- Nâng cấp một số tỉnh lộ quan trọng lên quốc lộ đồng thời đưa một số huyện lộ quan trọng lên tỉnh lộ, cải tuyến hoặc mở rộng một số tuyến mới ở
3.2.3 Khẩn trương giải quyết những điểm nút giao thông tại các đô thị lớn
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập, nhu cầu vận chuyển hàng hoá, vận chuyển hành khách ngày càng tăng. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng trường kinh tế cao (từ 7% - 8%), đòi hỏi nước ta phải có một kết cấu hạ tầng giao thông phát triển tương ứng.
Ở các đô thị lớn dân số cơ học tăng nhanh, quy mô đô thị tăng ba bốn lần so với trước nhưng đường sá tăng không đáng kể, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, vận tải hành khách công cộng chưa phát triển dẫn đến tắc nghẽn giao thông trở thành phổ biến ở các đô thị lớn. Hiện nay, nước ta đang xây dựng các đường vành đai để giảm tải lưu lượng xe trong các đô thị lớn,
đang đầu tư xây dựng cầu vượt, một số công trình đường bộ đang được nâng cấp, sửa chữa, nhưng do tác động của giá cả nguyên vật liệu, thiếu vốn, không giải phóng được mặt bằng... nên còn có rất nhiều công trình dở dang gây cản trở cho việc lưu thông, làm ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn đường vành đai 3 bắt đầu từ Mai Dịch đi qua các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh trì nối với cầu Thanh Trì được khởi công vào năm 2001 dự kiến hoàn thành vào năm 2003 nhưng đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành, điều này không những ảnh hưởng tới đời sống của dân cư mà còn làm thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư phải điều chỉnh từ 820 tỷ lên 2.200 tỷ đồng. Hoặc nút giao thông Ngã tư sở, ở đường Trường Chinh hàng ngày vẫn tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng tới thời gian đi lại của dân cư, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần khẩn trương giải quyết các điểm nút giao thông ở các đô thị lớn, tránh đầu tư tràn lan, khẩn trương tập trung vốn đầu tư hoàn thiện những công trình giao thông trọng điểm nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.