Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

4. Bố cục của luận văn

2.4.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin

a) Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập thông qua các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của địa phƣơng, từ các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan, các số liệu thu thập từ UBND huyện Đại Từ, UBND các xã khu vực điều tra, nghiên cứu và các nguồn tài liệu khác nhƣ: Sách báo, tạp chí…

b) Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp + Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cây chè phân bố hầu hết ở các huyện thị của tỉnh, qua phân tích lựa chọn đề tài đã tổ chức thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ở huyện Đại Từ vì đây là một trong những khu vực chè phát triển mạnh nhất của tỉnh về cả mặt số lƣợng và chất lƣợng, mặt khác cây chè đƣợc coi là một trong những cây trồng chính của huyện.

+ Phƣơng pháp chọn mẫu điều tra

Sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tƣợng điều tra tiến hành chọn mẫu nhƣ sau:

Tiến hành chia nhóm hộ sản xuất ra thành hai loại: hộ chuyên và hộ kiêm. Hộ chuyên là các hộ chuyên canh về sản xuất chè, lấy cây chè là cây trồng chính, có diện tích trồng chè chiếm phần lớn tổng diện tích đất canh tác, và có thu nhập đều từ cây chè. Hộ kiêm là các hộ sản xuất đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi, vừa tiến hành sản xuất chè vừa sản xuất các loại sản phẩm khác và có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Áp dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để từ huyện tiến hành chọn ra 3 xã có trên 85% hộ nông dân tham gia sản xuất chè.

Trong địa bàn huyện Đại Từ tiến hành chọn 3 xã: La Bằng, Hùng Sơn, Minh Tiến là 3 xã tƣơng đối, đại diện về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và sản xuất chè cho khu vực nghiên cứu. Một xã nằm ở vùng trung tâm (xã Hùng Sơn), một xã nằm ở phía Tây của huyện (xã La Bằng) và một xã nằm ở phía Bắc (xã Minh Tiến).

Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn tổng số hộ điều tra là 90 hộ. Mỗi xã 30 hộ đại diện cho toàn xã, để tiến hành điều tra, khảo sát, các hộ này là các hộ kiêm và chuyên sản xuất chè tại địa phƣơng: lấy mẫu ngẫu nhiên 30 hộ thuộc xã Minh Tiến, 30 hộ thuộc xã La Bằng với tỷ lệ hộ kiêm là: 45-50% hộ, còn lại là hộ chuyên. Riêng xã Hùng Sơn vì lý do điều kiện địa hình và điều kiện kinh tế cùng với diện tích chè của xã lớn, số hộ của xã nhiều hơn so với 2 xã Minh Tiến và La Bằng do vậy trong 30 hộ đại diện cho xã tiến hành chọn 10 hộ kiêm (33,3%) và 20 hộ chuyên (66,7%). Trong đó chọn 45% hộ kiêm và 55% hộ chuyên.

+ Phƣơng pháp điều tra

- Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân: thông qua bảng hỏi đã thiết lập sẵn phù hợp với tình hình thực tế để có các thông tin chung về chủ hộ nhƣ tuổi, nhân khẩu, trình độ văn hóa, lao động chính. Các thông tin riêng về diện tích canh tác nông -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lâm nghiệp của hộ, nguồn thu nhập chính, cây trồng chính, thực trạng sản xuất kinh doanh chè nhƣ diện tích trồng, năng suất, sản lƣợng hàng chè hàng năm ...

- Phƣơng pháp PRA:

Tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh chè, những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và nhu cầu của hộ nông dân trồng chè. Các giải pháp mà ngƣời dân đề xuất…

- Phƣơng pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phƣơng, ngƣời lãnh đạo trong cộng đồng, những ngƣời am hiểu nhất về địa phƣơng về sản xuất chè để thu thập các vấn đề chuyên sâu liên quan

2.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

a) Đối với thông tin thứ cấp:

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, xắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu.

b) Đối với thông tin sơ cấp:

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ đƣợc kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.4.4. Phương pháp phân tích

a) Phƣơng pháp phân tổ

Đề tài đƣợc phân tổ theo hai tiêu chí: hộ chuyên sản xuất chè và kiêm sản xuất chè. b) Phƣơng pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ chuyên và nhóm hộ kiêm

c) Phƣơng pháp đánh giá SWOT

Thông qua phƣơng pháp này để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế chè của địa phƣơng. Thông qua đó để thấy rõ đƣợc đâu là mặt mạnh và các cơ hội của ngành đó để từ đó phát huy và tận dụng nó. Đồng thời tìm ra những mặt hạn chế, các cách thức trong tƣơng lai để có đƣợc hƣớng khắc phục và giải quyết các khó khăn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phƣơng pháp biểu đồ, đồ thị đƣợc ứng dụng để thể hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

2.5.1 . Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất

* Những chỉ tiêu đánh giá về mặt lƣợng của quá trình sản xuất chè - Chỉ tiêu diện tích trồng chè

Muốn xác định tiềm năng hay nguồn lực địa phƣơng để tiến hành các hoạt động sản xuất thì phải xác định đƣợc chỉ tiêu về diện tích của các loại cây trồng. Từ đó mới xác định đƣợc diện tích hiện đã sử dụng và chƣa sử dụng để có thể mở rộng diện tích canh tác

- Chỉ tiêu về năng suất: là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất của địa phƣơng. Qua đó đề ra các biện pháp cải thiện năng suất cây trồng.

- Chỉ tiêu về sản lƣợng: là chỉ tiêu để xem xét, phản ánh về mặt lƣợng của quá trình phát triển sản xuất.

2.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh về mặt kết quả sản xuất chè

- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm, đƣợc tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.

GO= Qi Pi

n i 1

*

Trong đó: Qi: Là khối lƣợng của sản phẩm i Pi: Giá cả của sản phẩm i

- Chi phí trung gian: IC (Intermediational Cost) là toàn bộ những chi phí phục vụ quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao).

IC = ∑Cj

Trong đó: Cj: các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm đƣợc tính theo công thức:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Lợi nhuận (Pr): là phần thu đƣợc sau khi trừ đi toàn bộ chi phí (TC), bao gồm chi phí vật chất, các dịch vụ cho sản xuất, công lao động và khấu hao tài sản cố định. Công thức tính:

Pr = GO-TC

- Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần tuý của ngƣời sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận đƣợc trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp đƣợc tính theo công thức sau:

MI = VA - [A+T]

Trong đó: A: phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T: tiền thuế (nếu có)

- Tổng chi phí: TC bao gồm chi phí trung gian, khấu hao và thuế. 1 đơn : " " k 60 năm [2]. , tỷ lệ giống chè cũ (chè Trung du) còn ở mức khá. gian trên. - .

2.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè

Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp nên các chỉ tiêu phải thể hiện đƣợc đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử dụng tổng hợp các nguồn lực khác trong hộ nông dân.

- Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: + Tổng giá trị sản xuất/ ha(GO/ha).

+ Giá trị gia tăng/ ha(VA/ha).

- Chỉ tiêu hiệu quả theo chi phí trung gian:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Giá trị gia tăng/chi phí trung gian(VA/IC) + Thu nhập hỗn hợp/ chi phí trung gian(MI/IC). + Lợi nhuận/ chi phí trung gian(Pr/IC). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo lao động: + Tổng giá trị sản xuất/ lao động: (GO/lđ). + Giá trị gia tăng/ lao động: (VA/lđ). + Thu nhập hỗn hợp/lao động: (MI/lđ). + Lợi nhuận/lao động: (Pr/lđ)

2.5.4. Các chỉ tiêu phản ánh sự phân bổ nguồn lực

- Chỉ tiêu phân bổ nguồn lực lao động cho các ngành sản xuất

- Các chỉ tiêu chi phí vật chất và dịch vụ đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh chè.

- Vốn đầu tƣ cơ bản.

- Mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên nhƣ đất đai, nƣớc....vào quá trình sản xuất chè. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố nhƣ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm tới hoạt động sản xuất chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ kinh doanh chè của huyện Đại Từ

3.1.1. Tình hình chung về sản xuất chè của huyện Đại Từ

Là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Đại Từ có tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.415,73 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47.494,79. Tính đến hết năm 2013, số diện tích chè đang cho thu hoạch của huyện Đại Từ là hơn 6.000 ha chiếm 1/3 diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên. [13] Điều này đã cho ta thấy đây là vùng đất rất thích hợp cho cây chè. Bao đời nay cây chè đã bén rễ và có chỗ đứng vững chắc trên huyện Đại Từ. Trong những năm gần đây, thấy đƣợc hiệu quả kinh tế từ trồng chè cao hơn hẳn so với các cây trồng khác nên nhiều hộ dân trong huyện Đại Từ nói riêng và trong tỉnh Thái Nguyên nói chung đã mạnh dạn đầu tƣ chăm sóc và phát triển cây Chè. Các hộ không chỉ trồng chè ở trên đồi, mà còn trồng cả trên đất vƣờn xung quanh nhà, một số hộ đã lấp diện tích đất lúa để trồng chè, điều này có thể khẳng định cây chè ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ trên địa bàn huyện.

Với sự đổi mới chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc cùng với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sản phẩm chè đã khôi phục lại đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng quốc tế mới, tiếp tục giành lại thị trƣờng quốc tế cũ và thị trƣờng trong nƣớc. Do vậy thị trƣờng tiêu thụ có nhiều tiềm năng, chất lƣợng sản phẩm chè cũng không ngừng đƣợc nâng lên, mẫu mã đƣợc thay đổi phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Cây chè ngày càng đƣợc phát triển về quy mô và chất lƣợng, ngƣời lao động tin tƣởng và yên tâm sản xuất cây chè.

Cây chè không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trƣờng và xã hội, trồng chè có tác dụng cải tạo môi trƣờng sinh thái, đồng thời góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng. Trong những năm qua, huyện Đại Từ đã theo sát chủ trƣơng của tỉnh đề ra nhằm lập kế hoạch thúc đẩy, kích thích phát triển sản xuất cây chè, mở nhiều lớp tập huấn để hƣớng dẫn ngƣời dân tiến hành sản xuất chè. Kết quả đã cho thấy cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chè là một trong những cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện nên rất đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Chỉ đạo các chƣơng trình cải tạo chè, thâm canh và trồng mới các loại chè có chất lƣợng cao.

3.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng và cơ cấu giống

3.1.2.1. Diện tích

Với đƣờng lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc cùng với sự nỗ lực cố gắng của các hộ trồng chè nên trong những năm qua diện tích chè của huyện liên tục đƣợc mở rộng và tăng nhanh qua các năm. Tính đến năm 2014 toàn huyện có tổng cộng 6.259 ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh là 4.937 ha. Huyện có một số vùng chè nổi tiếng nhƣ: chè La Bằng, chè Khuôn Gà, chè Láng Thƣợng... Trồng chè là một trong những thế mạnh kinh tế của huyện, tình sản xuất chè của huyện năm 2013 đƣợc thống kê dƣới bảng sau:

Bảng 3.1. Diện tích chè trên địa bàn huyện Đại Từ qua 3 năm 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng diện tích chè (ha) 6.362 6.289 6.259

1. Cải tạo/ trồng mới 550 600 517

2. Kiến thiết cơ bản 712 450 501

3. Chè kinh doanh 5.100 5.239 5.241

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ)

Xác định đƣợc thế mạnh của cây chè huyện đã xây dựng quy hoạch vùng chè, mạnh dạn đƣa các giống chè mới có chất lƣợng và năng suất cao thay thế dần cho cây chè Trung du lá nhỏ, chủ yếu là giống chè nhập nội, chè lai cho năng suất và chất lƣợng cao nhƣ giống chè: TRI777; 1A; LDP1; Bát Tiên; Kim Tuyên; Keo am tích, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch... chủ yếu tập trung ở các xã: thị trấn Quân Chu, xã Quân Chu, Cát Nê, Mỹ Yên, Hoàng Nông, La Bằng, Phú Xuyên, Yên Lãng, Phú Cƣờng, Phú Lạc, Minh Tiến, Tân Linh, Phục Linh, Hà Thƣợng, Phục Linh, Hùng Sơn, Tân Thái. Đặc biệt khi nhắc đến chè Đại Từ thì không thể không nhắc đến vùng chè nổi tiếng nhƣ: chè La Bằng (xã La Bằng), chè Khuôn Gà (thị trấn Hùng Sơn) và chè núi Bóng (xã Minh Tiến). Đây là 3 vùng chè đạt năng suất từ 110-115 tạ/ha đạt mức cao của huyện cùng với những đặc trƣng về đặc điểm địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình, điều kiện tự nhiên và tính hình đầu tƣ sản xuất cây chè trên địa bàn huyện Đại Từ. Do vậy chúng tôi tiến hành lựa chọn mẫu nghiên cứu đặc trƣng nhất về tình hình sản xuất chè của nông hộ bao gồm 3 xã: Hùng Sơn, La Bằng và Minh Tiến để tiến hành điều tra nghiên cứu. Thế mạnh về kinh tế của cả 3 xã điều là sản xuất chè kinh doanh với tình hình sản xuất đƣợc thống kê dƣới bảng sau:

Bảng 3.2. Diện tích chè của 3 xã qua các năm 2011-2013

ĐVT: ha Diện tích Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh % Tốc độ PTBQ 12/11 13/12 Hùng Sơn Chè kinh doanh 275 278 278 101 100 100,5 Chè giống mới 8 7 7.73 87,5 110 98,8 Tổng DT Chè 278 278 278 100 100 100 La Bằng Chè kinh doanh 226 219 176 97 80 88,5 Chè giống mới 17 13 24.44 76 188 132 Tổng DT Chè 226 226 226 100 1000 100 Minh Tiến Chè kinh doanh 110 202 203 183,6 100 100 Chè giống mới 12 9 9,06 75 100 87,5 Tổng DT Chè 115 202 203 175,6 100 100

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Đại Từ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung ở 3 xã Hùng Sơn, Minh Tiến và La Bằng của huyện Đại Từ trong 3 năm qua đều có những biến động nhẹ về tổng diện tích chè. Sự biến động diện tích chỉ ở diện tích chè kinh doanh khá rõ ràng, diện tích chè kinh doanh giảm, đặc biệt ở xã La Bằng diện tích giảm ở năm 2011 so với năm 2012 vì diện tích chè thay thế và trồng mới có xu hƣớng tăng. Diện tích mới trồng chƣa thể đƣa vào kinh doanh. Cũng vì vậy mà ta thấy diện tích chè giống mới tăng đều ở các năm. Nhìn

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 37)