Hệ thống giao thông đường tỉnh, đường huyện, xã vẫn còn có nhiều yếu kém.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 63)

- Khai thác nguồn vốn trong nƣớc:

2.2.1.4 Hệ thống giao thông đường tỉnh, đường huyện, xã vẫn còn có nhiều yếu kém.

yếu kém.

Đường tỉnh và đường đô thị là mạng lưới đường quan trọng của các thành phố, đô thị được xây dựng và phát triển qua nhiều thời kỳ nên rất đa dạng. Tuy nhiên nhiều công trình trên tuyến được thiết kế với tải trọng nhỏ, cấp hạng thấp nên bị xuống cấp hoặc không đủ khả năng chịu tải, gây nhiều khó khăn trong quá trình khai thác, sử dụng, năng lực thông qua hạn chế, còn thiếu các đường vành đai, thiếu giao thông tĩnh.

Nhiều tuyến đường được xây dựng từ trước trên những con đê ngăn nước, một số tuyến nằm trong những vùng thấp hơn thuộc châu thổ sông Hồng, các khẩu độ cầu cống, cao độ nền đường không phù hợp với chế độ thuỷ văn hiện nay nên trong mùa mưa lũ nhiều đoạn bị ngập và sụp lở. Nhiều đoạn đường được xây dựng trước đây giờ trở nên quá hẹp, không đủ đáp ứng nhu cầu giao thông.

Khả năng tiếp cận của giao thông nông thôn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, hầu hết đường giao thông nông thôn đều chưa vào cấp kỹ thuật, tỷ lệ mặt đường trải nhựa thấp, chưa đảm bảo nhu cầu đi lại và thường xuyên bị ách tắc vào mùa mưa lũ. Giao thông nông thôn tính đến nay vẫn còn 200 xã chưa có đường ô tô vào trung tâm xã, cụm xã. Nhìn chung mạng lưới giao thông nông thôn chất lượng còn thấp, đường đất vẫn chiếm tỷ lệ cao, mùa mưa lũ hay bị phá hỏng như cầu trôi, đường đất, mặt đường hỏng. Cụ thể hai tỉnh Tuyên Quang và Hải Dương là minh chứng cho chất lượng đường.

Tỉnh Tuyên Quang: Theo báo cáo công tác quản lý số liệu cầu, đường địa phương năm 2005, toàn bộ mạng lưới đường bộ (chưa thống kê số km quốc lộ) là 1081 km trong đó đường tỉnh là 326,6 km có 12,4% đường bê tông nhựa; 10,78% đường mặt đá nhựa; 35,4% đường cấp phối và các loại mặt đường khác. Đường đô thị có 85,01 km có 8% đường Bê tông xi măng, 5% đường bê tông nhựa, 48% đường đá nhựa, 9,6% đường cấp phối và các loại mặt đường khác. Đường huyện chủ yếu là đường cấp phối và đường đất.

Như vậy ta thấy các đoạn đường trong tỉnh chủ yếu là đường cấp phối và đường đất, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, toàn bộ đường là cấp IV, V, VI. Tỷ lệ đường xấu và rất xấu là khá cao, khoảng 51%. Do đó, chúng ta cần phải quan tâm thích đáng đến việc nâng cấp, cải tạo các tuyến đường.

Tỉnh Hải Dương: Theo báo cáo hệ thống đường bộ địa phương năm 2005, trong 3368 km đường tỉnh do đoạn đường bộ Hải Dương quản lý có 1664 km đường chất lượng tốt nhưng về quy mô chưa đạt tiêu chuẩn thiết kế chủ yếu mới chỉ dừng ở cấp VI đồng bằng, có 1562 km đường ở mức trung bình đã được đầu tư xây dựng tà lâu, có 76,2 km đường xấu đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đường huyện và đường đô thị chủ yếu quy mô nhỏ, chủ yếu là đá dăm láng nhựa, một số tuyến được trải thảm Bê tông nhựa.

Đường giao thông nông thôn có chiều dài 8443 km (không kẻ đường huyện) trong đó 4898 km đường đã được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp với 2484 km đường Bê tông xi măng; 180,3 km đường nhựa; 418,5 km gạch nghiêng; 477 km đường đá dăm; 205,3 km gạch vỡ, xỉ lò và 1134 km đườgn đất núi.

Nhìn chung, mạng lưới đường do tỉnh Hải Dương quản lý có chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu vận tải hiện tại, một phần do nguồn

vốn ngân sách địa phương còn hạn chế, đầu tư xây dựng mới tràn lan dẫn đến công tác bảo trì đường bộ gạp nhiều khó khăn.

Nếu so sánh hệ thống đường bộ Việt Nam với một số nước trên thế giới và khu vực ta có thể thấy rõ những hạn chế. Hiện nay, nhiều nước Châu Á đã có những tuyến đường bộ cao tốc như Singapo, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, tỷ lệ trải nhựa cao đặc biệt là Singapo chiếm 95%. Trong khi đó Việt Nam chỉ có 60 km đường cao tốc, tỷ lệ tải nhựa thấp.

Bảng 2.9 Nước, khu vực Quy mô chủ yếu Tỷ lệ trải mặt

nhựa (%) Tỷ lệ đường cao tốc (%) Các nước phát triển Các nước khu vực Singapo Hàn Quốc Thái Lan Việt Nam 4-6-8 2-4-6 4-6 4-6 2-4 2-4 95-100 60-65 95 70-75 60 - 12-15 2 4,44 2,4 0,18 0,027

Số liệu “Dự án quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc VN đến 2020”

Tóm lại, toàn bộ mạng lước hệ thống đường bộ nước ta còn xấu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, nhiều đoạn tuyến chưa vào cấp, chất lượng mặt đường kém, chưa đồng bộ và chưa khai thác hết vai trò quan trọng của đường. Hiện trạng này ảnh hưởng đến khả năng khai thác đường bộ và gây khó khăn trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa đường. Đặc biệt khí hậu nước ta phức tạp, thường xuyên mưa bão, gây tình trạng ngập úng, lũ lụt ở nhiều nơi, nhiệt độ biến đổi lớn, độ ẩm cao là nguyên nhân dẫn tới hư hỏng các công trình. Hơn nữa, nếu so sánh hiện trạng hệ thống đường bộ ở nước ta hiện nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất

nước, thì hệ thống giao thông đường bộ chưa đáp ứng được yêu cấu phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu cầu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)