Hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 91)

Hình thức kinh doanh nhƣợng quyền đã có mặt tại Việt Nam từ trƣớc năm 1975 thông qua một số hệ thống nhƣợng quyền các trạm xăng dầu (gas station) của Mỹ nhƣ Mobil, Exxon (Esso), Shell. [20]

NQTM mặc dù trên thế giới đã có một lịch sử hình thành và phát triểu lâu đời, đã du nhập vào Việt Nam vài chục năm nhƣng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. NQTM, sau khi mở cửa nền kinh tế thị trƣờng, đã xuất hiện trở lại và bắt đầu đánh dấu những bƣớc phát triển vƣợt bậc kể từ những năm 1990, khi mà đồng loạt xuất hiện hệ thống các quán cà phê Trung Nguyên trên khắp mọi miền đất nƣớc. Mặc dù, cách làm của Trung Nguyên lúc đó không hoàn toàn là NQTM, nhƣng cũng phần nào thể hiện đƣợc những đặc trƣng cơ bản của phƣơng thức NQTM.

Hiện tại, loại hình kinh doanh này đƣợc coi là đang trên đà bùng nổ với tốc độ vũ bão, 15%-20%/năm [32]. Ngoài phƣơng thức nhƣợng quyền từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào Việt Nam, hình thức nhƣợng quyền của các doanh nghiệp trong nƣớc cũng trở nên phổ biến và ngày càng phát triển. Một số thƣơng hiệu nhƣợng quyền trong nƣớc đã có tiếng nhƣ: Phở 24, Foci, Kinh Đô, Trung Nguyên, Hapromark, Coopermark, Mỹ phẩm Sài Gòn và gần đây có thêm một số thƣơng hiệu nhƣợng quyền mới nổi nhƣ Wrap& Roll, Highway 4, Bobby Brew, Hoa Hƣớng Dƣơng, Cơm tấm Cali, Cơm tấm Mộc...

Năm 2004, Hội đồng NQTM Thế giới (WFC) đã tiến hành một cuộc điều tra với kết quả khẳng định rằng: đã tồn tại hơn 65 hệ thống NQTM hoạt

87

động tại Việt Nam, đa số là các thƣơng hiệu nƣớc ngoài. Mặc dù còn khá ít so với các quốc gia láng giềng, nhƣng với tình thế hiện nay, khi NQTM đã đƣợc luật hóa, Việt Nam chính thức bƣớc qua cửa WTO, đã có nhiều nhận định rằng hoạt động NQTM sẽ phát triển mạnh mẽ và bùng nổ.

Tuy là phƣơng thức kinh doanh khá mới mẻ nhƣng NQTM cũng đã đƣợc một số thƣơng nhân Việt Nam áp dụng và khá thành công. Không chỉ dừng lại trong nƣớc, các thƣơng nhân VN còn có kế hoạch mở rộng thị trƣờng ra các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới.

Trung Nguyên là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên vận dụng phƣơng thức kinh doanh này ở quy mô lớn. Tính đến giữa năm 2002 đã có hơn 400 quán cà phê trung nguyên trên khắp 61 tỉnh thành trong cả nƣớc và đến nay thƣơng hiệu này đã có mặt khắp 64 tỉnh thành với khoảng 500 quán cà phê nhƣợng quyền chính thức và 2 triệu ly cà phê bán ra mỗi ngày. Không chỉ dừng lại trong nƣớc, năm 2000 cà phê Trung nguyên đã bắt đầu nhƣợng quyền thƣơng hiệu thành công cho Singapore và hiện nay đã có mặt tại nhiều quốc gia nhƣ Nhật bản, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ, New Zealand, Thái Lan, Séc, Đức, Đông Âu, Pháp, Nga. Tại Hoa Kỳ, Trung Nguyên đã nhƣợng quyền kinh doanh với giá khoảng 100.000USD cho một đối tác nhận quyền để khai thác thƣơng hiệu Trung Nguyên. Tại Nhật, công ty cũng ký hợp đồng với Daisu Corporation độc quyền khai thác thƣơng hiệu Trung Nguyên với giá 50.000USD. Tại Singapore, phí nhƣợng quyền ban đầu là 30.000USD [14]. Tính đến giữa năm 2011, Trung Nguyên hiện đã có gần 1.000 quán cà phê nhƣợng quyền trên cả nƣớc. Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc Trung Nguyên cũng đang triển khai các hợp đồng nhằm tìm kiếm thị phần cho Cà phê Trung Nguyên tại 15 nƣớc nhƣ Úc, Canada, Đài Loan, Malaysia, Philippines … Đối với các cửa hàng nhƣợng quyền chính thức của Trung nguyên, để đƣợc sử dụng thƣơng hiệu cà phê Trung nguyên đều phải kí kết hợp đồng ràng buộc với công ty Trung nguyên, theo đó những cửa hàng này

88

phải bày trí cửa hàng bàn ghế theo một mẫu chung, phải pha cà phê theo một công thức do Trung nguyên chuyển giao. Ngoài việc nhận khoản phí nhƣợng quyền, Trung Nguyên còn thực hiện việc giám sát với các cửa hàng này về việc bảo vệ thƣơng hiệu và cách thức quản lý cũng nhƣ cách pha chế cà phê đã quy định trƣớc. Trung Nguyên cũng yêu cầu đối tác phải đạt lƣợng sản phẩm tiêu thụ ở một mức độ nhất định và nếu không đạt đƣợc quy định về số lƣợng sản phẩm tiêu thụ thì Trung Nguyên sẽ phải can thiệp và hỗ trợ. Tuy nhiên, tại thị trƣờng Việt Nam, Trung Nguyên không hề thu phí chuyển nhƣợng đối với những quán này mà chỉ thu lợi từ việc bán cà phê cho họ và khai thác ƣu điểm của hệ thống chuyển nhƣợng để khuếch trƣơng thƣơng hiệu của công ty. Trung Nguyên trở thành công ty tiên phong trong lĩnh vực nhƣợng quyền ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh trong khi chƣa có sự chuẩn bị và tiên liệu kỹ lƣỡng và dễ dãi trong việc nhƣợng quyền, Trung Nguyên rơi vào tình trạng mất kiểm soát chất lƣợng và không đảm bảo đƣợc tính đồng bộ của các đại lý nhận quyền. Nhìn vào các đại lý nhận quyền, ngƣời ta có thể dễ dàng nhận ra sự khác nhau về chất lƣợng, giá cả, phong cách phục vụ, thậm chí cả cách bài trí ở mỗi quán cà phê nhƣợng quyền của Trung Nguyên. Tuy nhiên, cũng có thể suy luận rằng Trung Nguyên chủ chƣơng xây dựng hệ thống nhƣợng quyền theo loại hình phân phối sản phẩm chứ không hẳn nhƣợng quyền công thức kinh doanh. Mặc dù vậy, việc kiểm soát các sản phẩm của Trung Nguyên đƣợc sử dụng trong các cửa hàng nhận quyền cũng chƣa thực sự chặt chẽ và kỹ lƣỡng gây những thiệt hại nhất định cho nhà nhƣợng quyền Trung Nguyên.

Nếu nhƣ cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong mô hình kinh doanh NQTM thì chuỗi nhà hàng Phở 24 mới là doanh nghiệp làm phát triển phƣơng thức kinh doanh này ở Việt Nam. Do đi sau Trung Nguyên nên Phở 24 thực hiện việc nhƣợng quyền một cách thận trọng bằng

89

cách kiểm soát, giám sát nghiêm ngặt hơn. Phở 24 là chuỗi phở cao cấp và đang trên đà phát triển của Việt Nam nhờ chất lƣợng sản phẩm và mô hình kinh doanh đặc thù, dễ nhân rộng. Trong hai năm đầu, thông qua các quán phở đầu tiên, Phở 24 tập trung mạnh vào xây dựng tính đồng bộ xuyên suốt tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh Phở 24 với mục đích tạo nền tảng vững mạnh cho chiến lƣợc NQTM dài hạn sau này. Nói khác đi, Phở 24 chọn hƣớng đi tập trung vào chất lƣợng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nhƣợng quyền thƣơng mại trƣớc khi bành trƣớng ra chiều rộng. Phở 24 áp dụng quy chuẩn đối với các quán Phở 24 về chiều rộng mặt tiền (tối thiểu 4m), cách bài trí cửa hàng, biển hiệu, vật dụng đến quy trình nấu phở. Hoạt động kiểm tra, giám sát của Phở 24 cũng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo chất lƣợng, uy tín cũng nhƣ tính đồng bộ và nhất quán của Phở 24. Nhìn vào hệ thống nhƣợng quyền của Phở 24, có thể nhận thấy rằng chiến lƣợc của Phở 24 là đi sâu vào mô hình nhƣợng quyền chuyển giao công nghệ.

Với phƣơng thức kinh doanh này, tính đến năm 2008 thƣơng hiệu Phở 24 đã xây dựng đƣợc 69 cửa hàng trong và ngoài nƣớc, trong đó có 10 cửa hàng tại nƣớc ngoài: Indonesia (5), Úc (1), Hàn Quốc (1), Phillipines (1) và Campuchia (2) [13]. Đến tháng 7 năm 2011, Phở 24 đã mở đƣợc 73 cửa hàng trong nƣớc: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dƣơng, và 18 cửa hàng ngoài nƣớc nhƣ Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Hồng Kông và Tokyo (Nhật Bản). Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng nhƣ nƣớc ngoài nơi có đông dân cƣ ngƣời Châu Á. Những ngƣời sáng lập tin rằng Phở 24 là một khái niệm kinh doanh độc nhất nhƣng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt bằng nhỏ, vốn đầu tƣ ít, thủ tục điều hành đƣợc tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chất lƣợng hàng đầu của món ăn. [41]

Bên cạnh đó một số thƣơng hiệu Việt Nam cũng khá thành công trong nƣớc khi kinh doanh NQTM nhƣ Kinh Đô, Vissan, AQ Silk (Công ty lụa tơ

90

tằm Á Châu), Foci, giày dép T&T, Siêu thị Thế giới di động...Công ty cổ phần Kinh Đô chuyên sản xuất các sản phẩm bánh, kẹo, sô cô la các loại với hơn 100 nhãn hiệu khác nhau. Công ty đã mở cửa hàng Bakery đầu tiên năm 1999 và từ đó, hàng loạt các cửa hàng, siêu thị, đại lý Bakery của Kinh Đô đƣợc mở ra. Các sản phẩm mang thƣơng hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng nhƣ các thống phân phối nhƣợng quyền với tốc độ tăng trƣởng 30%/năm. Thị trƣờng xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nƣớc, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất nhƣ Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore...[39].

AQ Silk đã chuyển nhƣợng thành công nhãn hiệu của mình tại Mỹ với giá 100.000 USD trong 10 năm tại bang Michigan [14]. AQ Silk áp dụng công nghệ nhuộm không phai để làm đa dạng màu sắc sản phẩm. Sản phẩm AQ Silk không chỉ có chất lƣợng tốt, mẫu mã hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng mà còn đƣợc tiếp thị và quảng bá có hiệu quả trong thị trƣờng trong nƣớc và tại Hoa Kỳ. Thƣơng hiệu thời trang Foci với 35 cửa hàng nhƣợng quyền trong tổng số 48 cửa hàng và mục tiêu lâu dài của họ là xây dựng một thƣơng hiệu thời trang đẳng cấp quốc tế và đƣa Foci ra thế giới bằng con đƣờng NQTM. [9]

Theo kết kết quả thống kê của Bộ Thƣơng mại, tại Việt Nam đã có khoảng hơn 80 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau, với hệ thống mạng lƣới các cửa hàng hoạt động hết sức có hiệu quả trên khắp Việt Nam trong số đó đa số là các thƣơng hiệu của nƣớc ngoài nhƣ: Lotteria, Goloria Jeans Coffees, Lee’s Sandwiches, Jollibee, KFC, Coffe Bean & Tea Leaf, Pizza Hut... (thực phẩm), Louis Vuitton, CK, Mango, Timberland... (thời trang), Cartridge World (mực in)... và một số ít các thƣơng hiệu Việt Nam nhƣ cà phê Trung Nguyên, Phở 24, cửa hàng bánh Kinh Đô, quần áo thời trang Foci… Con số này có thể chứng minh rằng, cũng nhƣ các nƣớc đang

91

phát triển khác, Việt Nam hoàn toàn có thể đƣa vào áp dụng một cách hữu hiệu phát kiến này nhƣ là một quy luật tự nhiên của quá trình mở cửa và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng, cũng nhƣ có thể phát triển nó một cách bài bản và đúng hƣớng để phục vụ mục đích tăng trƣởng kinh tế và tối ƣu hóa hiệu quả hoạt động thƣơng mại trong tƣơng lai. Đặc biệt là khi Việt Nam đã tham gia WTO đƣợc vài năm gần đây càng tạo điều kiện nhiều hơn cho hoạt động NQTM phát triển. Ông Miguel Pardo de Zela, tham tán thƣơng mại Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, cho rằng tốc độ tăng trƣởng của phƣơng thức kinh doanh này có thể đạt 20% mỗi năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa là chúng ta hoàn toàn có quyền tin rằng hoạt động nhƣợng quyền ở Việt Nam sẽ phát triển ở một tầm mới trong thời gian tới. [32]

NQTM mới quay trở lại và phát triển ở Việt Nam khoảng thập niên 90, mặc dù tính đến cuối năm 2011, đã có khoảng gần 100 hệ thống NQTM của cả các doanh nghiệp trong nƣớc và cả các thƣơng hiệu nổi tiếng nƣớc ngoài (Xem phụ lục 3A - Danh sách các công ty đã được cấp phép thực hiện hoạt

động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam và Phụ lục 3B - Danh sách các công ty đã được cấp phép thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài) nhƣng chủ yếu là các thƣơng hiệu nƣớc ngoài nhƣợng quyền vào

Việt Nam, con số này nếu đem so sánh với các nƣớc trên thế giới và trong khu vực thì rất ít ỏi. Làm phép so sánh Việt Nam với Malaysia ta thấy thƣơng hiệu gà rán KFC mới đƣợc nhƣợng quyền vào Việt Nam từ năm 1997 trong khi đã du nhập vào Malaysia từ năm 1970, còn chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới Mc Donald’s - biểu tƣợng của nƣớc Mỹ- đã xuất hiện ở Malaysia từ 1981 mà đến nay còn chƣa có mặt ở Việt Nam. Điều này cho thấy hoạt động NQTM còn đang ở giai đoạn sơ khai, mới hình thành, tuy nhiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO các thƣơng hiệu lớn quốc tế sẽ tràn vào thị trƣờng nội địa và ít nhiều sẽ làm thay đổi thói quen và cách suy nghĩ của cả ngƣời tiêu dùng

92

lẫn các doanh nghiệp. Vai trò của thƣơng hiệu chắc chắn sẽ lớn hơn nhiều, dẫn theo sự lên ngôi của mô hình kinh doanh NQTM.

Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại Malayssia (MFA) đánh giá, thị trƣờng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng với mức doanh thu trung bình tăng 50%/năm và xu hƣớng này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến năm 2012.

Nhƣ vậy, NQTM ở Việt Nam mặc dù còn mới mẻ nhƣng ngày càng đang phát triển mạnh mẽ và hứa hẹn nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức mới.

Một phần của tài liệu Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Hoa Kỳ và những kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)