Mối quan hệ giữa bên nhận quyền và bên nhƣợng quyền

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 36)

Trong hoạt động NQTM, giữa Bên nhƣợng quyền và Bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ hỗ trợ mật thiết. Đây chính là sự khác biệt cơ bản của NQTM với các hoạt động thƣơng mại khác. Nếu không có mối quan hệ này, tức là đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhƣợng quyền thƣơng mại hay không.

Mục đích và cũng là yêu cầu của NQTM là việc nhân rộng một mô hình kinh doanh đã thành công trên thƣơng trƣờng. Chính vì vậy, đối với NQTM thì cần phải bảo đảm đƣợc tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình kinh doanh đó nhƣ: chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ; phƣơng thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh (từ hình ảnh bên ngoài cho đến khu vực bên trong của cơ sở); việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, biểu tƣợng kinh doanh, tên thƣơng mại của Bên nhƣợng quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng phục của nhân viên; các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của một hệ thống NQTM chỉ có thể đƣợc bảo đảm khi giữa Bên nhƣợng quyền và Bên nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt thời gian tồn tại quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại.

Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhƣợng quyền và Bên nhận quyền thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ NQTM. Kể từ thời điểm đó, Bên nhƣợng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhƣợng quyền phải thƣờng xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống. [2]

32

Mối quan hệ mật thiết giữa Bên nhƣợng quyền và Bên nhận quyền còn thể hiện ở hoạt động ―kiểm soát, giám sát‖. Bên nhƣợng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thƣơng mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của Bên nhƣợng quyền đối với Bên nhận quyền nhƣ đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu nhƣ Bên nhƣợng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của Bên nhận quyền. Quyền năng này của Bên nhƣợng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại và sự ổn định về chất lƣợng hàng hoá và dịch vụ.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, lợi thế thƣờng nghiêng về bên nhƣợng quyền, điều này đƣợc hầu hết các quốc gia quy định bởi lẽ bên nhƣợng quyền là chủ thƣơng hiệu, là ngƣời xây dựng và phát triển thƣơng hiệu thành công, vì vậy bên nhƣợng quyền thƣờng có quyền đƣa ra các yêu cầu về giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền. Trên thực tế thì hầu hết các hợp đồng NQTM đều do bên nhƣợng quyền soạn thảo và luôn có khuynh hƣớng bảo vệ lợi ích tối đa cho mình.

Bên nhận quyền kinh doanh NQTM với mục đích lớn nhất là tìm kiếm lợi nhuận trên thƣơng hiệu, uy tín của bên nhƣợng quyền, bởi vậy họ luôn chấp nhận ở thế yếu và phải tuân theo các điều kiện do bên nhƣợng quyền đặt ra. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể kết luận hợp đồng NQTM không bình đẳng, tự nguyện bởi bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền là hai pháp nhân độc lập, có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau khi tham gia quan hệ này, mặt khác khi bên nhận quyền chấp nhận các quy định, điều kiện của bên nhƣợng quyền thì coi nhƣ đã thỏa mãn về mặt ý chí, họ chấp nhận một cách tự nguyện và không chịu sự ép buộc từ bất kỳ ai. Nhƣ vậy nếu xét về góc độ pháp lý thì hợp đồng này là hợp pháp, nó đảm bảo các yếu tố cần có của một hợp đồng.

33

Mặc dù bên nhƣợng quyền chiếm ƣu thế nhƣng trong nhiều trƣờng hợp bên nhận quyền cũng có thể yêu cầu bên nhƣợng quyền bỏ đi hoặc sửa đổi các quy định trong hợp đồng để phù hợp với phong tục tập quán, hoàn cảnh địa phƣơng nơi mình kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.

Hợp đồng NQTM về cơ bản là bình đẳng, tự nguyện. Tuy nhiên trên thực tế, để đạt đƣợc sự bình đẳng này cũng nhƣ để đảm bảo quyền lợi của mình, bên nhận quyền thƣờng phải ―khôn ngoan‖ trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng, đặc biệt là đàm phán để thêm vào những điều khoản có lợi cho bên nhận quyền.

34

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 36)