HỆ VÀ GIAO THƢƠNG QUỐC TẾ
Hiện nay, khoảng 90% hàng hóa thương mại quốc tế đang được vận chuyển bằng đường biển chính vì vậy việc gia tăng các loại hình tội phạm trên biển và đại dương đã đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia nói chung, các công ty kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói riêng. Việc
đảm bảo cho các phương tiện vận chuyển hàng hải được an toàn là đặc biệt quan trọng trước tình trạng cướp biển đang trở thành một trong những thách thức quốc tế cấp bách nhất hiện nay. Trong chín tháng đầu năm 2011 số vụ tấn công tàu bè trên thế giới đạt mức cao kỷ lục là 352 vụ, tăng 63 vụ so với cùng kỳ năm 2010 (theo Báo cáo của Cơ quan Hàng hải quốc tế IMB năm 2011).
Hậu quả mà nạn cướp biển mang lại có thể là những yêu cầu về tiền chuộc với mức hàng triệu USD nhưng lại có thể gây tổn thất thương mại quốc tế lên tới hàng tỷ đô la đồng thời đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của các con tin. Cướp biển tại Somalia đã và đang trở thành tâm điểm có những quan hệ tài chính với các tổ chức tội phạm có tổ chức, khủng bố và phi nhà nước. Đây là một thách thức mà cộng đồng quốc tế vẫn chưa có khả năng xử lý. Tiền, những tác động xấu và tham nhũng đi kèm với nạn cướp biển đang cản trở đáng kể việc phát triển thông lệ quản lý tốt và khả năng bảo đảm bảo an ninh hàng hải. Do đó cần có những chiến dịch chống cướp biển, các cơ cấu pháp lý để bắt giữ các đối tượng tình nghi cướp biển.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm các quy định quốc tế về an toàn hàng hải, an toàn trên các dàn khoan, các sự cố về tràn dầu, ô nhiễm dầu hoặc đắm tàu trên biển cũng ngày càng gia tăng gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh hải vận. Trên thực tế các vụ va chạm, đâm va hay sự cố tràn dầu không chỉ ảnh hưởng đến những cá nhân là nạn nhân của vụ việc mà nó còn kéo theo trách nhiệm liên đới của nhiều bên, chưa kể đến những vệt dầu loang khổng lồ làm thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài thủy sản, của ngư dân ven biển, hệ sinh thái tự nhiên của biển và sẽ rất khó khắc phục nếu như liên quan đến khu vực biển thuộc ranh giới của các quốc gia khác nhau.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, khi các hoạt động tội phạm trên biển gia tăng nhưng giữa các quốc gia không đạt được những thỏa thuận thống nhất về vấn đề khai thác chung, phân định biển và hợp tác đấu tranh chống tội phạm trên biển sẽ dẫn đến những bất đồng trong việc xử lý các tội phạm đồng thời có thể dẫn đến những căng thẳng về chính trị, ngoại giao, đây
là nguyên nhân chủ yếu gây nên những bất ổn hoặc tranh chấp giữa các quốc gia và trong khu vực.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên biển và đại dương trên thế giới và trong khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập thương mại quốc tế làm cho nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển nhưng cũng làm phát sinh nhiều hình thức tội phạm xuyên quốc gia đặc biệt là buôn bán ma túy và các loại tội phạm mang lại lợi nhuận cao như hoạt động buôn bán vũ khí, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn bán động vật quý hiếm, đưa người ra nước ngoài cư trú lao động bất hợp pháp, buôn lậu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại, tiền tệ... Trong khi các hoạt động thương mại hợp pháp trên mỗi quốc gia chịu sự điều chỉnh bởi các chính sách và sự kiểm soát tại biên giới và các hệ thống quản lý tập trung thì các hoạt động thương mại bất hợp pháp, các hành vi phạm tội xuyên quốc gia trên biển và đại dương lại tận dụng được những "lỗ hổng" của luật pháp và sử dụng những tiến bộ vượt bậc về khoa học công nghệ, che giấu bởi những thủ đoạn tinh vi. Biển cả và đại dương đã trở thành địa bàn trực tiếp để thực hiện hành vi phạm tội hoặc trở thành địa điểm trung chuyển, giao hàng, dấu hàng trong các phi vụ buôn bán xuyên quốc gia, là nơi trú ẩn, lẩn tránh sự truy quét của lực lượng đấu tranh chống tội phạm của các quốc gia.
Việt Nam hiện nay là một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vì vậy để bảo đảm thực thi các nguyên tắc cơ bản của WTO về tự do hóa thương mại nói chung, thương mại thông qua tuyến biển và đại dương nói riêng thì cần có những biện pháp phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và thiệt hại do các hành vi phạm tội trên biển gây ra, thúc đẩy giao thương quốc tế đi đôi với bảo đảm an ninh hàng hải.