- Đầu tƣ xây dựng một số nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên, phụ liệu đang phải nhập khẩu để phục vụ ngành dệt may Việt Nam. Trong khi còn phải nhập khẩu nguyên liệu nhƣ hiện nay, để chủ động, cần thành lập các kho ngoại quan để các nhà cung cấp nguyên liệu nƣớc ngoài dự trữ hàng có thể cung cấp kịp thời nguyên liệu sản xuất cho các doanh nghiệp may khi ký kết đƣợc hợp đồng sản xuất, bảo đảm tiến độ giao hàng. Đồng thời, cần xây dựng trung tâm nguyên, phụ liệu ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chủ động về nguồn nguyên, vật liệu, đáp ứng nhu cầu cho
97
các doanh nghiệp may trong cả nƣớc. Các dự án đầu tƣ này cần đƣợc nghiên cứu, quy hoạch một cách tổng thể trong sự phát triển chung của các ngành công nghiệp khác, của nông thôn và miền núi và hoàn thiện áp dụng các luật về môi trƣờng sinh thái.
- Đầu tƣ trọng điểm cho ngành dệt để có những dây chuyền thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh có chất lƣợng tốt, giá thành hạ, đủ khả năng cạnh tranh, cung cấp cho ngành may. Phấn đấu đến năm 2010, ngành dệt có thể cung cấp 60-70% nguyên liệu cho ngành may, chủ động đƣợc nguyên, phụ liệu, mà cụ thể là đẩy mạnh chƣơng trình tăng tốc của ngành theo QĐ 55 của Thủ tƣớng Chính phủ.
- Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ ngƣời trồng bông, góp phần đảm bảo ngành dệt phát triển. Cụ thể, đầu tƣ để giải quyết vấn đề khoa học kỹ thuật nhƣ xác định mùa vụ thích hợp, tạo đƣợc các giống lai có năng suất cao, phẩm chất tốt đƣa vào sản xuất, xây dựng phƣơng thức tổ chức sản xuất; làm dịch vụ kỹ thuật đầu tƣ vật tƣ, bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để ngƣời nông dân an tâm sản xuất; xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công nghệ hiện đại, đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lƣợng bông xơ.
- Xây dựng vùng nguyên, phụ liệu gần các khu tập trung phần lớn các hoạt động sản xuất nhằm tạo sự chủ động về nguồn nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp. Phát triển các vùng nguyên liệu thô, cần quy hoạch những vùng trồng bông, sợi, trồng dâu nuôi tằm, có chính sách hỗ trợ nông dân về phân bón, kỹ thuật… đảm bảo tạo ra các sản phẩm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cao, phù hợp vói các doanh nghiệp.
- Có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về thuế, tài chính, xúc tiến thƣơng mại, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ các doanh nghiệp con của tập đoàn lớn tách dần ra hoạt động độc lập với Tổng công ty
98
mẹ. Nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa, nâng cao chất lƣợng sản phảm, giảm giá thành.
- Tăng cƣờng đầu tƣ, phát triển ngành dệt để ngành dệt có thể cung cấp 70% – 80% nguyên phụ liệu cho ngành may. Đầu tƣ nâng cao năng lực cho ngành nhuộm, phát triển các khu chế biến nguyên phụ liệu đầu vào cho các sản phẩm phụ trợ ngành, xây dựng các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu.
3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất
- Tổ chức lại sản xuất, chú trọng tìm mọi cách tiết giảm chi phí sản xuất, nghiên cứu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, phần mềm quản lý để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh.
- Tái cấu trúc sản xuất ngành may, di dời các xƣởng sản xuất về các thị tứ và vùng nông thôn tiện đƣờng giao thông, cơ sở tại thành phố chỉ tập trung sản xuất hàng cao cấp và phát triển kinh doanh nhằm giải quyết bài toán thiếu hụt lao động và chi phí tăng nhanh. Linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh.
- Quan tâm đúng mức đến việc đầu tƣ phát triển các khu công nghiệp sản xuất vải (dệt, in, nhuộm, hoàn tất) có hệ thống xử lý nƣớc thải nhằm từng bƣớc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, giúp các DN may mặc đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu phong phú, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và khả năng linh hoạt đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng, sẵn sàng tham gia có hiệu quả vào Liên minh các Doanh nghiệp có chất lƣợng dịch vụ cao Asean (AFSA).
- Thời trang hoá ngành dệt may, tăng cƣờng đào tạo thiết kế, marketing sản phẩm thời trang, phát triển thƣơng hiệu sản phẩm, chuyển dần từ phƣơng thức OEM sang ODM và tiến tới OBM nhằm mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm và bảo đảm sự phát triển bền vững, lâu dài cho Doanh
99 nghiệp
- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tƣ hoàn chỉnh vào các cụm Công nghiệp Dệt may theo hƣớng tập trung vào lĩnh vực dệt - nhuộm, đầu tƣ hoàn tất khâu vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho may xuất khẩu nhằm tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm may mặc xuất khẩu từ 30% lên 60%, giảm dần tỷ lệ hàng gia công; Bên cạnh đó, đầu tƣ mở rộng sản xuất tại các địa phƣơng có tiềm năng, có nguồn nhân lực dồi dào; phối hợp liên doanh - liên kết và giúp đỡ các địa phƣơng phát triển ngành dệt may và cùng thực hiện các đơn hàng lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp may địa phƣơng đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trƣờng có tiềm năng khác.
3.2.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trƣờng
- Nâng cao vai trò và tăng cƣờng hơn nữa chức năng hoạt động của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) trong việc tổ chức thông tin kịp thời tình hình thị trƣờng cho doanh nghiệp, tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành dệt may Việt Nam tại các thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm, xúc tiến xây dựng một số thƣơng hiệu nổi tiếng mang tính quốc gia tại các thị trƣờng xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xâm nhập mạng lƣới bán lẻ tại thị trƣờng nƣớc ngoài, đề xuất các chế độ, cơ chế, chính sách tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành.
- Tổ chức tốt các hoạt động thông tin về thị trƣờng, về đầu tƣ, về sản xuất, về nhập khẩu của ngành dệt may trên các website và các bản tin hàng tháng. Thành lập các trung tâm giao dịch tƣ vấn hỗ trợ dịch vụ, trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, trung tâm thƣơng mại, nhằm giới thiệu sản phẩm, trực tiếp với ngƣời tiêu dùng và qua đó tìm các biện pháp để thâm nhập thị trƣờng.
- Nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của các hiệp hội nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng. Các hiệp hội phải có đủ năng
100
lực đại diện cho ngành trong quan hệ trong nƣớc và quốc tế, đặc biệt trong việc cung cấp thông tin thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại, tham gia giải quyết các tranh chấp thƣơng mại và tƣ vấn cho doanh nghiệp những vấn đề liên quan tới ngành.
- Tiếp tục phát triển mạng lƣới tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa, Tổng công ty dệt may (VINATEX) có thể là đầu mối tập hợp các doanh nghiệp dệt may trong cả nƣớc để hình thành hệ thống cửa hàng - siêu thị kinh doanh hàng thời trang dệt may, trƣớc hết mở tại các thành phố lớn để trong một vài năm tới hệ thống cửa hàng siêu thị này sẽ có mặt hầu hết tại các tỉnh thành, thành phố lớn trong cả nƣớc.
- Tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì đƣợc và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống và phát triển thêm đƣợc khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Chú trọng đến việc xây dựng liên kết chiến lƣợc với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ nhằm ổn định đơn hàng, khách hàng, tiếp cận kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của họ.
- Tiếp tục hƣớng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp mở rộng mạng lƣới buôn bán, giao dịch, hệ thống bán lẻ, trung tâm thƣơng mại. Đẩy mạnh hoạt động về xúc tiến thƣơng mại, phát triển thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Các bộ ngành cần phối hợp chặt chẽ với nhau và có các biện pháp cụ thể, nhanh nhậy trong việc điều chỉnh chính sách tác động đến thị trƣờng nhƣ thuế xuất nhập khẩu, chính sách hỗ trợ xuất khẩu… Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách đối với hoạt động thƣơng mại, sản xuất, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia liên kết, hình thành các hiệp hội đại diện cho doanh nghiệp.
101
- Quan tâm đúng mức đến việc phát triển thị trƣờng nội địa với những sản phẩm thích hợp, giá cả cạnh tranh và liên kết tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trƣờng bán lẻ. Triển khai thực hiện tốt lời kêu gọi của Bộ Chính trị “ ngƣời Việt dùng hàng Việt” và chƣơng trình “Ngành dệt may Việt nam đồng hành cùng biển đảo Tổ quốc”.
3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Triển khai các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may thông qua việc miễn, giảm thuế đào tạo, hỗ trợ về vốn, đất để phát triển các trung tâm đào tạo dạy nghề. Tạo điều kiện cho các chƣơng trình hợp tác đào tạo thông qua các chƣơng trình hợp tác, liên kết với nƣớc ngoài.
- Nhà nƣớc, doanh nghiệp, trƣờng đào tạo cần liên kết với nhau một cách chặt chẽ trong đó nhà nƣớc hỗ trợ về chính sách, doanh nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính, tuyển dụng, trƣờng phải cam kết đào tạo đúng chất lƣợng và nhu cầu.
- Bộ Lao động chỉ đạo và hỗ trợ triển khai ký Thoả ƣớc lao động tập thể đến các cơ sở, tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp về lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà nhằm ổn định lâu dài nguồn lao động cho ngành.
- Thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may nhằm đào tạo các chuyên viên cao cấp về: Thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hoá, tổ trƣởng - chuyền trƣởng, quản lý chất lƣợng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu.
- Tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, công nhân lành nghề thông qua việc tổ chức định kỳ các khoá đào tạo nâng cao, cập nhật kiến thức, đào tạo cơ bản, bồi dƣỡng trong nƣớc.
102
- Phát triển nguồn nhân lực dệt may cũng phải tính đến yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế; nhu cầu phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ doanh nghiệp; mục tiêu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và chiến lƣợc chuyển dịch cơ cấu, địa bàn của nền công nghiệp Việt Nam. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận trẻ đƣợc đào tạo cơ bản là một trong những giải pháp để đáp ứng các yêu cầu hội nhập.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với cơ sở lý thuyết và thực tiễn tình hình thực hiện việc điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác xây dựng và điều chỉnh chiến lƣợc của các Doanh nghiệp dể đạt hiệu quả hơn nữa trong việc điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh của các Doanh nghiệp.
103
KẾT LUẬN
Dựa trên những lý luận cơ bản về chiến lƣợc kinh doanh của các nhà kinh tế học trên thế giới và đã đƣợc các Doanh nghiệp nghiên cứu, áp dụng nhiều năm nay. Chúng ta nhận thấy rằng các Doanh nghiệp không thể thành công nếu không có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Muốn hoạch định và thực hiện tốt chiến lƣợc kinh doanh, các Doanh nghiệp cần phải biết phân tích mặt mạnh, mặt yếu trong nội bộ Doanh nghiệp mình, đồng thời nắm bắt các cơ hội và mối đe dọa bên ngoài có tác động đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ đó dùng công cụ là ma trận SWOT, kết hợp các yếu tố vừa phân tích để hình thành những chiến lƣợc vừa phát huy mặt mạnh Doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội, vừa khắc phục những điểm yếu để né tránh những nguy cơ, rủi ro, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Nghiên cứu thực trạng các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế: Chúng tôi nhận thấy các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam có một số lợi thế nhƣ là có uy tín thƣơng hiệu đối với khách hàng trong nƣớc, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp tốt, hầu nhƣ đều có dây chuyền sản xuất khép kín, có hệ thống phân phối và nguồn vốn kinh doanh ổn định. Tuy nhiên cũng còn nhiều mặt hạn chế nhƣ trình độ quản lý chƣa đồng bộ, năng suất lao động thấp nên giá thành sản phẩm còn cao, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu thay thế vải nhập ngoại cho hàng may FOB, công tác thiết kế và sản xuất mặt hàng mới còn yếu, tỷ suất lợi nhuận rất thấp và thu nhập ngƣời lao động chƣa thỏa đáng nên đã xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị ảnh hƣởng rất lớn từ môi trƣờng bên ngoài nhƣ tình hình kinh tế xã hội, cơ cấu dân số, thu nhập, tiêu dùng,… chƣa chủ động ứng phó với các thay đổi từ môi trƣờng bên ngoài, còn tỏ ra lúng túng trong việc điều chỉnh lại chiến lƣợc, hoạt động SXKD khi môi trƣờng kinh tế xã hội thay đổi. Điều này làm giảm
104
đáng kể hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Qua phân tích thực trạng, cũng nhƣ việc điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh của các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua và mục tiêu phát triển ngành dệt may của Việt Nam đến năm 2015 của Chính Phủ. Chúng tôi đề nghị cần phải thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực trong việc lập và thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển, nâng cao khả năng dự báo tình hình, có các biện pháp dự phòng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực có sẵn. Bên cạnh đó cần có các chiến lƣợc cụ thể cho từng giai đoạn nhƣ: Chiến lƣợc xâm nhập thị trƣờng; chiến lƣợc phát triển sản phẩm; chiến lƣợc giá... Để thực hiện thành công các chiến lƣợc này, ngoài sự hỗ trợ của Nhà Nƣớc, các hiệp hội ngành nghề, tổ chức thƣơng mại …, bản thân các Doanh nghiệp phải tích cực thực hiện các giải pháp để tăng khả năng cạnh tranh và ứng phó với những thay đổi bất lợi trong môi trƣờng kinh doanh một cách kịp thời và có hiệu quả:
+ Thay đổi cơ cấu tổ chức một cách khoa học và gọn nhẹ. Cải tiến phƣơng pháp quản lý giảm chi phí, tăng năng suất lao động. Phát triển và củng cố nguồn nhân lực của Doanh nghiệp, tạo sự gắn bó của công nhân đối với Doanh nghiệp.
+ Thành lập bộ phận chuyên trách về thị trƣờng, phát triển sản phẩm, marketing … để hỗ trợ thực hiện các chiến lƣợc đã vạch ra. Củng cố công tác tài chính giúp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Tôi tin rằng với sự cố gằng của bản thân Doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ đúng đắn từ Nhà Nƣớc cùng các hiệp hội các Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ thành công và ngày càng phát triển.
105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:
1. Từ Thúy An (2008), “Thƣơng mại quốc tế ngành Dệt – May Việt Nam: Nội ngành hay liên ngành?”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương, (238 – 240), tr. 22 - 25
2. Thăng Anh (2009), “ Doanh nghiệp xuất khẩu và kế sách vƣợt khó năm