Vận chuyển, buôn lậu hàng hóa bằng đƣờng biển

Một phần của tài liệu Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 84 - 86)

Vận tải đường biển là một trong những phương thức vận tải truyền thống và được sử dụng rộng rãi trong vận tải hàng hóa do những đặc tính ưu việt của phương thức này là vận chuyển được số lượng lớn hàng hóa, giá cả lại thấp hơn so với các phương thức vận tải khác như vận tải bằng phương

tiện hàng không dân dụng. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình buôn lậu hàng hóa thông qua phương thức vận chuyển bằng đường biển cũng ngày càng tăng trong với số lượng lớn đặc biệt là vận chuyển thông qua hình thức tạm nhập, tái xuất, vận chuyển bằng các container kẹp chì nên gây khó khăn cho các lực lượng kiểm tra có thẩm quyền tại các nước. Chủ thể tham gia vào các quan hệ mua bán hàng hóa thống qua vận tải biển ngày càng tinh vi, nên các cơ quan chức năng, các quốc gia khó kiểm soát hoặc truy cứu trách nhiệm khi bắt được hàng hóa buôn lậu… Các loại hàng hóa buôn lậu ngày càng nhiều gồm ma túy, các chất kích thích, thuốc lá, chất hướng thần, tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như sừng tê giác, ngà voi, thuốc lá, xăng dầu, các loại hàng hóa gian lận thương mại… điều này đã và đang đặt ra cho các quốc gia cần phải có những quy phạm pháp luật thực định đồng thời phát huy tinh thần hợp tác trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa nói chung và buôn lậu hàng hóa trên biển nói riêng.

Thủ đoạn chung của các đối tượng là đưa hàng hóa buôn lậu lên những tàu lớn, lợi dụng đêm tối và thời tiết khắc nghiệt tuồn vào nội địa tiêu thụ. Chủ hàng không xuất hiện mà giao khoán cho những đối tượng áp tải thuê. Đặc biệt là trong những dịp lễ, tết hoặc khi các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc kiểm soát buôn bán vận chuyển hàng hóa tại khu vực biên giới đất liền, hoạt động buôn bán hàng hóa cấm và gian lận thương mại trên biển càng lại có dấu hiệu gia tăng mạnh.

Trong 4 tháng đầu năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện gần 1.500 vụ buôn lậu bằng đường biển với giá trị hàng hóa hơn 290 tỷ đồng, trong khi cả năm ngoái có khoảng 1.800 vụ. Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc áp dụng miễn kiểm tra, hoặc kiểm tra theo xác suất thấp hay tự khai báo... để gian lận về chủng loại, chất lượng, xuất xứ hàng hóa. Điển hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Vĩnh Phát khai nhập 91 động cơ ôtô các loại, tuy nhiên, hải quan kiểm tra và phát hiện lô hàng chủ yếu là hộp số, bộ nhíp đã qua sử dụng. Công ty Vận tải Ôtô An Giang nhập

khẩu 20 ôtô loại 47 chỗ ngồi sản xuất năm 1989, nhưng lại khai là xe 51 chỗ sản xuất năm 1996 (theo Báo cáo của Cục Điều tra chống buôn lậu tháng 5/2012).

Cục Điều tra chống buôn lậu nhận định, việc lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất để buôn lậu xăng dầu bắt đầu có dấu hiệu hoạt động trở lại. Việc khai báo sai để trốn thuế sẽ tinh vi hơn. Mặt hàng thuốc lá nhập lậu từ Trung Quốc ngày càng gia tăng... Do vậy, đơn vị đã đề nghị Bộ Thương mại xem xét lại việc quản lý và cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh một số mặt hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất. Cục Hải quan Quảng Ninh cũng kiến nghị: Chỉ cho phép tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu khi có giấy phép nhập khẩu của phía nước ngoài. Bộ Thương mại nên quy định rõ thời gian hàng hóa chuyển khẩu được phép lưu chuyển tại Việt Nam.

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 quy định về tội buôn lậu (Điều 153), tội vận chuyển trái phép, hàng hóa tiền tệ qua biên giới (Điều 154); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155); tội sản xuất buôn bán hàng giả (Điều 156). Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, người phạm tội phải gánh chịu những hình phạt tương ứng theo quy định của các điều luật.

Một phần của tài liệu Tội phạm và đấu tranh chống tội phạm trên biển theo Luật Biển quốc tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)