- Khai thác nguồn vốn trong nƣớc:
3.1.2 Quan điểm phát triển
- Giao thông đường bộ phải đi trước một bước, cần đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường an ninh, quốc phòng của đất nước.
Trong kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đối với nước ta cũng như nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, giao thông đường bộ luôn chiếm vị trí quan trọng, giao thông đường bộ là phương thức vận tải có tính cơ động, có tính xã hội hoá rất cao, nó thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng, góp phần làm giảm chi phí lưu thông, trên có sở đó thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm qua, giao thông vận tải đường bộ đã góp phần tích cực vào trực tiếp giúp giảm tỷ lệ đói nghèo, kết nối tốt hơn đến thị trường, các cơ sở y tế và giáo dục, đóng góp gián tiếp vào sự tăng trưởng kinh tế. Giao thông đường bộ là điều kiện cần thiết để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy phải đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trước một bước để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
- Phát triển giao thông vận tải đường bộ hợp lý, đồng bộ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Mạng lưới giao thông đường bộ Việt Nam khá rộng, phân bố tương đối hợp lý theo vùng với tổng chiều dài 245.430 km, trong đó hệ thống quốc lộ
chiếm 7,05%, đường đô thị 8535km chiếm 3,48%. Mật độ đường tính trên diện tích là 0,74km/km2, tính trên dân số là 2,88km/1000dân. Theo đánh giá chung mạng lưới đường bộ như vậy là chưa hoàn chỉnh chỉnh và chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Tồn tại chính của giao thông đường bộ nước ta là chưa có mạng lưới đường cao tốc có tính đột phá trong phát triển kinh tế, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao như đường cấp I và cấp II chiếm tỷ lệ thấp. Tính riêng quốc lộ có 4 làn xe trở lên chỉ chiếm 4%, đường 2 làn xe chiếm tới 36%, còn lại là đường tiêu chuẩn thấp. Nhiều tuyến đường chưa được đưa vào cấp, một số vùng còn nhiều cầu yếu, cầu tạm. Hành lang an toàn giao thông chưa được đảm bảo, phổ biến tình trạng lấn chiếm, hệ thống đường bộ còn nhiều bất hợp lý. Với tình trạng giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay đã làm cản trở quá trình nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, để tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước cũng như hội nhập với khu vực và thế giới , nước ta cần phải có một hệ thống giao thông vận tải đường bộ hợp lý, đồng bộ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
- Tập trung đầu tư phát triển giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới.
Một phần rộng lớn và quan trọng của hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam đó là hệ thống giao thông nông thôn. Song đây là một nội dung công tác đã không được quan tâm trong thời gian dài và thiếu nguồn tài chính cần thiết, nên sẽ phải vượt qua nhiều thách thức. Với tổng chiều dài lên tới 207337km, chiếm 84,48% chiều dài hệ thống giao thông đường bộ của cả nước, đường giao thông nông thôn gắn bó chặt chẽ với đời sống dân sinh và hoạt động kinh tế của gần 80% dân số. Hiện nay hệ thống đường giao thông nông thôn nước ta còn rất lạc, chất lượng mặt đường xấu, bề rộng mặt đường hẹp, nhiều
tuyến đường chưa được vào cấp, còn 200 xã chưa có đường ôtô và trung tâm xã, hàng ngàn xã đường bộ chỉ đi lại được vào mùa khô. Đây chính là những cản trở lớn đối với việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay. Vì vậy, để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công