- Cần đánh giá về sự khác biệt của sản phẩm mình có thể cung cấp trong môi trƣờng cạnh tranh quốc tế. Khai thác tối đa các thông tin về khách hàng, giảm thiểu những vấn đề có thể phát sinh do không hiểu biết về thị trƣờng cũng nhƣ khách hàng. Nhƣ thông tin về tăng trƣởng GDP, cấu trúc khách hàng, chi phí phải bỏ ra để phục vụ khách hàng …
- Đa dạng hóa phƣơng thức bán hàng, phƣơng thức thanh toán. Áp dụng chính sách bán hàng linh hoạt để thu hút khách hàng nhƣ chiết khấu thƣơng mại, chiết khấu thanh toán.
- Quan hệ với các nhà phân phối lớn, có uy tín để lợi dụng uy tín của họ nâng uy tín sản phẩm, đồng thời đƣa sản phẩm vào các kênh tiêu thụ hợp lý qua đó xâm nhập và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng. Đặt những đại diện, các cửa hàng chào bán các sản phẩm may mặc của Doanh nghiệp tại các thị trƣờng lớn. Lập kho hàng ở các cảng lớn để giao nhận hàng kịp thời. Liên doanh, liên kết với các Doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc Việt kiều để làm cơ sở đẩy mạnh hàng xuất khẩu may mặc ra thị trƣờng thế giới.
- Đẩy mạnh công tác marketing nhƣ liên tục giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, áp dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi … cần coi trọng việc đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ bán hàng, thiết kế, marketing …
- Xây dựng hệ thống bán lẻ, kênh phân phối, kế hoạch khai thác nguồn hàng, phát triển thị trƣờng, định giá sản phẩm dựa vào các tiêu chuẩn nhƣ độ tuổi, thu nhập, vùng miền, chi phí, chu kỳ sản phẩm…
- Để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lƣợng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thƣờng cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nƣớc
91
trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trƣờng. Triệt để thực hiện chủ trƣơng tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó nhƣ là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm nhƣ vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo đƣợc giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trƣờng và đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng chấp nhận.
- Tổ chức hoạt động xúc tiến thƣơng mại để xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam theo phƣơng châm “chất lƣợng, nhãn hiệu, uy tín dịch vụ, trách nhiệm xã hội” thông qua việc: Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, ISO 14000, SA 8000; Tham gia các cuộc triển lãm hội chợ quốc tế; Xác định cấp tiêu chuẩn sản phẩm trên cơ sở tiêu chuẩn của các thị trƣờng chính. Qua đó, xác định cơ cấu mặt hàng và định hƣớng cho các doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lƣợng hoạt động xúc tiến thƣơng mại hơn nữa, tận dụng các thông tin từ các cơ quan đại diện, tận dụng tính linh hoạt và hiệu quả của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nƣớc ngoài. Tất cả nhằm tạo dựng uy tín cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đồng thời, khai thông con đƣờng buôn bán trực tiếp với các bạn hàng quốc tế.
- Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng dệt may cần thiết kế mặt hàng với mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt, mỗi đơn vị xây dựng phong cách, nhãn hiệu riêng và các bộ sƣu tập theo từng mùa cho sản phẩm của mình. Việc này cần đƣợc tiến hành đồng thời với việc coi trọng công tác xây dựng, đăng ký nhãn mác, thƣơng hiệu sản phẩm. Hơn thế nữa, cần trang bị đầy đủ các yếu tố để thực hiện xuất khẩu theo giá FOB, để dần dần thay thế các phƣơng thức may gia công xuất khẩu. Quảng bá hoạt động của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trên thị trƣờng thế giới thông qua việc sử dụng và khai thác tốt các phƣơng tiện thông tin hiện đại nhƣ Internet, tiến hành kinh
92 doanh qua mạng (e - commerce).
- Tăng cƣờng đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đặc biệt đầu tƣ vào thị trƣờng Campuchia, để tận dụng lợi thế thị trƣờng rộng lớn của một quốc gia thành viên WTO gần gũi về địa lý với Việt Nam, có nguồn nhân công dồi dào và rẻ, để tránh tình trạng bị động về thị trƣờng trong trƣờng hợp Việt Nam chƣa gia nhập tổ chức WTO vào năm 2005.
- "Phân tán rủi ro", theo nguyên tắc kinh doanh "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ". Để tránh quá tập trung vào một số ít các thị trƣờng, ngành dệt may cần có nhũng biện pháp đa dạng hóa thị trƣờng. Cụ thể là mở rộng tới các thị trƣờng nhƣ: liên bang Nga, Đông Âu, Trung Cận Đông.
- Kết hợp giữa các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu cũng nhƣ các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu trên cùng một khu vực thị trƣờng nên là một vấn đề đƣợc ƣu tiên, vì không phải ở mọi nƣớc trên thế giới, những vấn đề thanh toán đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đều đƣợc thực hiện dễ dàng. Do đó, việc đổi hàng hay việc thực hiện mậu dịch tam giác có thể giúp các sản phẩm của chúng ta thâm nhập đƣợc thị trƣờng.
- Phân tích xu hƣớng tiêu dùng trong tƣơng lai của khách hàng, giúp nhận thức cơ hội cho ngành dệt may để tổ chức sản xuất hiệu quả hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp nên nhận thức rằng, thái độ thân thiện hơn với môi trƣờng sẽ chi phối hành vi mua sắm trong tƣơng lai của khách hàng, đặc biệt khách hàng của những nƣớc phát triển, khiến họ ƣa thích sản phẩm may mặc làm từ chất liệu thiên nhiên nhƣ lụa, vải lanh, sợi bông...
- Đối với thị trƣờng trong nƣớc: Phải tìm mọi cách nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần tăng cƣờng công tác tiếp thị, tham gia hội chợ triển lãm, tạo mối liên kết bền chắc với các kênh phân phối nội địa là các đại lý các nhà bán buôn, bán lẻ trên toàn quốc. Đặc biệt phải có biện pháp tác động vào tính dân tộc, tạo nên làn sóng
93
"Ngƣời Việt dùng hàng Việt" trong xu hƣớng tiêu dùng của ngƣời Việt Nam hiện tại và trong tƣơng lai. Hƣớng tới thị trƣờng nội địa, phát triển các dòng sản phẩm dành riêng cho thị trƣờng nội địa. Tích cực, chủ động ứng phó với mọi tình huống thông qua việc phát triển, tìm kiếm các thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm mới, chuyển sang các khu vực ít bị ảnh hƣởng hơn, có các chính sách hỗ trợ tốt hơn. Tăng cƣờng tìm kiếm các thị trƣờng không hạn ngạch và có chính sách sản phẩm đối với từng thị trƣờng.
- Đối với thị trƣờng có hạn ngạch: Doanh nghiệp cần tăng cƣờng phát huy tính chuyên môn hóa trong sản xuất là những mặt hàng có sức cạnh tranh khá lớn nhƣ: các loại gối, vỏ chăn và đồ jean, áp dụng công thức nhà sản xuất Việt Nam + nhà bán lẻ, thay vì nhà sản xuất Việt Nam + nhà sản xuất tại thị trƣờng bạn nhằm giảm bớt khâu trung gian, tăng cƣờng nhận thức hơn nữa về thị trƣờng này. Đồng thời, phải tìm cách sử dụng đƣợc một cách tối đa lực lƣợng ngƣời Việt Nam ở EU để họ làm đầu mối cho mình. tìm đến làm ăn với các nhà phân phối chính thức, tập trung khai thác có hiệu quả nhất bằng cách tăng giá trị các mã hàng xuất khẩu có hạn ngạch, đồng thời tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chƣa bị khống chế hạn ngạch.
- Đối với thị trƣờng phi hạn ngạch: doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi cách tiếp cận để mở rộng thêm nguồn khách hàng. Ví dụ, Việt Nam có thể tăng cƣờng chiếm lĩnh thị trƣờng ở An Giang, để từ đó có thể đƣa hàng dệt may sang thị trƣờng Campuchia. Song song với việc phát triển sang thị trƣờng Campuchia, thị trƣờng Vân Nam, Côn Minh (Trung Quốc), các doanh nghiệp dệt may nên tìm cửa ngõ qua thị trƣờng Lào, đông bắc Thái Lan để tạo thành một tổng thể thị trƣờng giúp Việt Nam có vị thế vững chắc ngay gần sân nhà. ần chú trọng tới chi phí phức vụ khách hàng. Điều này không chỉ liên quan đến việc lựa chọn thị trƣờng có chi phí phục vụ thấp, mà còn liên quan đến thông nỗ lực giảm các chi phí này nhƣ thế nào. Chi phí phục vụ
94
khách hàng trên một sản phẩm có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố nhƣ: khối lƣợng đặt hàng trực tiếp so với bán qua kênh phân phối, thời hạn giao hàng và tính sẵn sàng của luồng đặt hàng cho mục đích kế hoạch và cung ứng, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng, yêu cầu riêng của khách hàng hoặc yêu cầu sửa đổi lại sản phẩm. Những chi phí này dễ bị việc phân bổ chi phí cố định che lấp hoặc chúng có ảnh hƣởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Trong xu hƣớng kinh doanh trên thế giới hiện nay, cuộc cạnh tranh về chất lƣợng sản phẩm dần dần lớn mạnh bên cạnh cuộc cạnh tranh về giá.