Đƣa ngƣời nhập cƣ hoặc đƣa ngƣời ra nƣớc ngoài trái phép khiến một số ngƣời thành nạn nhân của nạn buôn ngƣờ

Một phần của tài liệu Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 65 - 72)

khiến một số ngƣời thành nạn nhân của nạn buôn ngƣời

Trước tình hình ngày càng gia tăng về tội phạm xuyên quốc gia, tháng 12/2000 tại Palecmo (Ý), Liên hợp quốc đã chủ trì 124 quốc gia trong đó có Việt Nam ký kết Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia với mục đích nhằm thúc đẩy sự hợp tác quốc tế để ngăn ngừa trừng phạt tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả, trợ giúp, bảo vệ những nạn nhân của loại tội này. Đây là điều ước quốc tế đa phương toàn cầu đầu tiên chống lại tội phạm xuyên quốc gia một cách toàn diện. Cùng với Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia,

các nghị định thư về chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Nghị định thư về chống đưa người di cư bất hợp pháp đã bổ sung góp phần hoàn chỉnh thêm khung pháp lý trong cuộc đấu tranh chống lại tội phạm xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, Công ước ILO (số 143) của Tổ chức Lao động quốc tế đã đưa ra các biện pháp phòng chống việc di cư lén lút và bất hợp pháp đồng thời khẳng định nghĩa vụ bảo vệ các nhân quyền căn bản của tất cả mọi người lao động di cư. Công ước ILO (số 143) quy định quốc gia thành viên phải bảo đảm bằng luật pháp trong lãnh thổ của họ sự bình đẳng giữa những người lao động di cư hợp pháp và các người lao động bản địa, để cho người lao động di cư hợp pháp được bình đẳng về cơ hội và về cách đối xử trong lãnh vực việc làm và nghề nghiệp, an sinh xã hội, công đoàn, các quyền văn hóa, và các quyền tự do của cá nhân cũng như của tập thể những người lao động di cư hoặc thân nhân của họ. Công ước ILO (số 143) kêu gọi các quốc gia thành viên cho phép những người lao động di cư có giấy tờ hợp pháp được dễ dàng đoàn tụ với gia đình.

Hiệp định thư về việc Phòng ngừa, xóa bỏ và trừng phạt nạn buôn người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em (còn gọi tắt là Hiệp định thư Palermo - được khóa họp 55 của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết số ARES/55/25 vào ngày 15/11/2000) đã đưa ra trong Điều 3 một định nghĩa đầy đủ về tội phạm buôn người: là hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận con người cho mục đích bóc lột bằng cách hăm dọa hoặc sử dụng bạo lực hay bất cứ hình thức ép buộc nào khác; bằng cách bắt cóc, lường gạt, gian trá; bằng cách lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự yếu đuối hay lợi dụng việc đưa hoặc nhận tiền hoặc lợi ích để đạt được sự đồng ý của một người đang có quyền đối với một người khác. Ít nhất, hành vi bóc lột bao gồm sự lợi dụng hành vi mãi dâm của người khác hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, cũng như bao gồm lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ cưỡng bức, việc giữ nô lệ hoặc những hành vi tương tự như hành vi giữ nô lệ, hành vi giữ nông nô hay hành vi lấy bộ phận cơ thể.

Hiệp định thư Palermo có mục đích: ngăn ngừa và chống lại nạn buôn người, đặc biệt chú ý đến thành phần phụ nữ và trẻ em; bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân của nạn buôn người qua việc tôn trọng hoàn toàn nhân quyền của họ; khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để đạt những mục đích nêu trên. Theo hiệp định thư này các quốc gia phải đưa ra các biện pháp để truy nã và trừng phạt những kẻ buôn người quốc tế; thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia để chống lại nạn buôn người một cách hữu hiệu hơn; bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn người và giúp đỡ họ trở về quốc gia của họ hay một quốc gia khác một cách an toàn; thông tin cho quần chúng về nạn buôn người và giúp quần chúng ý thức về những hậu quả tai hại đối với cả thủ phạm lẫn nạn nhân của nạn buôn người.

Thực tế cho thấy hành vi đưa người di cư bất hợp pháp bằng đường biển chiếm tỷ lệ cao và khó kiểm soát hơn so với di cư bất hợp pháp bằng đường bộ hoặc đường không nhất là đối với các quốc gia có vùng bờ biển dài hoặc các quốc đảo.

Nghị định thư về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đã đưa ra định nghĩa về buôn bán người: là việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá hay lạm dụng quyền lực hoặc lợi dụng vị thế dễ tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người khác hay những người khác. Hành vi bóc lột bao gồm việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức bóc lột lao động hay dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hay lấy các bộ phận cơ thể. Để ngăn ngừa tội phạm buôn bán người, tại Điều 9 Nghị định thư quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ đề ra chính sách, chương trình và các biện pháp nhằm ngăn ngừa và chống tội phạm buôn bán người và bảo vệ các nạn nhân để họ không trở thành nạn nhân một lần nữa; tổ chức nghiên cứu thông tin, truyền thông và áp dụng các biện

pháp kinh tế, xã hội để phòng ngừa; hợp tác song phương, đa phương để giảm bớt những nguyên nhân điều kiện khiến phụ nữ trẻ em trở thành nạn nhân của hành vi buôn bán người... Ngoài ra các quốc gia thành viên cũng có nghĩa vụ hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân thông qua việc áp dụng các biện pháp bảo vệ bí mật về nhân thân thông qua xét xử kín hoặc các biện pháp hành chính khác, xem xét bồi thường thiệt hại cho nạn nhân, áp dụng các biện pháp để các nạn nhân được ở lại tạm thời hoặc ổn định lâu dài tại quốc gia thành viên và chỉ xem xét việc hồi hương cho các nạn nhân khi họ tự nguyện và có sự xác nhận chính đáng của quốc gia mà nạn nhân mang quốc tịch. Các quốc gia thành viên có trách nhiệm hợp tác trao đổi thông tin trong việc xác nhận một người có thể trở thành nạn nhân hay thủ phạm của hành vi buôn bán người, thủ đoạn và phương thức hoạt động, tăng cường hợp tác các chương trình đào tạo cho cán bộ hành pháp và cán bộ quản lý nhập cư và các viên chức hữu quan khác về cách thức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn bán người và bảo vệ nạn nhân.

Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường không (gồm 25 điều) có mục đích nhằm ngăn chặn và đấu tranh với việc đưa người di cư trái phép, tăng cường việc hợp tác giữa các quốc gia thành viên để bảo vệ quyền lợi của người di cư bị đưa đi trái phép (không đề cập đến vấn đề cư trú bất hợp pháp). Nghị định thư cũng đưa ra định nghĩa "đưa người di cư trái phép" là việc giao dịch để đạt được trực tiếp hoặc gián tiếp lợi ích về tài chính hoặc lợi ích vật chất khác từ việc một người nhập cảnh trái phép vào một quốc gia thành viên mà người này không phải là công dân của quốc gia đó hoặc thường trú tại quốc gia đó; "nhập cảnh trái phép" có nghĩa là vượt qua biên giới mà không tuân thủ các yêu cầu cần thiết đối với việc nhập cảnh hợp pháp vào quốc gia tiếp nhận (Điều 3). Nghị định thư cũng chỉ rõ các hành vi phạm tội đưa người di cư bất hợp pháp sẽ bao gồm các hành vi đưa người di cư bất hợp pháp; hành vi làm giấy tờ giả nhằm thực hiện đưa người di cư bất hợp pháp; hành vi hỗ trợ người không phải công dân hoặc không được phép thường trú ở lại nước liên quan.

Theo luật biển quốc tế hiện đại, trong các Công ước Geneve về biển cả năm 1958 và Công ước Luật biển năm 1982 đều khẳng định các quốc gia có quyền tuyệt đối trong việc thực hiện biện pháp giám sát đối với tàu mang quốc tịch của nước mình. Trên biển cả tàu thuyền mang quốc tịch của một quốc gia chịu sự tài phán duy nhất của quốc gia tàu mang cờ trừ trường hợp tàu đó bị nghi ngờ thực hiện hoạt động cướp biển, buôn bán nô lệ theo quy định tại điều 92 và 110 của Công ước Luật biển năm 1982, nhưng trong đó không có quy định bao gồm trường hợp đưa người di cư bất hợp pháp.

Tại Điều 8 Nghị định thư về chống đưa người di cư bất hợp pháp quy định về biện pháp giám sát chống lại việc đưa người di cư bất hợp pháp bằng đường biển, được cho phép các quốc gia thành viên yêu cầu giúp đỡ và tự mình thực hiện một số biện pháp giám sát trên tàu mang quốc tịch của quốc gia khác đang tiến hành tự do hàng hải. Khi có cơ sở để nghi ngờ tàu liên quan đến việc đưa người người di cư trái phép, một quốc gia khác quốc gia mà tàu mang cờ được phép thực hiện một số biện pháp cưỡng chế (lên tàu, khám xét, bắt giữ..) khi được phép của quốc gia tàu mang cờ; trong phạm vi quốc gia tàu mang cờ cho phép và có nghĩa vụ tôn trọng tính mạng, tài sản trên tàu, lợi ích thương mại, môi trường; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển liên quan đến quyền tài phán theo luật biển. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 8 thì điều khoản này chủ yếu mang tính chất khuyến nghị chứ không có tính chất bắt buộc vì việc khám xét vẫn phụ thuộc vào sự "cho phép" của quốc gia mà tàu mang cờ. Mặc dù vậy, các quốc gia thành viên cũng phải giúp đỡ hết mức có thể để trừng trị việc sử dụng tàu vào mục đích đưa người di cư bất hợp pháp và phải trả lời tích cực đối với đề nghị kiểm tra quốc tịch của tàu và đề nghị cho phép tiến hành các biện pháp cưỡng chế.

Nghị định thư về chống đưa người di cư bất hợp pháp cũng đưa ra các nhóm biện pháp phòng ngừa, hợp tác và các biện pháp khác nhằm ngăn chặn việc đưa người di cư bất hợp pháp như trao đổi thông tin liên quan đến các tàu mà biết được hoặc có nghi ngờ đang được sử dụng bởi một nhóm tội phạm có

tổ chức nhằm thực hiện các hành vi về đưa người di cư bất hợp pháp (địa điểm lên tàu, tuyến đường vận chuyển, nhóm tổ chức bị nghi ngờ…), nhóm biện pháp về kiểm soát biên giới, nhóm biện pháp an ninh kiểm soát giấy tờ và các biện pháp hợp tác đào tạo và trợ giúp kỹ thuật. Nghị định thư đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc ngăn ngừa tội phạm đưa người di cư bất hợp pháp hoặc đưa người ra nước ngoài trái phép khiến họ trở thành nạn nhân của hành vi buôn người bằng nhiều biện pháp, không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nhưng vẫn còn né tránh trong việc tìm kiếm những khái niệm, những biện pháp trung hòa về di cư bất hợp pháp và biện pháp đấu tranh với loại tội phạm này; chủ yếu thiên về lợi ích của quốc gia tiếp nhận nạn nhân của hành vi di cư bất hợp pháp hoặc buôn người chứ chưa đề cập đầy đủ lợi ích của quốc gia gốc của nạn nhân, thể hiện ở ba điểm:

Thứ nhất: Nghị định thư chưa làm rõ khái niệm "người tị nạn" - được đề cập trong Công ước năm 1951 và Nghị định thư năm 1967 về quy chế người tị nạn với khái niệm "người di cư bất hợp pháp", điều này có thể trở thành kẽ hở để lọt tội phạm đưa người di cư bất hợp pháp. Người tị nạn là người vì có cơ sở lo ngại về việc bị truy tố vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, thành viên của một nhóm xã hội riêng biệt hoặc chính kiến ở bên ngoài lãnh thổ mà mình mang quốc tịch, không thể hoặc do lo ngại những lý do trên mà không muốn nhận sự bảo hộ của quốc gia đó, người tị nạn không bị trả lại nước gốc và được hưởng quy chế người tị nạn.

Thứ hai: Quốc gia tiếp nhận nạn nhân có sự lựa chọn việc áp dụng Công ước năm 1951 về quy chế người tị nạn để né tránh các nghĩa vụ được quy định trong Công ước về di cư bất hợp pháp.

Thứ ba: Nghị định thư về chống đưa người di cư trái phép không coi hành vi di cư trái phép là tội phạm nhưng nạn nhân của hành vi này thì bắt buộc phải trở về nước gốc, không như nạn nhân của hành vi buôn người có thể được xem xét cho ở lại quốc gia tiếp nhận trong khi số lượng nạn nhân của nạn buôn người trên thực tế thường ít hơn nạn nhân của việc đưa người di cư bất hợp pháp.

Nghị định thư không quy định về hợp tác giữa các quốc gia liên quan về chi phí và trách nhiệm trong việc quyết định số phận của người di cư là nạn nhân của việc đưa người di cư bất hợp pháp, điều này dẫn đến việc quốc gia gốc của người di cư trái phép phải chịu phần lớn gánh nặng của việc tiếp nhận nạn nhân và tạo điều kiện để họ hòa nhập cuộc sống trong khi các nước này chủ yếu là các nước nghèo hoặc nước đang phát triển.

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 cũng có quy định về tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép, tội ở lại nước ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Quy định này được sửa đổi bổ sung tại mục 35 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009, theo đó: người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người nào tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 91 Bộ luật hình sự năm 1999 thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm; phạm tội nhiều lần hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm; phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm (Điều 275). Bên cạnh đó, tại Điều 119 quy định về tội mua bán phụ nữ, theo đó, người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm hoặc bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm, còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Điều 120 quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Mức thấp nhất của khung hình phạt là phạt tù từ ba năm đến mười năm, mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù từ mười lăm năm đến mươi năm hoặc tù chung thân (nếu phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp; vì động cơ đê hèn; để đưa ra nước ngoài; sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; để sử dụng vào mục đích mại dâm…). Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng,

cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Một phần của tài liệu Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)