Huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 80)

- Nâng cấp một số tỉnh lộ quan trọng lên quốc lộ đồng thời đưa một số huyện lộ quan trọng lên tỉnh lộ, cải tuyến hoặc mở rộng một số tuyến mới ở

3.2.2 Huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đòi hỏi một khoản vốn rất khổng lồ, cần phải tăng cường nguồn vốn này qua nhiều kênh, nước ta phải xây dựng một sách lược vốn cho đường bộ từ “đầu tư của Nhà nước, tài chính của chính quyền địa phương, đóng góp vốn từ xã hội, sử dụng vốn nước ngoài, vốn vay, thu phí để trả vốn vay và luôn luôn phát triển vốn”.

Để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở một nước như Việt Nam thì nguồn vốn nước ngoài đóng một vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có thể thu hút từ:

+ Nguồn vốn viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế (ODA) gồm: vốn vay viện trợ phát triển chính thức và viện trợ không hoàn lại. Đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với nước ta. Nếu không có nguồn vốn này, Việt Nam không thể xây dựng được những tuyến đường quốc lộ chính đảm bảo giao thông hiện đại giữa các vùng của đất nước.

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài (FDI). Đây là hình thức đầu tư mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền, máy móc thiết bị, công nghệ để xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, sau khi hoàn thành sẽ khai thác kinh doanh thu lợi và sau khi đã hoàn vốn bàn giao cho Nhà nước quản lý (hình thức đầu tư BOT). Nguồn vốn này thích hợp cho việc đầu tư các công trình trọng điểm quy mô vừa và lớn như cầu, cảng...

+ Vốn vay thương mại của nước ngoài. Đây là nguồn vốn mà Nhà nước trực tiếp vay của các ngân hàng, của các công ty nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế và được sử dụng cho lĩnh vực phát triển giao thông vận tải. Đây là nguồn

vốn quan trọng phục vụ cho phát triển giao thông đường bộ trong thời kỳ hiện nay ở Việt Nam khi mà các nguồn vốn khác còn thiếu. Tuy nhiên, việc đi vay của các ngân hàng nước ngoài cần phải cân nhắc kỹ. Việc vay vốn nước ngoài, nhất là vay thương mại thường gặp khó khăn do điều kiện vay chặt chẽ, trả nợ vay phức tạp, lãi suất cho vay cao và bên cho vay thường yêu cầu có bảo lãnh của Nhà nước. Nếu việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả thì khả năng trả nợ sẽ rất khó khăn và có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính tiền tệ trong nước.

Để huy động được nguồn vốn từ nước ngoài, nước ta cần phải khuyến khích liên doanh với nước ngoài hoặc đầu tư vốn nước ngoài hoàn toàn trong việc xây dựng các công trình giao thông đường bộ theo hình thức BOT với chính sách ưu tiên phát triển đất dọc đường.

Đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia không thể chỉ cậy nhờ vào bên ngoài mà phải phát huy nội lực. Đây là vấn đề có ý nghĩa chính trị để khẳng định được ý thức tự lập, tự cường của mỗi quốc gia. Vì vậy ngoài nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn trong nước cũng cần được huy động ở mức cao nhất có thể làm được.

Huy động tiền tiết kiệm của dân và tiền gửi của các doanh nghiệp qua các ngân hàng thương mại. Mục tiêu chính là thu hút vốn từ nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội thông qua phát hành công trái quốc gia dùng cho xây dựng đường bộ. Chính các ngân hàng thương mại sẽ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp đầu tư các công trình giao thông đường bộ do Nhà nước đặt hàng hoặc kêu gọi đầu tư.

Khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện, tích luỹ trong dân ngày càng tăng, tiền nhàn rỗi

trong dân ngày càng nhiều. Nhà nước cần tạo môi trường và có chính sách khai thác, huy động vốn hợp lý như chính sách về lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Ngoài ra, Nhà nước có thể phát hành công trái, trái phiếu kho bạc... nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế để tạo vốn xây dựng các công trình giao thông đường bộ. Điều quan trọng để thu hút được nguồn vốn này là tạo được niềm tin vào chính sách của Nhà nước trong việc huy động vốn.

Một nguồn vốn nữa có thể huy động cho xây dựng đường bộ là nguồn thu phí sử dụng đường bộ thông qua giá bán xăng dầu, phí cầu đường mới xây dựng nâng cấp có tiêu chuẩn kỹ thuật cao, phí giao thông hàng năm theo đầu phương tiện cơ giới đường bộ, phí giao thông hàng năm qua săm, lốp ôtô, xe máy và các khoản thu, hỗ trợ từ các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân…

Cuối cùng là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước, phần chi cho đầu tư phát triển luôn được ưu tiên và có tỷ trọng đáng kể. Nhà nước phải ưu tiên nguồn vốn này cho các công trình giao thông đường bộ, nhất là các công trình giao thông nông thôn, giao thông nội vùng.

Để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cần phải:

- Các quyết định đầu tư cho các công trình đường bộ phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ phải đặt trong quy hoạch chung của ngành giao thông vận tải, kết nối được liên hoàn với các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường thuỷ, đường không, phải thống nhất đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, khi quyết định

đầu tư cho các công trình giao thông đường bộ phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Chỉ đạo tập trung về công tác quy hoạch, kế hoạch bảo trì và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông từ Trung ương đến địa phương.

Công tác quy hoạch, kế hoạch bảo trì, đầu tư phát triển giao thông đường bộ mang tính vĩ mô liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hơn nữa để thực hiện xây dựng được các công trình giao thông đường bộ cần phải có nguồn vốn lớn và phải được huy động từ nhiều lĩnh vực, từ Trung ương tới địa phương. Do vậy cần phải có sự chỉ đạo tập trung từ Trung ương đến địa phương trong việc quy hoạch, bảo trì và đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

- Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý mạng lưới giao thông đường bộ hợp lý.

Đây là một vấn đề có liên quan đến hiệu quả quản lý trong xây dựng và phát triển hệ thống giao thông đường bộ. Do ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, do tập tục, truyền thống lâu đời của người Việt Nam, tính năng động trong mỗi con người không được phát huy và thay vào đó là tính trì trệ, ỷ lại ăn sâu bám rễ vào cách thức quản lý trong bộ máy quản lý của các ngành, trong đó có giao thông đường bộ. Vì vậy, đổi mới phương pháp quản lý là đổi mới tư duy trong mỗi con người và công việc này phải làm dần dần trong thời gian có thể ngắn hoặc dài tuỳ theo quyết tâm và phương pháp đổi mới. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì phương pháp quản lý phải đổi mới theo hướng sử dụng phương pháp kinh tế là chính để phù hợp với nền kinh tế và quản lý tài chính. Đây là giải pháp quản lý

hết sức quan trọng vì nó liên quan đến việc huy động vốn của cá nhân và vốn ngân sách, vốn vay của các tổ chức quốc tế và phải lựa chọn kế hoạch tài chính đúng đắn, phải cân nhắc các nguồn lực hiện có và tương lai, khi có phương pháp quản lý đúng đắn mới có đường lối phát triển cũng như chiến lược trong tương lai.

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng công trình.

Công tác kiểm tra, quản lý chất lượng công trình là một khâu đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong quản lý xây dựng đường bộ. Hiện nay ở nước ta tình trạng thất thoát vốn, rút ruột công trình trong các công trình giao thông là còn phổ biến làm cho các công trình được đầu tư xây dựng nhưng lại không đúng như tiêu chuẩn trong quy hoạch. Đường được xây dựng nhưng chi trong thời gian ngắn đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng công trình để đảm bảo xây dựng những công trình giao thông đường bộ một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)