Khái niệm Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 30)

Cũng giống nhƣ các loại hợp đồng thông thƣờng khác, Hợp đồng NQTM là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ NQTM về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này. Cũng nhƣ các loại hợp đồng khác, Hợp đồng NQTM là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhƣợng quyền và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng.

Theo Hiệp ƣớc thiết lập cộng đồng kinh tế châu Âu (Hiệp ƣớc EEC), ―Hợp đồng NQTM là một thoả thuận trong đó, một bên là bên nhƣợng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng đƣợc khai thác một ―quyền thƣơng mại‖ nhằm mục đích xúc tiến thƣơng mại đối với một loại sản

26

phẩm hoặc dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định. Hợp đồng này phải quy định những nghĩa vụ tối thiểu của các bên, liên quan đến: việc sử dụng tên thông thƣờng hoặc dấu hiệu của cửa hàng hoặc một cách thức chung; việc trao đổi công nghệ giữa bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền; việc tiếp tục thực hiện của bên nhƣợng quyền đối với bên nhận quyền trong việc trợ giúp, hỗ trợ thƣơng mại cũng nhƣ kỹ thuật trong suốt thời gian hợp đồng NQTM còn hiệu lực‖.

Có thể nói, ―hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng chứa đựng những đặc điểm tổng hợp của rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Hợp đồng NQTM có chứa đựng những yếu tố của hợp đồng li -xăng, đó là sự hƣớng tới việc sử dụng một số đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp nhƣ sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó, hợp đồng này cũng có những điểm tƣơng đồng với hợp đồng chuyển giao công nghệ khi mà trong nội dung của hợp đồng luôn xác định rõ việc bên nhƣợng quyền phải chuyển giao, cung cấp, hƣớng dẫn cho bên nhận quyền các công nghệ đi kèm và các tài liệu hƣớng dẫn vận hành công nghệ đó. Không những thế, bóng dáng của các hợp đồng cung ứng, hợp đồng đại lý phân phối cũng hiện hữu trong hợp đồng NQTM ‖. [14]

Mặc dù ở hầu hết các nƣớc đều đƣa ra những định nghĩa tƣơng đối hoàn chỉnh về NQTM, về hoạt động nhƣợng quyền nhƣng pháp luật các nƣớc lại không đề cập đến khái niệm hợp đồng NQTM. Ví dụ nhƣ theo quan điểm của Đức, hợp đồng NQTM chỉ là một loại hợp đồng hợp tác để phân phối sản phẩm và chỉ đƣợc nhận biết thông qua sự so sánh chúng với các hợp đồng phân phối hàng hoá, dịch vụ với các đặc tính: thứ nhất, trong hợp đồng nhƣợng quyền, quan hệ cung ứng hàng hoá, dịch vụ từ phía bên nhƣợng quyền cho bên nhận quyền không nhất thiết phải tồn tại với lý do bên nhận quyền có thể tự mình sản xuất ra sản phẩm; thứ hai, bên nhƣợng quyền trao toàn bộ ―quyền thƣơng mại‖ dƣới một thể thống nhất cho bên nhận quyền;

27

thứ ba, bên nhận quyền vẫn có tên thƣơng mại của mình trong con mắt pháp luật, mặc dù dịch vụ hoặc hàng hóa mà bên này cung cấp trên thị trƣờng lại không mang tên thƣơng mại đó đăng ký với nhà nƣớc. Pháp cũng không có luật riêng về NQTM mà hoạt động NQTM tại Pháp đƣợc điều chỉnh chủ yếu bởi các án lệ và các quy định của Hiệp hội NQTM Pháp. Không phải quốc gia nào cũng có khái niệm riêng biệt để nhận biết hợp đồng NQTM . Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, loại hợp đồng này vẫn đƣợc phân biệt với các loại hợp đồng khác nhƣ hợp đồng li -xăng hay hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm.

Cũng giống nhƣ các nƣớc nêu trên, pháp luật Việt Nam không đƣa ra định nghĩa về hợp đồng NQTM mà chỉ quy định về hình thức của loại hợp đồng này tại Điều 285 Luật Thƣơng mại năm 2005. Nhƣ vậy, có thể hiểu, hợp đồng NQTM là một loại hợp đồng đƣợc các thƣơng nhân ký kết trong quá trình thực hiện hoạt động thƣơng mại, mà cụ thể ở đây chính là thực hiện hoạt động NQTM . Do đó, hợp đồng này cũng có những đặc điểm chung của hợp đồng đƣợc quy định ở chƣơng VI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật dân sự đặt ra dƣới góc độ của một loại giao dịch dân sự. Ngoài ra, hợp đồng NQTM còn thể hiện đƣợc bản chất của giao dịch NQTM đó đƣợc định nghĩa tại Điều 284 Luật Thƣơng mại năm 2005.

Mặc dù không đƣa ra định nghĩa cụ thể về hợp đồng NQTM nói chung, nhƣng Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động NQTM lại nêu định nghĩa về các dạng đặc biệt của hợp đồng NQTM nhƣ: ―hợp đồng phát triển quyền thƣơng mại‖ (Khoản 8 Điều 3) hoặc ―hợp đồng NQTM thứ cấp‖ (Khoản 10 Điều 3). Đây là các dạng biến thể của hợp đồng NQTM, những loại hợp đồng NQTM đặc biệt thể hiện sự đa dạng về hình thức và phƣơng thức NQTM nên việc đƣa ra định nghĩa cụ thể về những loại hợp đồng này trong luật là rất đúng đắn.

28

Nhƣ vậy, hợp đồng NQTM là một tập hợp các thoả thuận của các bên chủ thể, trong đó các bên phải đề cập đến ít nhất một số vấn đề chủ yếu liên quan đến: thứ nhất, sự chuyển giao các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên nhƣợng quyền sang bên nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận; thứ hai, sự hỗ trợ của bên nhƣợng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng; thứ ba, nghĩa vụ tài chính cũng nhƣ các nghĩa vụ đối ứng khác của bên nhận quyền đối với bên nhƣợng quyền. Với khái niệm này, hợp đồng NQTM đó thể hiện đƣợc đúng bản chất pháp lý của hoạt động NQTM, giúp cho công chúng có thể dễ dàng phân biệt đƣợc loại hợp đồng thƣơng mại đặc biệt này với một số loại hợp đồng khác có cùng một hoặc một số tính chất nhất định.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 30)