Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

4. Bố cục của luận văn

1.2.2. Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên

1.2.2.1. Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong những tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích và sản lƣợng chè lớn của nƣớc ta, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng. Từ lâu, Thái Nguyên đã nổi tiếng với các vùng chè nhƣ Tân Cƣơng, Đại Từ, Đồng Hỷ...mang lại hiệu quả cao cho ngƣời dân và góp phần cải thiện đời sống của họ rõ rệt. Chính vì thế mà chè đƣợc coi là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên. Cây chè có thể phát triển tốt và đạt đƣợc những thành tựu đó cũng là do Thái Nguyên đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về các điều kiện tự nhiên nhƣ có khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều, hệ thống đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây chè. Từ đó làm cho chè nơi đây có một hƣơng vị thơm ngon đặc biệt không nơi nào có làm cho mọi ngƣời đều muốn thƣởng thức. Bên cạnh đó, do chè đã đƣợc trồng ở đây từ lâu nên ngƣời dân đã đúc kết đƣợc những kinh nghiệm sản xuất quý báu, có những bí quyết đƣợc lƣu truyền từ đời này sang đời khác.

Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng để phát triển cây chè (cả về diện tích, năng suất, sản lƣợng) nhằm đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng và xây dựng thƣơng hiệu chè để ngƣời tiêu dùng yên tâm không bị nhầm lẫn với các loại chè ở vùng khác. Hiện nay, các tỉnh có năng suất chè bình quân cao so với năng xuất trung bình trong cả nƣớc phải kể đến là Thái Nguyên: 100,58 tạ/ha ; Nghệ An: 90,0 tạ/ha; Lai Châu: 88,0 tạ/ha; Lâm Đồng: 82,0 tạ/ha; Phú Thọ: 80,0 tạ/ha. Theo đó, Sơn La có năng suất bình quân cao nhất nƣớc, đạt 19,76 tấn/ha (số liệu năm 2009), đặc biệt có vƣờn chè đạt năng suất 20-25 tấn/ha. [1]

Diện tích và sản lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên đƣợc phân chia trên hầu hết các đơn vị hành chính của tỉnh, tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta có thể theo dõi bảng số liệu thống kê sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 1.4: Diện tích, sản lƣợng chè phân theo Huyện/Thành/Thị năm 2012

Chỉ tiêu

Huyện /TP/thị xã Diện tích (ha) Sản lƣợng (tấn)

Tổng 18.605 184.886 TP. Thái Nguyên 1.295 16.446 Thị xã Sông Công 557 5.020 Huyện Định Hóa 2.230 19.977 Huyện Võ Nhai 766 4.402 Huyện Phú Lƣơng 3.861 40.134 Huyện Đồng Hỷ 2.900 31.028 Huyện Đại Từ 5.380 52.919 Huyện Phú Bình 154 917 Huyện Phổ Yên 1.462 14.043

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2012) [3]

Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, toàn tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích chè năm 2012 là 18.605 ha, trong đó đƣợc phân ra các địa bàn trong tỉnh. Đại Từ là huyện có diện tích trồng chè và sản lƣợng lớn nhất trong tỉnh (chiếm 28,92 % về diện tích và 28.62% về sản lƣợng). Vì thế mà chè đƣợc coi là cây trồng trọng điểm của huyện. Ngoài ra chè còn tập trung nhiều ở các huyện khác nhƣ Đồng Hỷ, Định Hóa...với nhiều các giống chè khác nhau tùy thuộc vào hệ thống đất đai của từng vùng.

Bên cạnh đó, diện tích chè ở các địa phƣơng (tính đến năm 2020) tăng lên và đƣợc phân bố nhƣ sau: Thành phố Thái Nguyên 1.500 ha, thị xã Sông Công 650 ha, huyện Định Hoá 2.800 ha, huyện Võ Nhai 550 ha, huyện Phú Lƣơng 3.900 ha, huyện Đồng Hỷ 2.700 ha, huyện Đại Từ 5.600 ha, huyện Phú Bình 150 ha, huyện Phổ Yên 1.300 ha. Sẽ tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất tập trung gồm: Diện tích vùng chè đen (dự kiến 15%), chủ yếu ở các huyện: Định Hoá, Phú Lƣơng. Diện tích vùng chè xanh (dự kiến 55%), chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai, Sông Công. Diện tích vùng sản xuất chè cao cấp và đặc sản chiếm 25%, tập trung ở thành phố Thái Nguyên, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lƣơng [13]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm qua, sản phẩm chè của Thái Nguyên không những đáp ứng nhu cầu trong vùng mà còn đƣợc tiêu thụ ở các vùng khác trong cả nƣớc thậm chí nó đƣợc xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới, mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh.

Thực tế cho thấy, cây chè phát triển ở đây không những trở thành một trong những đặc sản của Thái Nguyên để “làm đầu câu chuyện” mỗi khi khách đến mà còn là món quà quý, sang trọng, độc đáo trong hành trang của mỗi du khách khi về biếu ngƣời thân, bạn bè. Hơn thế chè Thái Nguyên cũng là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia xuất khẩu đem lại ngoại tệ mạnh cho tỉnh, mà cây chè còn đƣợc mệnh danh là cây “xoá đói giảm nghèo” trƣớc đây, cây “làm giàu” của nông dân hiện nay.

Năm 2013, tỉnh Thái Nguyên hiện có 19.100 ha chè, trong đó, gần 17.300 ha chè trong giai đoạn kinh doanh, năng suất trung bình đạt khoảng 111 tạ/ha, sản lƣợng trên 191.000 tấn búp tƣơi; 80% diện tích chè đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng VietGAP; giá trị sản xuất chè đạt 91 triệu đồng/ha, mục tiêu đến năm 2015, Thái Nguyên sẽ đƣa năng suất chè lên 12 tấn/ha và sản lƣợng đạt 200.000 tấn chè búp tƣơi.

Trong 3 năm (2011-2013), giá trị xuất khẩu chè toàn tỉnh đạt 35,4 triệu USD, trong đó chỉ riêng năm 2013, giá trị xuất khẩu chè đạt 13 triệu USD. Giá chè búp khô tiêu thụ nội tiêu luôn ổn định từ 150 đến 300 nghìn đồng/kg tùy theo thời vụ và vùng sản xuất. Một số vùng chè đặc sản nhƣ Tân Cƣơng, Phúc Xuân (T.P Thái nguyên); La Bằng (Đại Từ); Trại Cài (Đồng Hỷ), giá một số sản phẩm chè cao cấp đƣợc bán với giá từ 600 nghìn đến 2,5 triệu đồng/kg chè búp khô

Chè Thái Nguyên đƣợc tiêu thụ cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, trong đó thị trƣờng nội địa chiếm 70% với sản phẩm rất đa dạng gồm chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen và nhiều loại chè hòa tan, chè thảo dƣợc khác. Thị trƣờng xuất khẩu chè chủ yếu là Đài Loan 43%, Trung Quốc 27%, Pakistan 30%. Đối với thị trƣờng trong nƣớc, sản lƣợng chè tiêu thụ chiếm trên 81% sản lƣợng của cả tỉnh. Trong đó, chè xuất khẩu chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính là: chè xanh và chè đen. Sản phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc là chè xanh các loại, xanh đặc sản, xanh cao cấp, ƣớp hƣơng đóng gói hay đóng hộp.

Năm 2013, có khoảng 40 doanh nghiệp đăng ký chế biến, tiêu thụ chè cho nông dân, chế biến hàng năm khoảng trên 15 nghìn tấn, chiếm 30% tổng sản lƣợng toàn tỉnh, chủ yếu là chè đen và chè xanh bán thành phẩm, số còn lại đƣợc chế biến thủ công trong dân [1].

Chè Thái Nguyên đã có thƣơng hiệu nổi tiếng từ lâu với vị thơm ngon hấp dẫn, vốn là vùng chè lớn thứ hai trong cả nƣớc nên tỉnh luôn chú trọng phát triển không ngừng cả về số và chất lƣợng chè với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.

Không những quan tâm đến phát triển diện tích, năng suất và sản lƣợng, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều dự án về đổi mới công nghệ kết hợp với kỹ thuật truyền thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bảo quản và bao bì đóng gói để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và tạo sản phẩm an toàn bảo vệ sức khoẻ ngƣời trồng chè cũng nhƣ ngƣời sử dụng trà. Hàng năm ngành nông nghiệp tổ chức các hội thi chè giữa các vùng chè truyền thống, xây dựng thƣơng hiệu chè Thái Nguyên.

Hiện tại, Cục sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: “Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên” với 13 doanh nghiệp và 31 cá nhân đang sử dụng nhãn hiệu tập thể này. Riêng công ty cổ phần tập đoàn Tân Cƣơng Hoàng Bình hiện đang sản xuất trên 30 loại sản phẩm, tất cả đều có mã vạch, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-9002. Ngoài ra, Thái Nguyên liên tục lựa chọn bộ giống chè có năng suất, chất lƣợng cao vào trồng để thay thế cho giống chè cũ [1].

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)