Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 78)

4. Bố cục của luận văn

3.4.4.Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng thì khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng. Nhờ đó mà ngƣời ta tạo đƣợc những giống chè có chất lƣợng tốt, năng suất cao và những sản phẩm chè mang lại giá trị kinh tế cao. Để đẩy mạnh những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè tỉnh cần phải:

+ Xây dựng một số trang trại chè khép kín từ sản xuất, chế biến tiêu thụ để ứng dụng các mô hình khuyến nông, khuyến công (trang bị cơ khí hoá trong sản xuất) hình thành phát triển danh trà và thƣơng hiệu.

+ Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu nhƣ về giống, canh tác, bảo vệ thực vật. Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất chè. Tiến hành đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hƣớng sử dụng công nghệ cao

+ Tiếp tục xây dựng và mở rộng những mô hình quản lý chất lƣợng toàn diện từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trên cơ sở gắn sản xuất với hệ thống thu mua, bán hàng và phân phối, tạo mô hình thuyết phuc về liên kết 4 nhà.

+ Đầu tƣ cho xây dựng các thƣơng hiệu chè xanh chất lƣợng cao .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đối với chè chất lƣợng cao cần áp dụng quy trình sản xuất chè giống chất lƣợng cao. Trong đó cần chú trọng vào các khâu trọng yếu nhƣ sau:

- Cung cấp giống tốt và điều khiển mật độ hợp lý, tạo hình đúng tiêu chuẩn, trồng cây che bóng hợp lý và cây chắn gió.

- Tƣới nƣớc chủ động bằng nguồn nƣớc không bị ô nhiễm và theo công nghệ tƣới phun với chế độ tƣới khoa học, hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở phù hợp với yêu cầu sinh thái từng giống và điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái.

- Bón phân hợp lý, không gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Bảo vệ thực vật theo hƣớng IPM và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn. Đặc biệt coi trọng vấn đề cải tạo đất, chống xói mòn và thoái hoá để đảm bảo sản xuất bền vững.

+ Ứng dụng công nghệ phù hợp sau thu hoạch: Do chè là sản phẩm có đặc trƣng khác so với các sản phẩm khác là nó có nguồn gốc hữu cơ. Sau khi hái về còn tƣơi, nếu không đƣợc bảo quản ngay sẽ mất đi phẩm chất vốn có. Vì thế chế biến đúng kỹ thuật và bảo quản tốt là nhân tố cơ bản để giữ đƣợc phẩm chất tốt nhất của chè trƣớc khi bán. Cần đổi mới công nghệ chế biến sau khi thu hoạch và bảo quản sản phẩm thông qua hình thức giảm nhẹ lao động thủ công, tăng cƣờng các loại máy sao, sấy chè, đảm bảo vệ sinh cũng nhƣ chất lƣợng chè.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất chè của các hộ nông dân tại huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 78)