Quy định của pháp luật Việt Nam về Bản giới thiệu về nhượng quyền

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 75)

thương mại:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Bản giới thiệu về NQTM cần phải chứa đựng các vấn đề chủ yếu đó là: 1, Thông tin chung về Bên nhƣợng quyền; 2, Thông tin về quyền sở hữu trí tuệ; 3, Thông tin cụ thể về Bên nhƣợng quyền; 4, Chi phí ban đầu mà Bên nhận quyền phải trả; 5, Các nghĩa vụ tài chính khác của Bên nhận quyền; 6, Đầu tƣ ban đầu của Bên nhận quyền; 7, Nghĩa vụ của Bên nhận quyền phải mua hoặc thuê những thiết bị để phù hợp với hệ thống kinh doanh do Bên nhƣợng quyền quy định; 8, Nghĩa vụ của Bên nhƣợng quyền; 9, Mô tả thị trƣờng của hàng hóa/dịch vụ đƣợc kinh doanh theo phƣơng thức NQTM; 10, Hợp đồng NQTM mẫu; 11, Thông tin về hệ thống nhƣợng quyền; 12, Báo cáo tài chính của Bên nhƣợng quyền; 13, Phần thƣởng, sự công nhận sẽ nhận đƣợc hoặc tổ chức cần tham gia.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Bên nhƣợng quyền có trách nhiệm cung cấp bản giới thiệu về NQTM cho Bên nhận quyền bản giới thiệu về NQTM của mình cho Bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trƣớc khi ký kết hợp đồng NQTM nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Cũng giống nhƣ Hoa Kỳ, pháp luật Việt Nam quy định Bản giới thiệu về NQTM bắt buộc theo mẫu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (theo mẫu của Bộ Công thƣơng). Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn quy định Bản giới thiệu về NQTM phải đƣợc đăng ký với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (Sở công thƣơng hoặc Bộ công thƣơng), tƣơng tự nhƣ một số bang tại Hoa Kỳ có pháp luật riêng về NQTM nhƣ nêu trên.

Điểm đáng lƣu ý là theo pháp luật Việt Nam, quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan tới việc NQTM không chỉ là trách nhiệm của Bên nhƣợng quyền mà còn là trách nhiệm của cả Bên nhận quyền là khá đặc biệt so với Hoa Kỳ và các nƣớc khác. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì

71

Bên nhận quyền cũng có nghĩa vụ cung cấp cho Bên nhƣợng quyền các thông tin mà Bên nhƣợng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thƣơng mại cho Bên dự kiến nhận quyền.

Bản Giới thiệu NQTM kèm Thông tƣ 09/2006/TT-BTM Hƣớng dẫn đăng ký hoạt động NQTM do Bộ thƣơng mại Việt Nam ban hành, có nội dung khá chi tiết gồm 02 phần và 13 mục (Xem chi tiết về Bản giới thiệu

NQTM tại Phụ lục 2). Tuy nhiên, Bản Giới thiệu mẫu đƣợc soạn thảo hơi

cứng nhắc, các thông tin yêu cầu cung cấp có vẻ nhƣ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động thống kê, quản lý nhà nƣớc, mà không tính đến yếu tố thể hiện sự quảng bá của Bên dự kiến nhuợng quyền. Ngoài ra, một số nội dung thông tin phân chia theo đề mục không hợp lý, khó hiểu hoặc một số yêu cầu có thể không cần thiết.

Khi xem xét Bản giới thiệu NQTM nói trên, có thể nhận thấy một số những bất cập sau:

Trùng lắp tiêu đề tại Mục I Phần A và mục I Phần B. Theo nội dung đƣợc nêu, Mục I Phần A nhắm giới thiệu tổng quát về vị trí pháp lý, chức năng kinh doanh cùa Bên nhƣợng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy, tổ chức kinh doanh nhƣợng quyền của Bên nhƣợng quyền. Vì vậy, nên chăng sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành ―Giới thiệu tư cách pháp

lý của Bên nhượng quyền‖, tiêu đề Mục I Phần B thành ―Thông tin về tổ chức- hoạt động của Bên nhượng quyền‖.

Điểm 2 Mục V Phần B nói về khả năng cho phép Bên nhận quyền có

được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền.

Thực chất đây chính là quyền của Bên nhận quyền do Bên nhƣợng quyền quy định, thế nhƣng lại đƣợc sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lƣợng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhƣợng quyền của Bên nhƣợng quyền. Có vẻ nhƣ những yêu cầu này can thiệp quá

72

sâu vào bí mật kinh doanh của Bên nhƣợng quyền, và có thể gây ra rủi ro cho Bên nhƣợng quyền nếu Bên dự kiến nhận quyền không ký kết hợp đồng nhƣợng quyền. Ở đây, chỉ cần Bên nhƣợng quyền cung cấp thông tin về số lƣợng cơ sở kinh doanh trong hệ thống nhƣợng quyền đang hoạt động hoặc đã chấm dứt trong thời gian 03 năm gần nhất, đối với trƣờng hợp nào đã ký kết hợp đồng mà vẫn chƣa triển khai thực hiện thì phải trình bày lý do cụ thể là đủ.

Mục X Phần B yêu cầu Bên nhƣợng quyền phải cung cấp nội dung báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán trong 01 năm gần nhất. Việc cung cấp nội dung báo cáo tài chính là hợp lý, tuy nhiên yêu cầu phải có kiểm toán có thực sự phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam không? Tại Hoa Kỳ, chỉ có một số tiểu bang mới đòi hỏi báo cáo tài chính của bên nhƣợng quyền phải có kiểm toán xác nhận mà thôi. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần lớn chƣa quen với việc kiểm toán, do đó thiết nghĩ chỉ nên yêu cầu cung cấp bản sao Báo cáo tài chính, quyết toán thuế đã đƣợc cơ quan thuế kiểm tra, xác nhận là đƣợc.

Mục XI Phần B có tiêu đề ―Phần thưởng, sự công nhận sẽ nhận được

hoặc tổ chức cần phải tham gia‖ hoàn toàn không phù hợp với nội dung

thông tin thể hiện sự cam kết của Bên nhƣợng quyền về tính chính xác, trung thực của Bản Giới thiệu NQTM. Do đó, tiêu đề này đề xuất nên sửa lại là ―Sự

cam kết, chế tài và cơ quan tài phán được lựa chọn để đảm bảo thực hiện‖.

Cần xem xét để nới rộng thời hạn cung cấp Bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại. Thời hạn cung cấp Bản giới thiệu nhƣợng quyền phải là một khoảng thời gian hợp lý đủ để Bên nhận quyền nghiên cứu, hiểu thấu đáo các đặc điểm của Bên nhƣợng quyền và của hệ thống nhƣợng quyền. Với các nhà nhận quyền còn thiếu kinh nghiệm thì khoảng thời gian 15 ngày trƣớc khi ký hợp đồng nhƣợng quyền sẽ khó để họ tìm hiểu rõ các vấn đề đƣợc nêu trong Bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại. Một thời hạn cung cấp dài

73

hơn ở mức 20, 30 ngày nhƣ một số nƣớc (Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Mexico) có thể đáng đƣợc tham khảo đối với Việt Nam.

Bản giới thiệu về NQTM sẽ trở nên không có ý nghĩa hoặc thậm chí mang tính tiêu cực nếu nhƣ các thông tin đƣợc đƣa ra thiếu độ tin cậy. Do đó, cần phải có chế tài nhất định để đảm bảo tính trung thực chính xác của Tài liệu công bố. Đồng thời, phải có những cơ chế nhất định đảm bảo sự minh bạch hóa, thuận lợi trong tiếp cận thông tin (đặc biệt các thông tin liên quan đến tài chính) – qua đó giúp Bên nhận quyền nắm bắt đƣợc thông tin nào là trung thực - sẽ là sự hỗ trợ cần thiết cho cơ chế điều chỉnh bằng Bản giới thiệu nhƣợng quyền.

Cũng nhƣ nhiều quốc gia trên thế giới, Bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại đƣợc coi là yếu tố trung tâm trong pháp luật nhƣợng quyền Việt Nam. Pháp luật Việt Nam về Bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại nhìn chung đƣợc xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế, có sự học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia sử dụng cơ chế điều chỉnh nhƣợng quyền thông qua Bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại nhƣ Mỹ, Úc, Trung Quốc, Malaysia...Tuy nhiên, bản Giới thiệu về NQTM của Việt Nam vẫn còn những hạn chế và thiếu sót nhất định nhƣ đã nêu trên. Với tính chất là yếu tố trung tâm trong pháp luật nhƣợng quyền Việt Nam và để cơ chế sử dụng Bản giới thiệu nhƣợng quyền thƣơng mại nhƣ một công cụ trọng tâm, hiệu quả, pháp luật Việt Nam về Bản giới thiệu về NQTM cần phải hoàn thiện hơn nữa. Đặc biệt, trong xu thế ngày càng phát triển và nhu cầu về nhƣợng quyền ngày một gia tăng thì Bản giới thiệu về NQTM cần phải có những hƣớng dẫn chi tiết cụ thể để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và áp dụng.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)