Giải pháp về nguồn vốn

Một phần của tài liệu điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 (Trang 94)

- Từ nguồn khấu hao, lợi nhuận để lại tại quỹ phát triển sản xuất, nguồn vốn vay từ cán bộ công nhân viên: Nguồn vốn này luôn giữ vai trò quan trọng trong việc huy động cũng nhƣ sử dụng vốn đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị bởi nó có nhiều ƣu điểm so với huy động nguồn vốn từ bên ngoài nhƣ Doanh nghiệp có thể chủ động về thời gian huy động vốn và không phải tính đến thời gian hoàn trả vốn. Giảm bớt đƣợc chi phí sử dụng tiền vay so với vay ngân hàng bởi không phải có tài sản thế chấp và chịu các khoản phí sử dụng vốn.

- Từ thị trƣờng chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu: Đây là phƣơng thức huy động vốn mà không làm tăng hệ số nợ của Doanh nghiệp (điều này còn đặc biệt có ý nghĩa hơn khi mà hệ số nợ của Doanh nghiệp đã khá cao) mà trái lại còn làm tăng VCSH, góp phần giảm hệ số nợ xuống trong giới hạn an toàn về mặt tài chính. Việc Doanh nghiệp tiến hành huy động vốn qua Thị trƣờng chứng khoán, đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp phải có tình hình tài chính lành mạnh. Từ đó làm cho sự đánh giá của các nhà đầu tƣ về tiềm năng phát triển của Doanh nghiệp cũng tăng lên. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc chào bán cổ phiếu, đảm bảo có thể huy động đƣợc đủ số vốn, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu đầu tƣ.

- Huy động vốn qua hợp tác liên doanh: Sẽ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng về quản lý, công nghệ hiện đại vào

88

SXKD đồng thời khi tiến hành liên doanh Doanh nghiệp sẽ tận dụng đƣợc tối đa những lợi thế hiện có của mình.

- Để huy động đƣợc nguồn vốn, trƣớc tiên các công ty trong ngành dệt may phải thay đổi mô hình quản lý, tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có nhƣ: các tài sản không dùng đến thông qua việc khấu hao cơ bản, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong ngành. Có thể nói, thực hiện cổ phần hóa và đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa là giải pháp cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tƣ trong nƣớc.

- Bên cạnh đó, cần phải thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua các hình thức liên doanh, cổ phần, nhằm tận dụng nhà xƣởng cơ sở hạ tầng sẵn có, đầu tƣ chiều sâu và đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngành dệt may nhƣng đầu tƣ không trực tiếp, mà thông qua chứng khoán, vì làm nhƣ vậy buộc các doanh nghiệp ngành dệt may hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng thời, đối với các đối tác nƣớc ngoài, yêu cầu họ phải từng bƣớc chuyển giao công nghệ cho ngành dệt may.

Một phần của tài liệu điều chỉnh chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)