Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 71)

- Khai thác nguồn vốn trong nƣớc:

3.1.1 Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ.

Giao thông vận tải Việt Nam phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp giao thông vận tải theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết được với các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nước với trình độ tương đương các nước trong khu vực, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Đối với giao thông đường bộ:

Đáp ứng được nhu cầu xã hội về vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng cao, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, tiện lợi.

Phát huy lợi thế của vận tải đường bộ là khá đa dạng và có tính cơ động cao, rất hiệu quả trong phạm vi hoạt động đường ngắn, gom hàng tạo chân hàng cho các phương thức vận tải khác, vận chuyển trên các tuyến mà các phương thức vận tải khác như đường sắt, đường sông không thể đáp ứng được.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong vận tải đường bộ để nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ với giá cả hợp lý. Áp dụng các phương

pháp, chính sách khuyến khích phát triển vận tải công cộng đô thị, vận tải ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo nhu cầu vận tải ở những vùng khó khăn.

Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, đầu tư chiều sâu một số công trình quan trọng để nâng cao lưu lượng xe, hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ, đồng thời xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết. Thực hiện thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với các công trình xây dựng mới, có xét đến yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới.

Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2010 xây dựng 8 tuyến đường bộ cao tốc với chiều dài khoảng 700km, đến năm 2020 xây dựng 13 tuyến với chiều dài khoảng 1709km, đưa tổng số đường bộ cao tốc vào năm 2020 lên tới 2709km.

- Hoàn thành việc khôi phục, nâng cấp hệ thống đường bộ hiện có, đưa hệ thống đường bộ vào đúng cấp kỹ thuật thống nhất trên cả nước.

- Hoàn thành xây dựng các cầu lớn cần thiết trên các tuyến quốc lộ vào năm 2015, loại bỏ 100% cầu yếu trên các đường quốc lộ.

- Hoàn thành các đường vành đai đô thị, đường hướng tâm, các trục đô thị chính.

- Tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng Hà Nội đạt 25%, Thành phố Hồ Chí Minh 15% vào năm 2015.

- 100% đường tỉnh được trải mặt nhựa hoặc Bêtông ximăng vào năm 2015.

- Đến năm 2010 có 100% xã, cum xã có đường ôtô đến trung tâm, có 95% mặt đường bằng vật liệu cứng.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)