Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Ra quyết định với thông tin không chắc chắn bằng việc ứng dụng cây quyết định (Trang 51)

Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau nhƣ [2,5]:

2.3.5.1 Quan điểm của các nhà lập kế hoạch

Vì việc lập kế hoạch là do các nhà lập kế hoạch hoạch định nên ngoài những yếu tố tác động khách quan thì các kế hoạch vẫn sẽ bị chi phối bởi quan điểm chủ quan của những nhà làm công tác kế hoạch.

* Cấp quản lý

Giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp và các loại kế hoạch đƣợc lập ra có mối quan hệ với nhau. Cấp quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lƣợc. Các nhà quản lý cấp trung và cấp thấp thƣờng lập các kế hoạch tác nghiệp .

2.3.5.2 Chu kì kinh doanh của doanh nghiệp

Mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp đều trải qua bốn giai đoạn là hình thành, tăng trƣởng, chín muồi và suy thoái. Với mỗi giai đoạn thì việc lập kế hoạch là không giống nhau. Qua các giai đoạn khác nhau thì độ dài và tính cụ thể của các kế hoạch là khác nhau.

- Trong giai đoạn hình thành (hay giai đoạn bắt đầu đi lên của chu kỳ kinh doanh) các nhà quản lý thƣờng phải dựa vào kế hoạch định hƣớng. Thời kỳ này các kế hoạch rất cần tới sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò, nguồn lực chƣa đƣợc xác định rõ, và thị trƣờng chƣa có gì chắc chắn. Kế hoạch định hƣớng trong giai đoạn này giúp cho những nhà quản lý nhanh chóng có những thay đổi khi cần thiết.

- Trong giai đoạn tăng trƣởng, kế hoạch ngắn hạn đƣợc sử dụng nhiều và thiên về cụ thể vì các mục tiêu đƣợc xác định rõ hơn, các nguồn lực đang đƣợc đƣa vào và thị trƣờng cho đầu ra đang tiến triển.

- Ở giai đoạn chín muồi, doanh nghiệp nên có các kế hoạch dài hạn và cụ thể vì ở giai đoạn này tính ổn định và tính dự báo đƣợc của doanh nghiệp là lớn nhất

- Trong giai đoạn suy thoái, kế hoạch lại chuyển từ kế hoạch dài hạn sang kế hoạch ngắn hạn, từ kế hoạch cụ thể sang kế hoạch định hƣớng. Cũng giống nhƣ giai đoạn đầu, giai đoạn suy thoái cần tới sự mềm dẻo, linh hoạt vì các mục tiêu phải đƣợc xem xét và đánh giá lại, nguồn lực cũng đƣợc phân phối lại cùng với những điều chỉnh khác.

2.3.5.3 Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh

Lập kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huống không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh mà chủ yếu là các nhân tố trong môi trƣờng nền kinh tế và môi trƣờng ngành.Môi trƣờng càng bất ổn định bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định hƣớng và ngắn hạn bấy nhiêu. Những doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng tƣơng đối ổn định thƣờng có những kế hoạch dài hạn, tổng hợp và phức tạp, còn những doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng hay có sự thay đổi lại có những kế hoạch hƣớng ngoại và ngắn hạn. Các nhà lập kế hoạch cần phải tính toán, phán đoán đƣợc sự tác động của môi trƣờng kinh doanh, sự không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh đƣợc thể hiện dƣới ba hình thức sau:

- Tình trạng không chắc chắn: xảy ra khi toàn bộ hay một phần của môi trƣờng kinh doanh đƣợc coi là không thể tiên đoán đƣợc.

- Hậu quả không chắc chắn: là trƣờng hợp mặc dù đã cố gắng nhƣng nhà quản lý không thể tiên đoán đƣợc những hậu quả do sự thay đổi của môi trƣờng tác động đến các doanh nghiệp, do vậy mà dẫn đến sự không chắc chắn.

- Sự phản ứng không chắc chắn: là tình trạng không thể tiên đoán đƣợc những hệ quả của một quyết định cụ thể, sự phản ứng của doanh nghiệp đối với những biến động của môi trƣờng kinh doanh .

Vì vậy công việc của các nhà lập kế hoạch là phải đánh giá tính chất và mức độ không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh để xác định giải pháp phản ứng của doanh nghiệp và triển khai các kế hoạch thích hợp. Với những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn thấp thì việc xây dựng kế hoạch là ít phức tạp, nhƣng những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn cao thì đòi hỏi kế hoạch phải đƣợc xác định rất linh hoạt.

2.3.5.4 Hệ thống mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp. Mục tiêu chỉ ra phƣơng hƣớng cho tất cả các quyết định quản lý và hình thành nên những tiêu chuẩn đo lƣờng cho việc thực hiện trong thực tế. Mục tiêu là nền tảng của việc lập kế hoạch.

Vì vậy các nhà lập kế hoạch cần phải dựa vào hệ thống mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp mình để có các kế hoạch dài hay ngắn cho phù hợp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra .

2.3.5.5 Sự hạn chế của các nguồn lực

Khi lập kế hoạch các nhà lập kế hoạch phải dựa vào nguồn lực hiện có của doanh nghiệp mình. Thực tiễn cho thấy sự khan hiếm của các nguồn lực là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý khi lập kế hoạch. Chính điều này nhiều khi còn làm giảm mức tối ƣu của các phƣơng án đƣợc lựa chọn. Nguồn lƣc của doanh nghiệp bao gồm: Nguồn nhân lực, nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị, khoa học công nghệ…

Trƣớc hết là nguồn nhân lực, đây đƣợc coi là một trong những thế mạnh của nƣớc ta, nhƣng thực tế ở các doanh nghiệp còn rất nan giải. Lực lƣợng lao động mặc dù thừa về số lƣợng nhƣng lại yếu về chất lƣợng. Số lƣợng lao động có trình độ quản lý, tay nghề cao còn thiếu nhiều, lực lƣợng lao động trẻ ít kinh nghiệm cần phải đƣợc đào tạo nhiều.

Tiếp đến phải kể đến là sự hạn hẹp về tài chính. Nguồn lực tài chính yếu sẽ cản trở sự triển khai các kế hoạch và nó cũng giới hạn việc lựa chọn những phƣơng án tối ƣu.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị của doanh nghiệp cũng là nguồn lực hạn chế. Thực tế hiện nay ở các doanh nghiệp nƣớc ta hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu, thiếu và lạc hậu, trình độ khoa học công nghệ còn thấp. Điều này đã cản trở việc xây dựng và lựa chọn những kế hoạch sản xuất tối ƣu.

2.3.5.6 Hệ thống thông tin

Nhà kinh tế học ngƣời Anh Roney cho rằng :”Một công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì trƣớc hết phải nắm đƣợc thông tin, tiếp đó phải xây dựng cho mình các chiến lƣợc và kế hoạch đầy tham vọng”

[5].

Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh thông tin sẽ giúp bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp có đƣợc các quyết định đúng đắn kịp thời.

Trong nền kinh tế thị trƣờng thì thông tin là quan trọng nhất, thông tin là cơ sở của công tác lập kế hoạch. Khi lập kế hoạch nhà quản lý cần dựa vào thông tin về các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực và mối quan hệ tối ƣu giữa chúng, làm cho chúng thích nghi với sự biến động của môi trƣờng, giảm thiểu tính mù quáng của hoạt động kinh tế, đảm bảo tạo ra khối lƣợng sản phẩm lớn nhất bằng chi phí nhỏ nhất. Đồng thời trong quá trình thực hiện kế hoạch thì chúng ta cũng cần phải dựa vào các thông tin phản hồi để có những điều chỉnh phù hợp.

2.3.5.7 Hệ thống kiểm tra đảm bảo cho quá trình lập kế hoạch đạt kết quả và hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra đảm bảo cho các kế hoạch đƣợc thực hiện với hiệu quả cao. Trong thực tế, những kế hoạch tốt nhất cũng có thể không đƣợc thực hiện nhƣ ý muốn. Các nhà quản lý cũng nhƣ cấp dƣới của họ đều có thể mắc sai lầm và kiểm tra cho phép chủ động phát hiện, sửa chữa các sai lầm đó trƣớc khi chúng trở nên nghiêm trọng để mọi hoạt động của tổ chức đƣợc tiến hành theo đúng kế hoạch đã đề ra.

2.3.5.8 Năng lực của các chuyên gia lập kế hoạch

Năng lực của các chuyên gia lập kế hoạch có ảnh hƣởng lớn đến công tác xây dựng kế hoạch, các nhà lập kế hoạch phải có kiến thức và trình độ tổng hợp để lập kế hoạch .

2.3.5.9 Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá của Nhà nước

Đây là nhân tố có ảnh hƣởng sâu sắc đến công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một cơ chế quản lý phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kế hoạch sản xuất phát triển, ngƣợc lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế trong những năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nƣớc ta đã cho thấy, càng đi sâu vào cơ chế thị trƣờng thì càng phát sinh thêm nhiều vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch hoá của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần phải tiếp tục giải quyết các tồn đọng, vƣớng mắc trong nhiều năm chuyển đổi để thực sự tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc yêu cầu quản lý tập trung thống nhất của Nhà nƣớc.

2.4 Một số nội dung chủ yếu cần ra quyết định khi lập kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Nhìn chung, có sáu bƣớc cơ bản trong quá trình ra quyết định: - Xác định vấn đề cần phải ra quyết định.

- Tình các phƣơng án có thể để đƣa ra các quyết định tƣơng ứng. - Xác định các kết quả có thể xảy ra theo các tình huống khác nhau.

- Xác định chi phí hay lợi ích thu đƣợc ứng với tổ hợp từng tình huống kết quả và từng phƣơng án.

- Xác định môi trƣờng ra quyết định và lựa chọn một mô hình ra quyết định phù hợp.

- Sử dụng mô hình và ra quyết định cuối cùng.

Nghiên cứu những cơ sở của việc ra quyết định một cách khoa học sẽ giúp ta nhận thức đúng đắn những cơ sở khoa học, những quy luật chi phối và lƣờng trƣớc đƣợc những hậu quả tất yếu sẽ xảy ra nếu nhƣ các quyết định đƣợc chấp nhận.

Nhà quản lý cần ra quyết định trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải căn cứ vào một số yếu tố nhƣ sau:

2.4.1 Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu thị trƣờng

Thị trƣờng có vai trò trực tiếp hƣớng dẫn các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phƣơng án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng phải phản ánh đƣợc qui mô, cơ cấu đối với từng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, có tính đến tác động của các nhân tố làm tăng hoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu của công tác lập kế hoạch. Những kết quả điều tra nghiên cứu này có thể tập hợp theo mức giá để xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp với phân đoạn thị trƣờng hoặc theo khách hàng để đảm bảo sự gắn bó giữa sản xuất với kinh doanh. Căn cứ vào số lƣợng các đối thủ cạnh tranh, sự biến động giá cả trên thị trƣờng để lập kế hoạch thì hiệu quả của phƣơng án kế hoạch sẽ đƣợc nâng cao .

Đối với các doanh nghiệp trong ngành may mặc thì việc nghiên cứu thị trƣờng để lập kế hoạch là rất quan trọng, vì nhu cầu về thời trang luôn thay đổi từng ngày, mỗi mùa lại có những sản phẩm khác nhau .

2.4.2 Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng nguồn lực có thể khai thác. doanh, về khả năng nguồn lực có thể khai thác.

Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh doanh thời kỳ trƣớc và dự báo khả năng tƣơng lai ứng với các nguồn lực có thể khai thác đƣợc,đặc biệt là dựa vào những lợi thế vƣợt trội của doanh nghiệp về các mặt chất lƣợng sản phẩm, kênh tiêu thụ hợp tác liên doanh, khoa học công nghệ so với đối thủ cạnh tranh sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phƣơng án kế hoạch. Các chỉ tiêu chất lƣợng của hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải đƣợc chú trọng tập trung phân tích.

2.4.3 Căn cứ vào chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc

Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nên các kế hoạch sản xuất kinh doanh do doanh nghiệp đề ra phải phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Nếu trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà có những quyết định đi ngƣợc lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế nó thì kế hoạch đó chắc chắn sẽ thất bại, doanh nghiệp sẽ bị đào thải.

2.5 Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng này, luận văn giới thiệu tổng quát về công cụ PresicionTree5.7 đƣợc sử dụng trong luận văn để xây dựng mô hình cây quyết định. Đồng thời giới thiệu về lý thuyết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, các vấn đề cần ra quyết định trong quá trình lập kế hoạch sản xuất. Là lý thuyết cơ sở để áp dụng

mô hình cây quyết định nhằm rút ra tri thức từ dữ liệu thực tiễn phục vụ công tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

Nhằm ứng dụng lý thuyết trên vào thực tiễn sản xuất của một doanh nghiệp, chƣơng tiếp theo trình bày việc sử dụng công cụ hỗ trợ xây dựng cây quyết định để giải quyết các bài toán liên quan đến việc ra quyết định với thông tin không chắc chắn trong lập kế hoạch sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.

CHƢƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH VỚI THÔNG TIN KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG LẬP KẾ

HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH DOANH NGHIỆP

Chƣơng này đề cập tới vấn đề ra quyết định với thông tin không chắc chắn trong lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc ứng dụng mô hình cây quyết định. Luận văn tìm hiểu quá trình đánh giá tính chất và mức độ không chắc chắn của môi trƣờng kinh doanh để xác định giải pháp của doanh nghiệp và triển khai các kế hoạch thích hợp. Từ đó áp dụng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho một sản phẩm của Công ty cổ phần May Thăng Long với dữ liệu mẫu đƣợc thu thập và giả định.

Bằng việc chia nhỏ các tình huống xảy ra khi lập kế hoạch sản xuất cho một sản phẩm thành các bài toán nhỏ hơn, và sử dụng công cụ PrecisionTree 5.7 để tạo cây quyết định giải quyết các bài toán nhỏ. Sau đó tổng hợp các kết quả thu đƣợc để tạo thành bảng kế hoạch sản xuất cho sản phẩm đó. Nhƣ vậy, việc xây dựng các cây quyết định trực quan hóa các dữ liệu tình huống và xử lý dữ liệu không chắc chắn thu đƣợc trong các tình huống trên góp phần hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà quản lý trong việc lập kế hoạch sản xuất sản phẩm.

3.1 Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu

Phân tích ra quyết định với điều kiện không chắc chắn diễn ra thƣờng xuyên ở hầu hết các mức độ chiến lƣợc của quá trình ra quyết định của các công ty và thƣờng liên quan đến đội ngũ các nhà quản lý cấp cao. Việc chính thức sử dụng phân tích ra quyết định bắt đầu từ những năm 1960, nhƣng vì thiếu công nghệ thông tin và sự thiếu tin tƣởng của các phƣơng thức của quản lý mức độ cao, nó không bao giờ thực sự tìm đƣợc địa vị xứng đáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trƣớc những năm 1980 mọi thứ bắt đầu có sự thay đổi đáng kể. Các công ty quan tâm đến môi trƣờng không chắc chắn và có sự biến đổi nhanh chóng, thêm nhiều ngƣời ở các công ty đƣợc trao quyền để đƣa ra quyết định và những quyết định đƣợc đƣa ra nhanh chóng hơn. Thêm vào đó, sức mạnh của máy tính đƣa một số

Một phần của tài liệu Ra quyết định với thông tin không chắc chắn bằng việc ứng dụng cây quyết định (Trang 51)