Công ước Luật biển năm 1982 quy định: vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia. Trên thực tế, xuất phát từ địa hình tự nhiên của quốc gia nên một quốc gia có thể có một hay nhiều vùng nước nội thủy với chế độ pháp lý khác nhau như nội thủy. Nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng nước biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biển còn bên kia là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác của quốc gia ven biển. Đối với quốc gia quần đảo, vùng nước này là toàn bộ phần nước

biển nằm trong đường cơ sở của quốc gia quần đảo và gọi là vùng nước quần đảo trong đó quốc gia quần đảo có chủ quyền đối với vùng nước, vùng trời, đáy biển và lòng đất tương ứng cũng như tài nguyên ở đó.

Các bộ phận nằm trong vùng nội thủy bao gồm: cảng biển, vũng đậu tàu, vịnh, vịnh lịch sử và vùng nước quần đảo. Nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối. Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy. Chính vì vậy, trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền. Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào.

Về phương diện pháp lý, muốn xác định được nội thủy, lãnh hải và các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển khi quốc gia không đối diện hoặc tiếp giáp với quốc gia khác thì vấn đề quan trọng là phải xác định được đường cơ sở. Tuy nhiên, luận văn không đi sâu phân tích về vấn đề này mà chỉ tập trung phân tích về chế độ pháp lý của nội thủy gắn với quyền tài phán của quốc gia trong đó có quyền tài phán đối với việc bảo vệ an ninh lãnh thổ và đấu tranh chống tội phạm trong vùng nội thủy.

Thuật ngữ quyền tài phán được quy định trong Công ước Luật biển năm 1982 được hiểu là thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cá nhân hoặc cơ quan nhà nước và thẩm quyền xét xử, trừng trị đối với những hành vi vi phạm pháp luật quốc tế và pháp luật của quốc gia ven biển.

Trong nội thủy, quốc gia thành viên có các quyền tài phán sau đây: Đối với tàu quân sự (bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại). Đây là những tàu đại diện cho quốc gia mà tàu mang quốc tịch và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quốc gia đó giao phó. Chính vì vậy, khi hoạt động ở bất cứ vùng biển nào kể cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia khác hay vùng biển quốc tế, tàu quân

sự nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Tuy nhiên quyền miễn trừ dành cho tàu quân sự nước ngoài chỉ được quốc gia tôn trọng và bảo đảm với điều kiện các tàu này tuân thủ tôn trọng pháp luật và không có hành vi làm phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia cũng như các hành vi xâm phạm đến an ninh, trật tự của quốc gia ven biển. Trong trường hợp ngược lại quốc gia ven biển có quyền sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ trước các hành vi xâm phạm của tàu thuyền quân sự nước ngoài, đặc biệt là trong trường hợp tàu thuyền quân sự nước ngoài có các hành vi sử dụng vũ lực, phá hoại an ninh, trật tự quốc gia, quốc gia ven biển có quyền yêu cầu tàu đó ra khỏi vùng nội thủy trong một thời gian nhất định; yêu cầu quốc gia có tàu phải áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với thủy thủ đoàn vi phạm và phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra trong nội thủy của quốc gia ven biển. Nếu thủy thủ đoàn tàu quân sự vi phạm pháp luật bên ngoài tàu thì quốc gia ven biển có thẩm quyền bắt giữ, truy tố, xét xử hành vi phạm tội theo pháp luật hình sự của luật quốc gia đó.

Đối với tàu dân sự, luật điều chỉnh là luật của quốc gia tàu mang cờ. Vì vậy quyền tài phán dân sự đối với các tàu dân sự sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của quốc gia tàu mang quốc tịch. Tuy nhiên nếu tàu dân sự nước ngoài không có khả năng thực hiện một nghĩa vụ dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại do đâm va, hành vi gây ô nhiễm môi trường do cố ý và nghiêm trọng thì quốc gia ven biển có thể thực hiện quyền bắt giữ và bán đấu giá tàu để bảo đảm tố tụng dân sự. Quyền tài phán hành chính sẽ được quốc gia ven biển tiến hành nhằm điều tra, xem xét các vụ vi phạm hành chính và các quy định khác của quốc gia ven biển liên quan đến việc ra vào, hoạt động trong nội thủy quốc gia ven biển. Thuyền trưởng và các nhân viên của tàu thuyền nước ngoài phải chịu trách nhiệm hành chính về những vi phạm hành chính của mình liên quan đến hải quan, phòng cháy, chữa cháy và các quy định khác của cảng. Các quốc gia ven biển có thẩm quyền xét xử đối với các vụ vi phạm pháp luật

hình sự xảy ra trên tàu dân sự nước ngoài đang hoạt động trong vùng nội thủy quốc gia ven biển (có quyền khởi tố, điều tra truy tố, xét xử các cá nhân có hành vi phạm tội trên tàu). Về nguyên tắc quốc gia ven biển không quan tâm tới việc trấn áp các hành vi phạm tội trên tàu nước ngoài đang đậu tại các cảng của họ trừ trường hợp hành vi phạm tội do một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện; nếu thuyền trưởng hoặc cơ quan lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp; nếu hậu quả của hành vi phạm tội ảnh hưởng tới an ninh, trật tự cảng biển.

Chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy được quy định rõ ràng và chủ yếu trong các văn bản pháp luật quốc gia. Theo pháp luật Việt Nam, chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia trong vùng nội thủy được quy định trong Hiến pháp, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ngày 12/5/1977, Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982; Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 về quy chế hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam, Nghị định số 61/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới, Luật Biên giới quốc gia năm 2003...

Luật biển Việt Nam 2012 quy định nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam (Điều 9). Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền (Điều 10).

Một phần của tài liệu Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)