Hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 76)

- Khai thác nguồn vốn trong nƣớc:

3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta hiện nay còn nhiều yếu kém, tỷ lệ đường trải nhựa trên hệ thống quốc lộ thấp, đường chủ yếu là cấp III và cấp IV, bề rộng đường hẹp. Đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị và giao thông nông thôn. Giao thông đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hoá, trong những năm gần đây có rất nhiều khu chung cư mọc lên nhưng đầu tư xây dựng những con đường vào khu chung cư còn hạn chế gây tắc nghẽn giao thông chẳng hạn như khu chung cư Định Công. Ngoài ra, ở các đô thị lớn dân số cơ động tăng cùng với các phương tiện giao thông làm cho hệ thống giao thông quá tải, hiện tượng lấn chiếm mặt đường còn phổ biến, đường xuống cấp nhanh. Hệ thống đường giao thông nông thôn chất lượng kém, chủ yếu đường chưa vào cấp, còn rất nhiều xã chưa có đường đến trung tâm xã, thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa lũ. Để giải quyết những vấn đề bất cập hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục quy hoạch phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

- Đưa toàn bộ hệ thống quốc lộ vào cấp, một số đoạn quốc lộ đặc biệt là các đoạn gần đô thị lớn sẽ được mở rộng, nâng cấp thành đường 4 – 6 làn xe. Xây dựng một số đoạn tuyến tránh thành phố, thị xã và một số tuyến cao tốc nối các khu công nghiệp và khu kinh tế phát triển. Nâng cấp hoặc xây dựng mới một số đoạn đường mòn Hồ Chí Minh đạt tiêu chuẩn cấp III với 2 làn xe.

- Nâng cấp các tuyến quốc lộ trọng điểm khu vực phía Bắc gồm các quốc lộ 5; 10; 18; 38; 39, các quốc lộ này sẽ được hoàn thành và khôi phục, nâng cấp vào năm 2010, đạt tiêu chuẩn đường cấp I đến đường cấp III.

- Các tuyến quạt nan từ thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc bao gồm các quốc lộ 2; 3; 6; 32; 32C; 70. Đến năm 2010, khôi phục, nâng cấp các tuyến

quạt nan này đạt tiêu chuẩn cấp III ở đoạn đầu tuyến và cấp IV ở đoạn cuối tuyến (khu vực Miền Núi), riêng các đoạn từ Hà Nội đi trong bán kinh 50 – 70 km, sẽ được mở rộng thành đường 4 – 6 làn xe hoặc xây dựng đường cao tốc.

- Các tuyến đường ngang khu vực miền trung bao gồm các quốc lộ: 48; 7; 8; 12; 9; 49; 14D; 14E; 24; 19; 25; 26; 27; 27B; 28; 40 và tuyến dọc theo biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia là quốc lộ 14C. Các tuyến đường này được khôi phục, nâng cấp, một số tuyến sẽ được xây dựng mới đạt tiêu chuẩn đường cấp III đến cấp IV với 2 làn xe.

- Khu vực Miền Tây Nam Bộ gồn các quốc lộ 50; 62; 30; 54; 57; 60; 61; 63; 80; 91 và một số tuyến quốc lộ khác. Trọng tâm phát triển đường bộ khu vực này là hoàn thiện việc nâng cấp các tuyến để đạt được quy mô tiêu chuẩn đường cấp III với 2 làn xe, các đoạn đường qua thị xã, thị trấn sẽ được mở rộng.

- Để chủ động hội nhập khu vực và thế giới ngoài các dịch vận tải, thương mại, quá cảnh...phải có hệ thống giao thông đối ngoại đồng bộ nhằm cung cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở trình độ tiên tiến, hiệu quả và an toàn có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và thế giới, bao gồm: Quốc lộ 22, 1, 5, 51, 6, 2, 7, 8, 12, 9, 19, 24, và quốc lộ 14.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)