Để thực hiện tốt công cuộc cải cách kinh tế, điều hành giao thông đường bộ từ khó khăn yếu kém đến phát triển, điều trước tiên và quan trọng nhất là phải xây dựng được bộ máy có năng lực, gọn nhẹ có sự kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế
và chính trị, giữa giao thông đường bộ với các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác.
Việc quản lý đường ở Trung Quốc thực hiện trên một hệ thống: “Lãnh đạo thống nhất và quản lý nhiều cấp”. Bộ giao thông vận tải là cơ quan quyền lực Nhà nước về đường bộ, trực thuộc hội đồng Nhà nước, có trách nhiệm sau: xây dựng chính sách phát triển đường bộ, đề cập áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đường bộ, đề ra những tiêu chuẩn, những chỉ dẫn, những quy định kỹ thuật, xây dựng kế hoạch phát triển đường bộ, kiểm tra, chấp thuận những dự án lớn và trung bình, điều hành thực hiện luật và các quy định, giám sát. kiểm tra, áp dụng các luật và các quy định liên quan, hướng đạo và phát triển đường bộ các miền. Mỗi tỉnh, miền tự trị, 4 thành phố trực thuộc chính phủ trung ương có một cục giao thông, mỗi thành phố hoặc huyện có một phòng giao thông, những đơn vị này chịu trách nhiệm về sự phát triển đường địa phương. Bên cạnh đó, Trung Quốc rất chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực bộ máy quản lý giao thông đường bộ.
ở Hàn Quốc, từ Trung ương đến địa phương, chính quyền cơ sở, phải đều thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành giao thông đường bộ, song khác nhau ở thẩm quyền. Ở cấp Trung ương thực hiện các nội dung quản lý vĩ mô, tạo dựng môi trường pháp luật, môi trường xã hội... cho phát triển giao thông đường bộ. Ngoài ra, Trung ương thường tổ chức đầu tư các công trình trọng điểm, công trình lớn về giao thông đường bộ. Còn địa phương, cơ sở thực hiện quản lý giao thông đường bộ trên cơ sở luật pháp, thể chế chính sách của nhà nước Trung ương, của cơ quan quản lý ngành giao thông đường bộ Trung ương, đồng thời đề ra chính sách, nội quy, quy chế quản lý phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn lãnh thổ phù hợp với chủ trương, luật pháp Trung ương,
phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương. Hàn Quốc chú trọng sự kết hợp chặt chẽ quản lý ngành với sự quản lý phân cấp cho các địa phương.
Qua thực tế của Trung Quốc và Hàn Quốc, sự phối hợp giữa các chính sách và những điều kiện có sẵn của đất nước có ý nghĩa rất lớn. Bài học này giúp cho Việt Nam khi đề ra những chiến lược tổng hợp phải làm sao để chiến lược phù hợp với năng lực, thể chế và những điều kiện khác của đất nước.
Phải xây dựng bộ máy quản lý nói chung và quản lý ngành giao thông đường bộ nói riêng có hiệu lực, hiệu quả, đồng thời phải ra sức chống tệ nạn quan liêu cửa quyền của bộ máy quản lý, làm cho bộ máy năng động gọn nhẹ. Đây là những vấn đề lớn đối với Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, từ thực tế phát triển giao thông đường bộ ở Trung Quốc và Hàn Quốc là bài học quý báu để Việt Nam rút kinh nghiệm. Chất lượng các chính sách, và khả năng biến chính sách thành hành động, đã đưa các nước các nước này từng bước phát triển là bài học quý giá cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển giao thông vận tải nói chung và giao thông đường bộ nói riêng.
CHƢƠNG II