Bối cảnh chung của ngành dệt may thế giới trong khủng hoảng

Một phần của tài liệu điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 (Trang 29)

Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu bắt đầu nổ ra giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản, số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh, giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Nhiều ngƣời gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tƣợng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn, Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành, cuộc khủng hoảng tài chính thực sự chính thức nổ ra. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trƣớc đây nhƣ: Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Từ Mỹ, rối loạn bắt đầu lan sang các quốc gia khác, rồi lan ra toàn cầu. Những nƣớc châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha. Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hƣởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Các nƣớc phát triển là thị trƣờng nhập khẩu quan trọng của nhiều nƣớc, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nƣớc bị thiệt hại, nhất là những nƣớc theo hƣớng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông rơi vào suy thoái. Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nƣớc, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất thực. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã

23

dẫn tới suy thoái kinh tế ở nhiều nƣớc, khiến Doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hƣởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các Doanh nghiệp khó bán đƣợc hàng hóa. Nhiều Doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản.

Ngành dệt may thế giới hiện nay chịu tác động bởi ngƣời mua hơn là nhà sản xuất, và các nhà bán lẻ hàng dệt may lớn ở các nền kinh tế phát triển dẫn đầu về lƣợng ngƣời mua nhƣ Wal-Mart, Sears, JC Penny, Liz Claiborne và Gap… đang nắm vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng. Các nhà bán lẻ này cũng đƣợc mô tả nhƣ các nhà sản xuất không có nhà máy. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của họ có đƣợc từ việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, thiết kế, kinh doanh, tiếp thị và khả năng phản ứng nhanh chóng theo xu hƣớng tiêu thụ mới của khách hàng. Các mạng lƣới tìm kiếm nguồn hàng trọn gói đang phát triển mạnh trên toàn cầu. Các hãng dệt may mang thƣơng hiệu lớn của Mỹ thƣờng chủ yếu tìm nguồn sản xuất của họ ở Mêhicô và khu vực Caribê, các công ty EU xây dựng mạng lƣới mua hàng ở Bắc Phi và Đông Âu, Nhật Bản và những nền kinh tế công nghiệp mới của châu Á tập trung vào những khu vực có mức lƣơng thấp hơn tại châu Á.

Trên thị trƣờng dệt may toàn cầu, Trung Quốc vẫn là lực lƣợng chính, là nƣớc xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới nhƣng không phải là không có đối thủ cạnh tranh. Việc kết thúc hạn ngạch đối với các mặt hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc vào các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ và châu Âu là rất quan trọng, tuy nhiên, các mức lƣơng cao hơn của ngƣời lao động và đồng nhân dân tệ tăng giá đã khiến sản phẩm dệt may Trung Quốc không còn sức hấp dẫn về giá nhƣ trƣớc. Nhiều nguồn phân tích thƣơng mại cho rằng xuất khẩu dệt may của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm trong các năm tới. Nhiều nƣớc xuất khẩu hàng dệt may khác có chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc nhƣ

24

Bangladesh, Sri Lanka và Việt Nam đã bắt đầu mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, nhiều thị trƣờng nhập khẩu lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, EU và Nhật Bản cũng muốn giảm sự phụ thuộc nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc và đã chuyển hƣớng hợp tác sang các nhà sản xuất châu Á khác.

Mức tiêu thụ hàng dệt may của thế giới có xu hƣớng tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số, dân số tăng 1,4 lần trong khi tiêu thụ hàng dệt tăng 5 lần. Dự kiến thập niên đầu thế kỷ 21, kinh tế thế giới tăng 3,5%/năm, mức tiêu thụ chung tăng (6–7)% / năm, trong khi đó mức tiêu thụ hàng dệt may tăng (11–12)%/ năm [58]. Bên cạnh đó suy thoái kinh tế đã khiến ngƣời tiêu dùng hàng dệt may ở nhiều nƣớc chuyển hƣớng sang tìm kiếm những sản phẩm có giá trị nhƣng ở mức giá cạnh tranh. Tadashi Yanai [58], chủ của Fast Retailing và là một trong những ngƣời Nhật giầu có nhất, gần đây nói rằng: "Khi lƣơng không tăng, đó là lúc ngƣời ta muốn nghiêng sang mua những thứ càng rẻ càng tốt".

Một phần của tài liệu điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)