Một số quan điểm về hoàn thiện quy định pháp luật về nhượng quyền

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 106)

thương mại và Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại

Trƣớc tiên, pháp luật về NQTM cần có một khái niệm hoàn chỉnh hơn về NQTM, thể hiện đƣợc bản chất của hoạt động thƣơng mại này, trong đó:

(i) các bên trong quan hệ độc lập với nhau về mặt pháp lý, tài chính và kinh doanh;

(ii) đối tƣợng của NQTM là một tập hợp tài sản thƣơng mại vô hình thuộc quyền sở hữu của bên nhƣợng quyền, đƣợc gọi là quyền thƣơng mại;

(iii) có sự đồng bộ, thống nhất về mặt hình thức biểu hiện đối với cách thức tiến hành hoạt động thƣơng mại của hệ thống NQTM. [38]

Cần phải sửa đổi khái niệm quyền thƣơng mại theo hƣớng quan niệm đây là quyền tiến hành kinh doanh trên cơ sở khai thác thƣơng mại một tổng thể các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp đƣợc bên nhƣợng quyền cấp cho bên nhận quyền thay vì cho rằng quyền thƣơng mại là quyền kinh doanh tổng thể các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp. Đồng thời cũng cần làm rõ các yếu tố đặc trƣng của quyền thƣơng mại- là một tập hợp các quyền SHCN, SHTT có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, biểu tƣợng kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kinh doanh, bằng sáng chế…; đặc biệt nhấn mạnh tới sự kết hợp trong một thể thống nhất- một tập hợp giữa các đối tƣợng này. [38]

Liên quan đến bản giới thiệu về NQTM, nhƣ đã nêu trên, đây là một văn bản rất quan trọng mà bên nhƣợng quyền phải chuyển cho bên nhận quyền xem xét trƣớc khi ký hợp đồng. Ở một số quốc gia nhƣ Hoa Kỳ, việc xây dựng và cung cấp tài liệu UFOC là bắt buộc theo luật định, tài liệu này luôn đảm bảo 02 chức năng cơ bản: cung cấp chính xác thông tin liên quan

102

đến nội dung NQTM, quảng bá cho Bên nhƣợng quyền. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Bản Giới thiệu mẫu về NQTM đƣợc soạn thảo và ban hành kèm theo Thông tƣ 09 mặc dù có nội dung khá chi tiết gồm 02 phần và 13 mục nhƣng xét về tổng thể, các nội dung hơi cứng nhắc, các thông tin yêu cầu cung cấp có vẻ nhƣ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động thống kê, quản lý nhà nƣớc, mà không tính đến yếu tố thể hiện sự quảng bá của Bên dự kiến nhuợng quyền. Ngoài ra, một số nội dung thông tin phân chia theo đề mục không hợp lý, khó hiểu hoặc một số yêu cầu có thể không cần thiết, cụ thể nhƣ sau:

 Trùng lắp tiêu đề tại Mục I Phần A và mục I Phần B. Theo nội dung đƣợc nêu, Mục I Phần A nhắm giới thiệu tổng quát về vị trí pháp lý, chức năng kinh doanh cùa Bên nhƣợng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy, tổ chức kinh doanh nhƣợng quyền của Bên nhƣợng quyền. Vì vậy, nên chăng sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành ―Giới thiệu tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền‖, tiêu đề Mục I Phần B thành ―Thông tin về tổ chức-hoạt động của Bên nhượng quyền‖.  Điểm 2 Mục V Phần B nói về khả năng cho phép Bên nhận quyền có

được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Thực chất đây chính là quyền của Bên nhận quyền do Bên nhƣợng quyền quy định, thế nhƣng lại đƣợc sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

 Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lƣợng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền của Bên nhƣợng quyền. Có vẻ nhƣ những yêu cầu này can thiệp quá sâu vào bí mật kinh doanh của Bên nhƣợng quyền, và có thể gây ra rủi ro cho Bên nhƣợng quyền nếu Bên dự kiến nhận quyền không ký kết hợp đồng nhƣợng quyền. Ở đây, chỉ cần Bên nhƣợng quyền cung cấp thông tin về số lƣợng cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhƣợng quyền đang hoạt động hoặc đã chấm dứt trong thời gian 03

103

năm gần nhất, đối với trƣờng hợp nào đã ký kết hợp đồng mà vẫn chƣa triển khai thực hiện thì phải trình bày lý do cụ thể là đủ.

 Mục X Phần B yêu cầu Bên nhƣợng quyền phải cung cấp nội dung báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán trong 01 năm gần nhất. Việc cung cấp nội dung báo cáo tài chính là hợp lý, tuy nhiên yêu cầu phải có kiểm toán có thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam không? Tại Hoa Kỳ, chỉ có một số tiểu bang mới đòi hỏi báo cáo tài chính của bên nhƣợng quyền phải có kiểm toán xác nhận mà thôi. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn chƣa quen với việc kiểm toán, do đó thiết nghĩ chỉ nên yêu cầu cung cấp bản sao Báo cáo tài chính, quyết toán thuế đã đƣợc cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận là đƣợc.

 Mục XI Phần B có tiêu đề ―Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được

hoặc tổ chức cần phải tham gia‖ hoàn toàn không phù hợp với nội

dung thông tin thể hiện sự cam kết của Bên nhƣợng quyền về tính chính xác, trung thực của Bản Giới thiệu NQTM. Do đó, tiêu đề này đề xuất nên sửa lại là ―Sự cam kết, chế tài và cơ quan tài phán được lựa

chọn để đảm bảo thực hiện‖. [16]

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 106)